Đầu tư giáo dục: Chặng đua đường dài

Diendandoanhnghiep.vn Tại Việt Nam, khá nhiều đại gia đầu tư vào giáo dục nhưng không phải ai cũng có những thành quả như mong đợi.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, những năm gần đây, Nhà nước đã khuyến khích các thành phần đầu tư cho giáo dục, khoa học. Hiện, nước ta đã có 25% số trường là tư thục dân lập, khoảng 10 trường đại học tư thục được đầu tư quy mô lớn, có cơ sở vật chất hiện đại hơn nhiều so các trường công. Đặc biệt trong những năm gần đây, một số doanh nghiệp đã thành công trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác đã dành nguồn lực đầu tư cho giáo dục, đại học và nghiên cứu khoa học.

Lĩnh vực "hút" đầu tư

Hồi năm ngoái, Quỹ Navis Capital Partners (Kuala Lumpur, Malaysia) đang quản lý danh mục 5 tỷ USD tập trung tại châu Á vừa công bố hoàn tất việc mua lại Công ty CP Giáo dục Thành Thành Công (TTC Edu). Con số đầu tư không được tiết lộ cụ thể. Nhưng đối với mỗi khoản đầu tư, quỹ này luôn tìm cách rót vốn 15 - 150 triệu USD nhằm mua lại phần lớn cổ phần trong các công ty danh mục đầu tư của mình và nắm quyền kiểm soát.

Quỹ Navis Capital Partners (Kuala Lumpur, Malaysia) đang quản lý danh mục 5 tỷ USD tập trung tại châu Á vừa công bố hoàn tất việc mua lại Công ty CP Giáo dục Thành Thành Công

Quỹ Navis Capital Partners (Kuala Lumpur, Malaysia) đang quản lý danh mục 5 tỷ USD tập trung tại châu Á vừa công bố hoàn tất việc mua lại Công ty CP Giáo dục Thành Thành Công

Giáo dục là một mảng đầu tư mới đối với Navis Capital Partners, bởi trước đó, Quỹ chủ yếu đầu tư vào hàng tiêu dùng, công nghiệp và dịch vụ bán lẻ. Tại Việt Nam, quỹ này đã từng đầu tư vào Công ty Thủy sản Gò Đàng, Dược phẩm OPV và đang đầu tư vào Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội.

Ra đời năm 2007, hệ thống giáo dục Thành Thành Công là chuỗi trường tư thục tại khu vực miền Nam, đang sở hữu 17 trường học và các trung tâm đào tạo tiếng Anh (tại TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bến Tre, Đà Lạt với giần 15.000 học sinh). Tập đoàn này cũng mua Trường đại học Yersin, Trường cao đẳng Sonadezi.

Nhiều thương vụ M&A giữa các trường tư diễn ra trong thời gian qua cho thấy, lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam đang là một thị trường thực sự sôi động và hấp dẫn.

Sau thành công với mô hình giáo dục phổ thông liên cấp Vinschool, VinUni, Tập đoàn Vingroup cũng chính thức tham gia lĩnh vực giáo dục đại học với thương hiệu Đại học VinUni (VinUni). Đây sẽ là trường đại học tư thục phi lợi nhuận của Việt Nam được xây dựng theo các chuẩn mực quốc tế, tích hợp các mô hình tinh hoa của giáo dục đại học thế giới. VinUni sẽ phát triển các chuyên ngành trọng điểm là kinh doanh, công nghệ và khoa học sức khỏe, chính thức tuyển sinh khóa đầu tiên vào năm 2020.

Hay Fulbright, trường đại học 20 năm trước mới là Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright (FETP) với mục tiêu đơn giản là dạy những kiến thức tốt nhất, cập nhật nhất về kinh tế thị trường cho cán bộ nhà nước, phù hợp với điều kiện của Việt Nam đã trở thành mô hình giảng dạy và nghiên cứu chính sách công hàng đầu của Việt Nam.

Con đường không trải hoa hồng

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 9 tháng năm 2020, vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào giáo dục và đào tạo tăng gần 58% so với cùng kỳ năm trước, lên 78,89 triệu USD. Có 41 dự án giáo dục được cấp phép mới trong 9 tháng với tổng vốn đăng ký cấp mới là 15,01 triệu USD, giảm 8 dự án và 1,47 triệu USD so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, giá trị góp vốn, mua cổ phần tăng vọt lên 51,41 triệu USD, gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.

mặc dù đã có nhiều hơn nhà đầu tư tư nhân tham gia vào lĩnh vực giáo dục, tuy nhiên, vẫn hơi trễ hơn so với các lĩnh vực khác,

Mặc dù đã có nhiều hơn nhà đầu tư tư nhân tham gia vào lĩnh vực giáo dục, tuy nhiên, vẫn hơi trễ hơn so với các lĩnh vực khác.

Việt Nam đang bùng nổ giáo dục tư nhân. Hầu hết các nhà đầu tư đều nhìn thấy một thị trường hấp dẫn với gần 100 triệu dân, trên 60% ở độ tuổi dưới 35 và dân số ở độ tuổi đi học nhiều, đặc biệt, Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu phát triển hệ thống giáo dục và phổ cập giáo dục đến người dân.

