Đẩy mạnh phát triển điện gió ngoài khơi tại Việt Nam

PHƯƠNG THANH 04/11/2022 00:30

Để thực hiện cam kết giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, điện năng lượng tái tạo đang được quan tâm thúc đẩy phát triển, trong đó không thể thiếu ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi.

>>Hải Phòng: Xúc tiến thương mại và đầu tư với Đan Mạch trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi

Trong khuôn khổ của chuyến thăm chính thức của Thái tử kế vị Đan Mạch và Công nương phu nhân tới Việt Nam để kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đan Mạch, sáng ngày 01 tháng 11 năm 2022, tại Hà Nội, Tập đoàn Copenhagen Infrastructure Partners (CIP) của Đan Mạch đã ký kết 2 Biên bản ghi nhớ quan trọng và 1 thóa thuận hợp tác để đẩy mạnh các hoạt động phát triển dự án điện gió ngoài khơi (ĐGNK) và hình thành chuỗi giá trị phục vụ ngành ĐGNK tại Việt Nam. Buổi ký kết diễn ra dưới sự chứng kiến của Thái tử kế vị Đan Mạch và Công nương phu nhân, Ngài Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam Nicolai Prytz, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc.

Thỏa thuận hợp tác ký kết giữa CIP và Xuân Cầu Holdings

Thỏa thuận hợp tác ký kết giữa CIP và Xuân Cầu Holdings

Phát biểu tại lễ ký kết, ông Stuart Livesey, Giám đốc Quốc gia của Copenhagen Offshore Partners Việt Nam - Công ty phát triển và xây dựng dự án ĐGNK toàn cầu độc quyền của CIP, cho biết: “Việc ký kết các Biên bản ghi nhớ hợp tác với các doanh nghiệp trong nước tái khẳng định sự tự tin mạnh mẽ của Tập đoàn CIP với thị trường Việt Nam, đồng thời thể hiện rõ cam kết đóng góp cho công cuộc khởi tạo ngành ĐGNK của Tập đoàn. Chuỗi Biên bản ghi nhớ ghi nhận nhiều nội dung quan trọng, bao gồm nền tảng hợp tác bền chặt giữa các bên, việc phát triển nhiều khâu trong chuỗi cung ứng hướng tới tương lai mở rộng thị trường ra Châu Á, cũng như việc mở rộng hoạt động cho các cảng biển hiện hữu tại Việt Nam. Các dự án ĐGNK phức tạp chỉ có thể thành công nếu có sự hỗ trợ, hướng dẫn cũng như hợp tác giữa các đối tác và nhà cung cấp đủ năng lực. Ba Biên bản ghi nhớ được ký với các doanh nghiệp phụ trách từ các khâu cảng biển đến lắp ráp, chế tạo và thi công, phát triển dự án thể hiện sự tự tin của CIP với năng lực của các doanh nghiệp trong nước. Chúng tôi cũng hi vọng mở rộng phạm vi hợp tác trong tương lai và đưa các công ty Việt Nam tiếp cận với sân chơi ĐGNK toàn cầu”.

Biên bản ghi nhớ ký kết giữa CIP và PTSC M&C, Semco Maritime

Biên bản ghi nhớ ký kết giữa CIP và PTSC M&C, Semco Maritime

>>EVN đề xuất các dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp tham gia thị trường điện

Cũng trong chuyến thăm lần này CIP đã ký thỏa thuận hợp tác phát triển các dự án ĐGNK ở miền Bắc Việt Nam giữa CIP và Tập đoàn Xuân Cầu Holdings. Với mục tiêu nhanh chóng đưa ĐGNK tới miền Bắc Việt Nam với chi phí hợp lý, hai bên đã xác định danh mục nhiều GW ĐGNK tại khu vực miền Bắc để cùng thực hiện khảo sát và nghiên cứu triển khai trong giai đoạn sắp tới. Thỏa thuận hợp tác này đánh dấu mốc quan trọng trong chặng đường hợp tác khởi tạo ngành ĐGNK tại Việt Nam giữa một Tập đoàn có kinh nghiệm và năng lực phát triển dự án trong nước với một tập đoàn ĐGNK quốc tế giàu kinh nghiệm, đồng thời ghi nhận mối quan tâm và cam kết của hai bên đối với quá trình chuyển dịch năng lượng hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Tiếp đó CIP đã Biên bản ghi nhớ ký kết giữa CIP và PTSC M&C, Semco Maritime, biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển việc lắp ráp và cung cấp trạm biến áp ngoài khơi cho các dự án ĐGNK tại Việt Nam và mở rộng phát triển thị trường ra châu Á và quốc tế giữa CIP, Công ty Dịch vụ Cơ khí Hàng hải PTSC (PTSC M&C) và Semco Maritime.

Trên cơ sở Biên bản ghi nhớ này, CIP và công ty liên kết Copenhagen Offshore Partners (COP) mong muốn mở rộng mối quan hệ hợp tác trên phạm vi toàn cầu thông qua việc đưa PTSC M&C vào danh sách các nhà thầu tiềm năng cho các dự án tại Đài Loan, Nhật Bản cũng như các thị trường khác, qua đó mở rộng tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng thế giới thông qua các hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Đan Mạch.

Biên bản ghi nhớ ký kết giữa Tập đoàn CIP và Tập đoàn Thái Bình Dương

Biên bản ghi nhớ ký kết giữa Tập đoàn CIP và Tập đoàn Thái Bình Dương

Liên quan đến dịch vụ cảng biển và logistics, Tập đoàn CIP cũng đã ký biên bản ghi nhớ với Tập đoàn Thái Bình Dương về việc sử dụng dịch vụ cảng quốc tế Vĩnh Tân trong quá trình xây dựng và vận hành các dự án ĐGNK tại Việt Nam.

Biên bản ghi nhớ cho phép CIP/COP lên các phương án phát triển dự án mà trong đó cảng quốc tế Vĩnh Tân có thể được sử dụng cho các hoạt động xây dựng cũng như dịch vụ vận hành trong vòng đời dự án ĐGNK tại Việt Nam. Cảng quốc tế Vĩnh Tân có vị trí đặc biệt phù hợp cho các dự án ĐGNK ở miền Nam Việt Nam, chẳng hạn như dự án ĐGNK La Gàn 3,5GW đang được CIP phát triển tại tỉnh Bình Thuận. Việc ký kết này tạo tiền đề cho Tập đoàn CIP và Tập đoàn Thái Bình Dương cùng hỗ trợ và triển khai thực hiện phát triển nhiều dự án trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm

  • Hải Phòng: Xúc tiến thương mại và đầu tư với Đan Mạch trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi

    Hải Phòng: Xúc tiến thương mại và đầu tư với Đan Mạch trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi

    01:56, 03/11/2022

  • Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi báo cáo tạm dừng thẩm định khảo sát điện gió ngoài khơi

    Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi báo cáo tạm dừng thẩm định khảo sát điện gió ngoài khơi

    11:00, 05/10/2022

  • EVN muốn tham gia

    EVN muốn tham gia "cơn sốt" điện gió ngoài khơi

    03:38, 11/10/2022

  • Tập đoàn năng lượng Đan Mạch quan tâm điện gió ngoài khơi của Việt Nam

    Tập đoàn năng lượng Đan Mạch quan tâm điện gió ngoài khơi của Việt Nam

    02:00, 18/09/2022

  • Phát triển điện gió ngoài khơi cần học kinh nghiệm quốc tế

    Phát triển điện gió ngoài khơi cần học kinh nghiệm quốc tế

    03:00, 12/09/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đẩy mạnh phát triển điện gió ngoài khơi tại Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO