Đó là một trong những nhiệm vụ mà Hội đồng Tư vấn và Hỗ trợ Khởi nghiệp phía Nam đã đề ra tại Đại hội nhiệm kỳ III, 2023 - 2028.
>>>Sắp khai mạc Diễn đàn cấp cao: Phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quảng Nam 2023
Trong Nhiệm kỳ II, từ năm 2020 đến 8/2023, các thành viên Hội đồng Tư vấn và Hỗ trợ Khởi nghiệp phía Nam (Hội đồng) đã tích cực tham gia đào tạo, giao lưu, làm giám khảo cuộc thi khởi nghiệp; cố vấn các dự án khởi nghiệp cho sinh viên thanh niên tại trường đại học, cao đẳng ở TP.HCM và các tỉnh thành khác.
Kết quả, trong suốt nhiệm kỳ II, Hội đồng đã tổ chức 45 khóa đào tạo khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho sinh viên; 11 khóa đào tạo giảng viên nguồn; 15 khóa nâng cao năng lực khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho chủ doanh nghiệp, cho Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên; 59 buổi giao lưu doanh nhân với sinh viên.
Về kết quả các hoạt động nghiệp vụ, với sứ mạng “Ươm mầm Khát vọng doanh nhân” cho thế hệ trẻ, Hội đồng đã phối hợp các trường đại học tổ chức giao lưu chia sẻ kinh nghiệm và truyền động lực khởi nghiệp cho sinh viên. Thông qua các buổi giao lưu này, hàng chục ngàn sinh viên đã có thêm nhiều kiến thức thực tế về khởi nghiệp kinh doanh và được khơi gợi niềm đam mê khởi nghiệp kinh doanh
Đặc biệt, trong nhiệm kỳ II, Hội đồng đã thành lập Câu lạc bộ Sách Sống Sài Gòn. Câu lạc bộ đã tổ chức được 9 buổi Takl Show cho doanh nhân trong và ngoài Hội đồng.
Thông qua các buổi giao lưu với doanh nhân, các buổi Talk Show sinh viên, thanh niên đã được khơi gợi lên khát vọng cống hiến cho xã hội, khát vọng tạo thêm nhiều giá trị cho xã hội, cũng như khát vọng vươn lên làm giàu chính đáng cho bản thân và gia đình.
Đới với hoạt động Đào tạo Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, đây là một trong những hoạt động cốt lõi của Hội đồng. Trong Nhiệm kỳ II, Hội đồng đã tổ chức được 45 lớp học dành cho sinh viên tại các trường đại học như: Trường Đại học Kinh tế TP. HCM, trường Đại học Nông Lâm TP. HCM, trường Đại học Công thương TP.HCM…
Tham gia các khóa đào tạo này, sinh viên đã được tiếp cận với phương pháp học tập qua trải nghiệm. Thông qua phương pháp này lớp học luôn sinh động và tạo được năng lượng cho người học.
Không chỉ giảng dạy, thành viên Hội đồng còn phối hợp các trường tổ chức các cuộc thi khởi nghiệp. Hàng năm, các bạn sinh viên được tham gia vào các cuộc thi khởi nghiệp cấp trường, cấp tỉnh, thành phố và cấp quốc gia. Những cuộc thi này, luôn là sân chơi hữu ích giúp sinh viên rèn luyện bản thân, rèn luyện kỹ năng khởi nghiệp.
Sau những khóa đào tạo khởi nghiệp và cuộc thi khởi nghiệp, Hội đồng đều bố trí giảng viên, doanh nhân hướng dẫn sinh viên viết một dự án kinh doanh. Nhờ có đội ngũ giảng viên, doanh nhân hướng dẫn, kèm cặp ngay từ giai đoạn hình thành ý tưởng, viết dự án…nên đã giúp sinh viên nâng cao được chất lượng các dự án để tham dự các cuộc thi.
