Những ngày đầu năm Tân Sửu, giá dầu trên thị trường thế giới tiếp tục về đỉnh cũ 60 USD/01 thùng. Cổ phiếu ngành dầu, theo dự báưngsẽ là nhóm dẫn dắt thị trường trong thời gian tới...
Cổ phiếu nhóm Dầu khí thiết lập đỉnh mới
Năm 2020 đã khép lại nhóm cổ phiếu ngành dầu đã có những khởi sắc nhất định. Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam nhận xét, dòng tiền đang chảy mạnh vào cổ phiếu dầu khí. Đây là nhóm cổ phiếu có triển vọng tăng trưởng trong năm 2021.
Tín hiệu dẫn dắt thị trường nhìn rõ nhất ở cổ phiếu PVD của Tổng Công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (HoSE). Phiên cuối năm cổ phiếu PVD đã khép lại 21.200 đồng/cổ phiếu với hơn 11 triệu cổ phiếu khớp lệnh trong phiên giao dịch 8/2. Riêng phiên này khối ngoại mua vào 791 ngàn cổ chiếm gần ½ khối lượng cổ phiếp khớp lệnh của PVD. Trước đó, phiên đầu tháng 2/2021, cổ phiếu PVD liên tục được khối này mua vào. Phiên ngày 5/2 cũng có hơn 9 triệu cổ khớp lệnh với tổng giá trị 188 tỷ đồng. Phiên ngày 4/2 11 triệu cổ khớp lệnh với tổng giá trị 230 tỷ đồng. Có thể nói trong các nhóm dầu khí thì cổ phiếu PVD đã được dòng tiền chú ý nhất.
Trong hai năm gần đây, cổ phiếu PVD xuống sát vùng đáy ở vùng giá 8.000 đồng/cp .Báo cáo nhận định về cổ phiếu PVD mới đây của Công ty Chứng khoán VNDirect cho rằng, giá dầu phục hồi hỗ trợ cho đà tăng giá cổ phiếu. Giá dầu tăng gần đây sẽ thúc đẩy tốc độ phục hồi của thị trường khoan trong khu vực, từ đó củng cố triển vọng của PVD. Triển vọng rõ ràng hơn cho mảng khoan năm 2021 khi PVD thông báo ký hợp đồng khoan với ENI tại mỏ Kèn Bàu, dự kiến bắt đầu từ tháng 1/2021.
Cổ phiếu thứ 2 phải nói tới đó và PVS-Tổng Cty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí-PVS. Khép lại phiên giao dịch cuối năm cổ phiếu PVS cán mốc 18.800 đồng/cp. Đây cũng là vùng giá cao nhất của PVS trong vòng 02 năm qua. Mới đây PVS công bố báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất quý 4/2020 với doanh thu thuần 5.107 tỷ đồng, tăng 59% so với cùng kỳ năm trước.
Theo PVS, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh trong kỳ chủ yếu do các khoản hoàn nhập dự phòng liên quan đến công nợ phải thu phát sinh trong quý 4/2020 thấp hơn so với cùng kỳ năm trước.Bên cạnh đó, hoạt động liên doanh, liên kết cũng chỉ đem về cho PVS 70,1 tỷ đồng trong quý 4, giảm 58,8% so với cùng kỳ năm trước. Dù vậy, PVS đã ghi nhận khoản thu nhập khác đột biến lên tới 540 tỷ đồng (đến từ hoàn nhập dự phòng bảo hành các dự án), qua đó giúp công ty thoát lỗ.
Cổ phiếu thứ ba, đó là BSR-Tổng Công ty Lọc Hoá dầu Bình Sơn. Sau khi thiết lập vùng đáy 6000 đồng/cổ phiếu BSR đang tiến tới vùng giá 11.400 đồng/cp với khối lượng và thanh khoản tăng vọt. Phân tích nhóm cổ phiếu này,Công ty Chứng khoán Dầu khí, kết quả hoạt động của nhóm doanh nghiệp dầu khí được cải thiện khi giá dầu tăng, nhất là đối với BSR. Riêng quý III/2020, BSR không bị lỗ như trong quý II, công suất vận hành Nhà máy lọc dầu Dung Quất đạt 105% sau khi hoàn thành bảo dưỡng tổng thể.
