Trong kỷ nguyên số hóa toàn cầu, Việt Nam đang nỗ lực viết nên một thời đại mới cho riêng mình.
>>Doanh nghiệp công nghệ số và mục tiêu chuyển đổi số quốc gia
Và điều này bắt đầu với tất cả nỗ lực, quyết tâm của một quốc gia hướng về cường quốc số vào 2045, được đồng lòng bởi hàng trăm ngàn doanh nghiệp trong số đó hầu hết (hơn 97%) là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Nếu cách đây chục năm, nói về mục tiêu Việt Nam đề ra trở thành cường quốc số vào 2045, sẽ không có không ít hoài nghi rằng đó chỉ là giấc mơ hay tham vọng quá sức. Điều đó cũng tương tự như cách mà không ít nhà đầu tư quốc tế lẫn trong nước đã nói về ước mơ công nghệ của người Việt, cho thị trường chứng khoán - biểu tượng của thị trường tài chính bậc cao tại Việt Nam.
Thế nhưng vào 2021, tình trạng nghẽn lệnh triền miên của thị trường chứng khoán do hệ thống công nghệ vận hành giao dịch quá cũ, quá tải, đã được khắc phục từ một ước mơ không chỉ nằm trên kiến nghị, mà còn thi triển trong thực tế, với sự đồng ý của Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc tại “Đối thoại 2045”, trên cơ sở kiến nghị và hợp tác của bà Nguyễn Thị Phương Thảo- Tập đoàn Sovico cùng ông Trương Gia Bình -Tập đoàn FPT để phát triển công nghệ thay thế.'
Thị trường chứng khoán những ngày cuối tháng 8 mùa thu 2022 đã trở lại với thanh khoản ấn tượng trên 1 tỷ USD/ phiên, đánh dấu sự chào mừng của nhà đầu tư với việc áp dụng rút ngắn chu kỳ giao dịch thanh toán T+2. Và những ngày tới sau ngày Lễ Quốc khánh 2/9, sẽ được áp dụng giao dịch lô lẻ.
Việc giao dịch lô lẻ thì không có gì mới, nhưng đây sẽ là phép thử sức chịu của “công nghệ Việt” đối với số lượng lệnh giao dịch lớn. Và cho dù kết quả ra sao, thì chúng ta đã sử dụng thử - sai để đến thành tựu. “Món quà” tinh hoa của công nghệ Việt thay thế cho công nghệ từ các nước phát triển hơn dành riêng vận hành giao dịch chứng khoán, vì vậy vẫn là một cột mốc lớn đối với sự mạnh dạn tự tin, thử nghiệm để trưởng thành trong phát triển, ứng dụng và làm chủ số hóa, để tiến đến không hoàn toàn phụ thuộc vào bất kỳ nền tảng số nào, của bất kỳ ai.
Công nghệ hơn lúc nào, đã và đang thay đổi cuộc sống của chúng ta; và cũng tham gia vào những quyết tâm thay đổi sức bật, vị thế của Việt Nam trong thời đại mới.
>>Công nghệ… sống bất tử
>>Xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số: Thúc đẩy phát triển kinh tế số
>>VBF 2022: Công nghệ số là chìa khóa cho sự tăng trưởng
Tại Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII thông qua vào tháng 2 năm 2021, Chiến lược Phát triển Kinh tế-Xã hội 2021-2023 đã thể hiện tầm nhìn tương lai xa với việc xác định: Kinh tế số là một trong những động lực tăng trưởng trong những thập kỷ tới, cho phép Việt Nam đạt được mục tiêu trở thành nền kinh tế thu nhập cao vào năm 2045.
Ngày 31/3/2022, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 411/QĐ-TTg (gọi tắt là Quyết định) phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, nhiệm vụ phát triển kinh tế số và xã hội số được đặt ở mức ưu tiên cao trong các chiến lược phát triển Quốc gia.
Một lần nữa, chúng ta có một cuộc “tổng diễn tập” lớn khi 2022 được xác định là năm “tổng tấn công”, “tổng diễn tập” về chuyển đổi số.
Sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân trong cuộc “tổng diễn tập” ấy cũng đã và đang ngày càng rõ ràng hơn. Tuy vậy, việc chuyển đổi số trên thực tế và trong mọi ngóc ngách là không hề đơn giản, nhất là khi để số hóa thấm vào đời sống, để chúng ta không hoài nghi mình đang ở thời đại 4.0 - 0.4, hay đang ở phía sau những người tiên phong 5.0 tương lai bao xa… Điều gì khiến chúng ta vững bước?
Ông Hoàng Tuấn Anh, người chế tạo “ATM gạo” - thiết bị đã hỗ trợ hàng ngàn người dân khó khăn trong bối cảnh chạy đua với thời gian nghiên cứu và thiếu thốn trang thiết bị vì dịch bệnh hoành hành 2 năm, cho rằng: “Muốn có đột phá, thì phải sáng tạo”.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch Sovico thì khẳng định: “Công nghệ cũng được sáng tạo từ những ước mơ của con người. Chúng ta cần phải đi đầu xu thế số hóa và tự động hóa cùng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 – yếu tố then chốt cho kết nối tăng trưởng của các quốc gia”.
Ở một góc độ khác, Chủ tịch FPT Trương Gia Bình nhấn mạnh: Chỉ cần niềm tin của Chính phủ với doanh nghiệp, doanh nhân, chúng ta có thể giải quyết được vấn đề.
Niềm tin từ phía Chính phủ, cộng đồng dành cho doanh nghiệp doanh nghiệp; đi cùng và ngược lại là sự tự hào Việt Nam, khát vọng Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới còn có thể giúp chúng ta làm được nhiều điều hơn thế, ông Phan Minh Thông, Chủ tịch HĐQT Phúc Sinh Group, chia sẻ. Để trở thành một trong những doanh nghiệp tiên phong chuyển đổi số trong nông nghiệp và có thị trường tại 150 quốc gia, động lực lớn khiến ông thành công, đó chính là sự tự hào “Chúng tôi là người Việt Nam!”. Đó là niềm hạnh phúc khi một gian hàng made in Vietnam, from Vietnam xuất hiện tại những hội chợ, những địa chỉ xúc tiến thương mại lớn nhất hành tin. Đó là khát vọng nhờ ứng dụng công nghệ, hàng Việt sẽ không còn chịu cảnh “lép vế” trên kệ siêu thị, cửa hàng của các hệ thống bán lẻ tại các quốc gia phát triển.
Niềm tự hào, khát vọng tôn vinh, tỏa sáng hai tiếng “Việt Nam”, sẽ bệ phóng vững chắc, từ trong trái tim, để mỗi một chúng ta sáng tạo, đóng góp, nắm giữ, làm chủ các công nghệ, phương thức lao động, phát triển mới, tiếp tục khẳng định bản lĩnh Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm
15:00, 13/08/2022
04:00, 29/06/2022
00:59, 23/06/2022
09:30, 15/04/2022
03:00, 11/03/2022
00:08, 10/03/2022
04:00, 25/02/2022
10:57, 21/02/2022
04:29, 30/12/2021