Hà Nội đã dành hơn 20 tỷ đồng năm 2021 và hơn 15 tỷ đồng trong năm 2022 để triển khai Đề án Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo và kế hoạch hỗ trợ chuyển đổi số.
>>Hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp tạo tác động xã hội ứng phó với COVID-19
Tại hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Chương trình số 07-CTr/TU của Thành ủy khóa XVII về “Đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025”, báo cáo của Ban Chỉ đạo cho biết, chương trình đặt mục tiêu đến cuối giai đoạn 2021-2025, Hà Nội phấn đấu dẫn đầu cả nước về công bố quốc tế; tốc độ gia tăng đăng ký sáng chế cũng thuộc nhóm dẫn đầu cả nước.
Năm 2022, số lượng đơn đăng ký sở hữu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội là 13.663 đơn (chiếm 33,8% cả nước và đứng đầu cả nước). Số lượng bằng/giấy chứng nhận sở hữu công nghiệp đã được cấp năm 2022 trên địa bàn thành phố là 10.387 bằng (chiếm 33,0% tổng số cả nước và đứng thứ hai cả nước).
Hà Nội cũng đã quan tâm tạo điều kiện và nguồn lực tối đa cho các hoạt động khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi số. Cụ thể là đã bố trí hơn 20 tỷ đồng trong năm 2021 và hơn 15 tỷ đồng trong năm 2022 để triển khai các nhiệm vụ của Đề án Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo và Kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số trên địa bàn thành phố Hà Nội,…
Dù vậy, việc xây dựng, ban hành một số đề án, kế hoạch, chuyên đề còn chậm so với tiến độ đề ra; việc phối hợp triển khai thực hiện các đề án đã được phê duyệt và phối hợp giữa các đơn vị chưa tốt...
>>Hậu Giang: Chuyển đổi số và Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - Mekong Delta 2023
Hiện hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo ở Hà Nội vẫn còn nhiều hạn chế. Về chính sách thì chưa có chính sách rõ ràng để phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, gồm quỹ tài trợ vốn, chính sách khuyến khích tư nhân đầu tư mạo hiểm, khuyến khích các chương trình đào tạo đổi mới sáng tạo trong trường học...
Bên cạnh đó, thiếu các startup dựa trên nghiên cứu khoa học công nghệ để làm nền tảng có thể phát triển bền vững. Tại đa số vườn ươm, hoặc trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp của Hà Nội, phần lớn các doanh nghiệp khởi nghiệp chỉ là doanh nghiệp đưa ra sản phẩm/dịch vụ trên nền tảng số, chứ chưa phải là các startup đúng nghĩa dựa trên nền tảng đổi mới sáng tạo. Tiếp theo, chưa có sự liên kết, kết nối giữa các bên gồm cơ sở nghiên cứu - startup - nhà đầu tư. Cùng với đó là sự thiếu vắng vai trò của Nhà nước trong việc hỗ trợ hoạt động của các startup...
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Hoàng Giang đề nghị Hà Nội phát huy vai trò đầu tàu trong phát triển khoa học công nghệ của cả nước. Thứ trưởng cũng cho biết, vừa qua, Bộ này đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương và mong muốn Hà Nội bám sát, phối hợp với Bộ trong triển khai nội dung này.
Kết luận hội nghị, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh, đây là lần đầu tiên Thành ủy Hà Nội ban hành một chương trình riêng về khoa học và công nghệ, cho thấy Thủ đô rất quan tâm đến lĩnh vực quan trọng này.
Về các nội dung cụ thể, ông Phong đánh giá, các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ của thành phố đã ngày càng bám sát vào thực tiễn và nhu cầu của các ngành, địa phương, doanh nghiệp. Từ đó lựa chọn và xác định được các nhiệm vụ có tính cấp thiết, ứng dụng cao phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội.
>>Sở KH&CN Nam Định ký bản ghi nhớ với các đơn vị trong hệ sinh thái Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia
Để đẩy mạnh triển khai thực hiện Chương trình 07-CTr/TU trong nửa cuối nhiệm kỳ, đồng chí Nguyễn Văn Phòng đề nghị sớm hoàn thiện nội dung đề xuất cơ chế, chính sách cụ thể về khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số để đưa vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).
Đặc biệt, cần xác định vai trò, vị trí của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong các Quy hoạch Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đồng thời, tập trung nguồn lực của thành phố để sớm hình thành thị trường khoa học và công nghệ; khẩn trương triển khai dự án “Sàn giao dịch công nghệ Hà Nội”; xây dựng Mạng lưới sáng kiến Hà Nội.
Ngoài ra, Phó Bí thư Thành ủy cũng khẳng định, Hà Nội sẵn sàng phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ để thử nghiệm các chính sách về đổi mới sáng tạo, phát triển khoa học - công nghệ, để Hà Nội trở thành trung tâm khoa học kỹ thuật, đổi mới sáng tạo của cả nước.
Có thể bạn quan tâm
KHỞI NGHIỆP VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG: Tạo "bệ đỡ" cho các doanh nghiệp khởi nghiệp
14:40, 11/05/2023
Cần “sân chơi” riêng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo
03:30, 16/04/2023
Hỗ trợ 10.000 doanh nghiệp khởi nghiệp chuyển đổi số
01:23, 23/03/2023
Bizcare tạo giá trị phát triển bền vững cho doanh nghiệp khởi nghiệp
10:57, 30/12/2022