Nhóm cổ phiếu còn lại thuộc nhóm vận tại dầu khí PVT-Tổng Công ty Vận tải Dầu khí. Cổ phiếp này khép phiên giao dịch cán mốc 16.600 đồng/cp. Với hoạt động kinh doanh ổn định, năm 2020 doanh thu 7.250 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 935 tỷ đồng, vượt kế hoạch đề ra.
Với cổ phiếu OIL, PVP giá dầu tăng có thể giúp doanh nghiệp hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho trong quý I/2021 khi việc kiểm soát tốt đại dịch COVID-19 sẽ làm tăng nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu nội địa, đặc biệt là nhiên liệu bay khi các đường bay quốc tế được nối lại.
Những triển vọng cổ phiếu nhóm Dầu khí
Ông Đinh Quang Hinh-Chuyên viên phân tích cấp cao của Công ty CK VNDirect, nhận định bên cạnh nhu cầu gia tăng, giá dầu còn được hỗ trợ bởi OPEC và các đồng minh (OPEC+) thống nhất giữ nguyên mức cắt giảm sản lượng... Đây là những yếu tố đang góp phần đem lại triển vọng tích cực cho nhóm cổ phiếu dầu khí.
Trong ngắn hạn, OPEC duy trì sản lượng ở mức thấp sẽ tạo đà cho giá dầu đi lên, trong khi kinh tế dần tăng trưởng cao trở lại. Tình hình vận tải, logisitcs có dấu hiệu phục hồi khả quan, giá cước vận tải thiết lập ở mức mới, nhu cầu sử dụng nhiên liệu dầu tăng sẽ giúp trì đà tăng của giá dầu.
Ngoài ra, các dự án khai thác dầu khí mới trong năm 2021 nhiều khả năng sẽ được thúc đẩy triển khai, vừa đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, vừa bổ sung nguồn năng lượng nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Mặc dù nhiều doanh nghiệp đang triển khai các dự án năng lượng tái tạo và năng lượng khác, nhưng dự báo các dự án điện khí sẽ được đẩy mạnh.
Trong năm 2021, nền kinh tế toàn cầu được kỳ vọng sẽ phục hồi với tốc độ tăng trưởng dự báo đạt 5,2% với các động lực sau các loại vắc – xin ngừa COVID sau khi hoàn thành giai đoạn thử nghiệm trên người được kỳ vọng sẽ giúp kiểm soát dịch bệnh và đưa các hoạt động sản xuất, thương mại quay lại trạng thái bình thường. Bên cạnh đó, Chính phủ các nước cũng đã đưa các biện pháp cần thiết để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Theo đó, nhu cầu về nhiên liệu dầu thô kỳ vọng cũng gia tăng tương ứng, EIA dự báo tổng nhu cầu dầu thô năm 2021 ước đạt 97,8 triệu thùng/ngày, tăng trưởng 6,07% so với cùng kỳ.
OPEC và các nước xuất khẩu dầu mỏ khác tuân thủ thực hiện thỏa thuận cắt giảm sản lượng khai thác giúp giảm tình trạng dư cung dầu thô. Trong cuộc họp của OPEC ngày 04/01/2021, ngoài sản lượng cắt giảm theo thỏa thuận trong năm 2020, Ả-rập Xê-út sẽ tự nguyện cắt giảm thêm 1 triệu thùng/ngày cho đến hết quý 1 năm 2021. Sự điều chỉnh này đồng nghĩa với OPEC sẽ thực hiện cắt giảm sản lượng dầu thô khai thác trung bình khoảng 8,1 triệu thùng/ngày trong tháng 2 và tháng 3 năm 2021, tương đương khoảng 8% nhu cầu dầu thô toàn cầu.
Theo EIA dự báo, nguồn cung dầu thô toàn cầu bình quân năm 2021 đạt khoảng 97,13 triệu thùng/ngày tăng 3,1% so với cùng kỳ. Sản lượng này thấp hơn nhu cầu tiêu thụ kỳ vọng khoảng 654.000 thùng/ngày. Đây sẽ là cơ hội để ngành Dầu khí phục hồi và dự báo nhóm cổ phiếu này tiếp tục nổi sóng. Do vậy, nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ các cổ phiếu PVD, PVS,BSR, PVT, OIL, PVT... tới các vùng giá mục tiêu tương đương với giá dầu thế giới 60 USD mới chốt lãi…
Có thể bạn quan tâm