Theo PGS-TS. Nguyễn Việt Khôi, Phó chủ nhiệm Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế (Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội), nhà đầu tư luôn “ngửi” thấy lợi nhuận. Nhu cầu về giáo dục lớn, hệ thống trường công không đáp ứng được nhu cầu đào tạo, mặt bằng học phí tại các trường tư rất cao… là những yếu tố hấp dẫn để nhà đầu tư tư nhân nhảy vào cuộc chơi. Thậm chí, nhiều trường công hiện cũng tư nhân hóa khi tự chủ thu - chi.

Chia sẻ quan điểm về những khó khăn của người đầu tư vào giáo dục ông Nguyễn Quốc Toàn, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc EQuest Group đã chỉ ra 3 điểm nghẽn.

Thứ nhất, cách đánh giá về chất lượng giáo dục khó thống nhất và luôn có bất đồng bởi giáo dục không phải như các ngành dịch vụ khác. Người trả tiền cho dịch vụ khác với người nhận dịch vụ (từ mầm non đến đại học. Người nhận dịch vụ là học sinh. Còn người trả tiền chính là cha mẹ. Mỗi đối tượng có một nhu cầu và đòi hỏi nhiều khi khác nhau hoàn toàn. Chính vì có sự khác biệt về kỳ vọng giữa học sinh và bố mẹ nên sẽ luôn có căng thẳng giữa người cung cấp dịch vụ (người đầu tư giáo dục) và người trả tiền. Cân bằng và thỏa hiệp được quyền lợi của hai đối tượng này là một việc không hề dễ dàng.

Điểm nghẽn thứ hai theo nhà sáng lập EQuest là khó tăng quy mô, cả về giáo viên và cơ sở vật chất. Theo ông Toàn, làm giáo dục rất khó tăng quy mô ("scale up") nghĩa là không xây quy mô lớn được, cả về việc đào tạo giáo viên lẫn việc xây dựng cơ sở vật chất.

Ông lập luận, giáo dục bị hạn chế đáng kể trong việc đào tạo nhân sự chất lượng cao trên quy mô lớn. Không có cách nào tăng quy mô giáo dục mà không có giáo viên cả. Cứ mở trường, trung tâm là cần đến giáo viên. Muốn chất lượng cao thì bắt buộc phải có giáo viên giỏi.

Điểm nghèn thứ ba ông Toàn chỉ ra đó là khi tăng quy mô giáo dục thì vốn luôn thiếu và chính sách đất cho giáo dục tệ nên đầu tư vào giáo dục rất tốn kém.

Khó khăn thứ ba mà ông Toàn chỉ ra là khi tăng quy mô giáo dục thì vốn luôn thiếu và chính sách đất cho giáo dục tệ nên đầu tư vào giáo dục rất tốn kém. Theo ông, phần lớn các doanh nghiệp giáo dục đều không sở hữu tài sản cố định nhiều. Ngân hàng Việt Nam ngại cho vay nếu không có tài sản cố định đảm bảo.

Phần lớn chủ doanh nghiệp bỏ tiền tiết kiệm hay nhà cửa cá nhân ra để thế chấp. Để phát triển lớn thì cần vốn, nhưng tiềm lực của doanh nghiệp giáo dục Việt Nam thường rất nhỏ.

Cho dù thuế thu nhập khi đầu tư vào giáo dục là 10% nhưng tiếp cận đồng vốn đối với nhiều doanh nghiệp giáo dục khó như "hái sao trên trời". Chính sách giao đất nhằm khuyến khích đầu tư vào giáo dục cũng "làm béo" những người đầu cơ ban đầu. Chính phủ cho đất làm giáo dục nhưng không đưa ra một tiêu chí để có thời hạn triển khai nhất định nên nhiều nơi đất làm giáo dục mà giá trên trời. 

Theo ông, xây trường trung học hay đại học, ít nhất 7-10 năm mới lên được công suất 1.000 học sinh, nếu làm tốt. Năm đầu tiên mở thì giỏi mới tuyển được 200 học sinh. Mỗi năm tăng được 100-200 học sinh nữa là xuất sắc. Chưa kể đến vị trí địa lý, chưa chắc đã đủ học sinh vào học với tháp dân số ngày càng già đi thế này. Do vậy nên mất 15 năm mới hoàn vốn. "Với 200-300 tỷ đồng mà đi mua đất hoặc bất động chắc còn lời hơn", ông Toàn nhận định.

Sự quan tâm của các nhà đầu tư ngoại đến thị trường giáo dục Việt Nam cùng sự gia tăng nguồn vốn vào lĩnh vực này cho thấy, thị trường giáo dục sẽ rất sôi động trong những năm tới. Đi cùng với đó, kỳ vọng về một nền giáo dục chất lượng đảm bảo mục tiêu du học tại chỗ, chất lượng quốc tế, nâng tầm cạnh tranh so với các nước trong khu vực sẽ không còn quá xa vời. Nhưng trước khi làm được điều này thì cần "cởi trói" cho doanh nghiệp để tạo sự hưng phấn khi đầu tư vào lĩnh vực này.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đầu tư giáo dục: Chặng đua đường dài tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713953649 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713953649 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10