Nguồn vốn dự kiến huy động để thực hiện thực hiện chương trình phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2030 là 122.250 tỉ đồng.
>>Cần dành sự quan tâm đặc biệt cho công nghiệp văn hóa
Đối tượng, phạm vi của chương trình dự kiến bao gồm đầu tư xây dựng và hoạt động của các Trung tâm văn hoá Việt Nam tại một số quốc gia có mối quan hệ văn hóa lâu dài như Mỹ, Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc, Trung Quốc, Campuchia.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết trong tờ trình Quốc hội về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035, ngày 3/6.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, chương trình có 7 mục tiêu tổng quát. Trong đó, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện trong phát triển văn hóa và xây dựng, hoàn thiện, chuẩn mực đạo đức, bản sắc, bản lĩnh, hệ giá trị con người, gia đình Việt Nam.
Nâng cao đời sống tinh thần, khả năng tiếp cận, thụ hưởng văn hóa của nhân dân. Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa đặc sắc của dân tộc. Tập trung nguồn lực đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, chất lượng, hiệu quả cho phát triển văn hóa.
Xây dựng đội ngũ văn nghệ sĩ, chuyên gia đầu ngành, lực lượng người lao động chuyên nghiệp, chất lượng cao. Phát huy tính đại chúng, tính khoa học, tính dân tộc của văn hóa thông qua đổi mới sáng tạo. Nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế thông qua phát huy sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam, hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
Nguồn vốn dự kiến huy động để thực hiện chương trình giai đoạn 2025 - 2030 là 122.250 tỉ đồng. Trong số này, vốn ngân sách T.Ư hỗ trợ trực tiếp được bố trí tối thiểu khoảng 77.000 tỉ đồng (chiếm 63%). Vốn ngân sách địa phương khoảng 30.250 tỉ đồng, vốn huy động hợp pháp khác dự kiến khoảng 15.000 tỉ đồng.
Đối tượng, phạm vi của chương trình dự kiến bao gồm đầu tư xây dựng và hoạt động của các Trung tâm văn hoá Việt Nam tại một số quốc gia có mối quan hệ văn hóa lâu dài như Mỹ, Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc, Trung Quốc, Campuchia.
Báo cáo thẩm tra, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục cơ bản nhất trí với đề xuất về phạm vi, quy mô thực hiện chương trình. Tuy nhiên, theo Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh, phạm vi của chương trình còn rộng, dàn trải.
Vì vậy, cơ quan thẩm tra đề nghị căn cứ điều kiện thực tiễn ở địa phương, kết quả đầu tư của ngân sách nhà nước ở các thời kỳ trước và khả năng bố trí nguồn lực, xác định các nhiệm vụ đầu tư trọng điểm, cấp bách để ưu tiên thực hiện trước.
Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công là phân chia các dự án thành phần của chương trình theo quy định của pháp luật; dự kiến tổng mức vốn và cơ cấu nguồn lực thực hiện chương trình, bao gồm danh mục dự án. Tuy nhiên, chương trình đang xây dựng theo các nhóm nội dung thành phần, chưa có danh mục dự án.
>>Đầu tư cho công nghiệp văn hóa: Câu chuyện Phú Quốc
>>Khi tư nhân làm công nghiệp văn hóa
Trên cơ sở các ý kiến, đa số thành viên của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục thống nhất đề nghị chương trình cần thực hiện đúng quy định của Luật Đầu tư công, xây dựng thành các dự án thành phần, quy định cụ thể mục tiêu, đối tượng, nội dung, cơ quan thực hiện, vốn và nguồn vốn, cơ quan chịu trách nhiệm, sản phẩm đầu ra của dự án.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục cho rằng chương trình có đối tượng, phạm vi rộng với nhiều nội dung khó, có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Để tránh chồng chéo, trùng lặp, bảo đảm tính khả thi, nên cần làm rõ và thống nhất quan điểm, nguyên tắc xây dựng.
Cụ thể, đây là chương trình nhằm thực hiện các nhiệm vụ, dự án quan trọng, cấp bách về phát triển văn hoá, không thay thế toàn bộ các nhiệm vụ thường xuyên; các nội dung cần được xây dựng có trọng tâm, trọng điểm, nhằm tạo ra các đột phá trong phát triển văn hoá.
Trong đó ưu tiên nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết trong bảo tồn và phát triển văn hóa, con người toàn diện; các nhiệm vụ mà Nhà nước cần đầu tư để tạo nền tảng thu hút toàn xã hội tham gia; nhiệm vụ đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số…
Cùng với các chương trình phát triển văn hóa, đối tượng phạm vi của chương trình dự kiến sẽ dành nguồn lực để đầu tư xây dựng và hoạt động của các trung tâm văn hóa Việt Nam tại một số quốc gia có mối quan hệ văn hóa lâu dài như Mỹ, Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc, Trung Quốc, Campuchia.
Tuy nhiên, do nội dung này nằm ngoài phạm vi quy định của Luật Đầu tư công, nên Chính phủ xin ý kiến Quốc hội một số nhiệm vụ đầu tư xây dựng các trung tâm văn hóa tại nước ngoài. Ủy ban cho rằng việc nghiên cứu, đề xuất nhiệm vụ đầu tư xây dựng một số trung tâm văn hoá Việt Nam tại nước ngoài là cần thiết, phù hợp với chủ trương.
Các ý kiến thống nhất với kiến nghị của Chính phủ, báo cáo Quốc hội cho phép thực hiện khác quy định của Luật Đầu tư công. Vì vậy, cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ báo cáo bổ sung, làm rõ căn cứ pháp lý, cơ sở thực tiễn và nguồn lực bảo đảm thực hiện để trình Quốc hội xem xét, quyết định.
Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị đánh giá kỹ lưỡng sự cần thiết đầu tư xây dựng một số trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài. Trường hợp cần thiết cần sử dụng nguồn vốn khác ngoài chương trình mục tiêu quốc gia để thực hiện các dự án theo quy định của đầu tư công.
Có thể bạn quan tâm
03:30, 03/06/2024
14:26, 11/04/2024
15:54, 06/04/2024
15:46, 05/02/2024