Ngoài các hoạt động đào tạo, giao lưu doanh nhân, cuộc thi khởi nghiệp, nhiệm kỳ II, Hội đồng đã thành lập câu lạc bô Mentoring và đã hỗ trợ hơn 100 sinh viên phát triển bản thân, phát triển ý tưởng khởi nghiệp với hình thức “một kèm một”, giúp các bạn sinh viên vững vàng, tự tin và định hướng được mục tiêu nghề nghiệp, mục tiêu cuộc đời. Nhiều start-up, nhiều doanh nghiệp và thanh niên tại địa phương cũng đã được các chuyên gia của Hội đồng mentor cố vấn để tăng sức cạnh tranh trên thị trường và phát triển bền vững.
Ngoài ra, trong nhiệm kỳ II, để giúp nhiều sinh viên, các start-up có thể tham khảo kinh nghiệm khởi nghiệp kinh doanh, Hội đồng đã xuất bản cuốn “Sách sống Doanh nhân: chuyện đời – chuyện nghề”. Cuốn sách là tài liệu quý, phản ánh thực tế sinh động con đường kinh doanh đầy chông gai thử thách của các doanh nhân.
Về Phương hướng hoạt động của Hội đồng trong nhiệm kỳ III, Hội đồng sẽ tập trung triển khai các hoạt động cốt lõi sau:
Một là, đào tạo, giao lưu, mời gọi đầu tư cho các Starup.
Hai là, triển khai các hoạt động Mentoring, chuyển giao các hoạt động này cho các trường Đại học, Cao đẳng, Hiệp hội, các tỉnh, thành phố và các doanh nghiệp SME.
Ba là, tiếp tục thực hiện dự án “Sách Sống Sài Gòn” để giúp đỡ các bạn sinh viên, các Starup, Doanh nghiệp trẻ có thể tham khảo, học tập kinh nghiệm và khởi nghiệp kinh doanh.
Bốn là, tổ chức các cuộc thi khởi nghiệp trong toàn quốc và khu vực.
Năm là, kết nối, giao lưu các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Sáu là, phát triển các Hội viên mới, với thế mạnh của Hội đồng là các Hội viên hoạt động nhiều lĩnh vực khác nhau, là những doanh nhân, giảng viên, chuyên gia, luật sư…… đây là điều đặc biệt tạo cảm hứng và nhân rộng đến các doanh nghiệp hội viên khác và cộng đồng.
Bảy là, hoạt động hợp tác: trong nhiệm kỳ mới này Hội đồng tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác các đơn vị, cơ quan Nhà nước, địa phương, các trường Đại học, Cao đẳng, các đơn vị Truyền thông, các Hiệp hội ngành nghề cũng như các tổ chức quốc tế….. Từ đó chúng ta điều phối, phối hợp tổ chức các sự kiện, hoạt động với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của Hội đồng.
Tám là, duy trì tổ chức hoạt động Team Building nhằm kết nối giao lưu hỗ trợ cho các Hội viên. Và đặc biệt là hoạt động này tăng cường sự đoàn kết tạo ra những giá trị tinh thần cũng như vật chất cho các Hội viên.
Ngoài ra, Hội đồng cũng tập trung tái cấu trúc, hoàn thiện bộ máy hoạt động. Hoàn thiện nội quy, quy chế tổ chức hoạt động. Thành lập các ban như: Ban Đào tạo, Ban Truyền thông, Ban Tài chính, Ban kết nối Doanh nghiệp, Hội viên. Xây dựng quy chế hoạt động cho các ban, phân công cá nhân tập thể chịu trách nhiệm.
Bên cạnh đó, tổ chức các hội thảo, báo cáo chuyên đề và tăng cường sinh hoạt các hoạt động của Hội. Nâng cấp các Website, Facebook, Zalo, Youtube, Instagram…. để đẩy mạnh trao đổi thông tin qua mạng, tạo kinh phí hỗ trợ cho hoạt động của Hội.
Có thể bạn quan tâm