Đẩy mạnh tiến độ thực hiện Nghị quyết 43

NGUYỄN VIỆT 24/05/2024 02:14

Xuyên suốt Nghị quyết số 43/2022/QH15 là tính kịp thời, khẩn trương, thời sự. Tuy nhiên, qua giám sát cho thấy tiến độ là điểm yếu nhất, chưa thực hiện được. 

>>Chất vấn lĩnh vực ngân hàng: Triển khai Nghị quyết 43 chậm sẽ làm giảm ý nghĩa chương trình

Ngày 25/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia  đến hết năm 2023”.

Quốc hội thảo luận ở hội trường về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15.

Quốc hội thảo luận về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15.

Trước đó, Đoàn Giám sát chuyên đề của Quốc hội đã có cuộc làm việc với Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các Nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Theo báo cáo của Chính phủ, việc ban hành và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội là quyết sách đúng đắn, kịp thời của Quốc hội trong bối cảnh tình hình đất nước đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức chưa từng có tiền lệ do ảnh hưởng nặng nề của COVID-19.

Việc xây dựng, ban hành và chấp hành chính sách, pháp luật liên quan đến Nghị quyết số 43 đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan, địa phương chủ động, khẩn trương triển khai nghiêm túc, đúng thẩm quyền, đưa chính sách đi vào cuộc sống một cách hiệu quả, đúng đối tượng, tránh trục lợi.

Kết quả cụ thể về chính sách miễn, giảm thuế: Giảm 2% thuế giá trị gia tăng đạt 44.458 tỷ đồng, bằng 90% kế hoạch. Số thuế được giảm khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ phòng, chống COVID-19 khoảng 291,4 tỷ đồng.

Về chính sách an sinh, xã hội, lao động, việc làm, cho vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội: Đến hết năm 2023, Ngân hàng Chính sách xã hội đã giải ngân tín dụng ưu đãi đạt 38.400 tỷ đồng, cho hơn 615,6 nghìn lượt khách hàng, đạt 100% kế hoạch.

Về hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động: Đã giải ngân khoảng 3.679 tỷ đồng hỗ trợ cho 128,7 nghìn lượt người sử dụng lao động và gần 5,2 triệu lượt lao động, đạt 55,7% kế hoạch...

Chính phủ đã điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách khác nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối, điều tiết thanh khoản phù hợp.

Qua đó, bảo đảm thanh khoản hệ thống, duy trì ổn định thị trường tiền tệ, lãi suất liên ngân hàng ở mức thấp, tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn chi phí thấp, giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp, nền kinh tế.

Bên cạnh đó, việc áp dụng cơ chế chỉ định thầu đã rút ngắn trình tự, thủ tục, giảm thời gian lựa chọn nhà thầu; góp phần sớm phê duyệt thiết kế, dự toán, lựa chọn nhà thầu và khởi công các dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 – 2025, các dự án đường bộ cao tốc trục ngang khác trong Chương trình.

Cơ bản thống nhất với nhận định trong báo cáo của Chính phủ, các thành viên Đoàn Giám sát cho rằng, trước tình hình đất nước vô cùng khó khăn, phức tạp do đại dịch COVID-19, việc ban hành chính sách tài khóa, tiền tệ, hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 43 là một quyết sách đúng đắn, kịp thời, có nhiều đổi mới sáng tạo.

>>Triển khai Nghị quyết 43/2022/QH15: Vẫn dừng ở việc “sẽ ban hành văn bản”

>>Giải pháp nào để Đà Nẵng “hiện thực hóa” Nghị quyết 43?

Toàn cảnh phiên thảo luận.

Toàn cảnh phiên thảo luận.

Nghị quyết cho phép sử dụng một nguồn lực rất lớn với nhiều chính sách chưa từng có tiền lệ đã phát huy hiệu quả tích cực, góp phần quan trọng bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp sớm vượt qua khó khăn, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch.

Tuy nhiên, các đại biểu chỉ rõ, trong quá trình triển khai thực hiện, bên cạnh những kết quả còn một số hạn chế, bất cập, cần giải pháp tháo gỡ nhằm thực hiện mục tiêu mà Nghị quyết số 43 đặt ra.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Vũ Thị Lưu Mai nhấn mạnh, đây là lần đầu tiên thực hiện chính sách trong bối cảnh đặc biệt; do đó, dưới góc độ cơ quan điều hành, Chính phủ cần đánh giá rõ những chính sách nào là phù hợp, chính sách nào chưa thực sự phù hợp.

Ngoài ra, báo cáo của Chính phủ cần có phụ lục đánh giá cụ thể kết quả đạt được mang tính định lượng, chỉ rõ những công trình, dự án hoàn thành, những mục tiêu đạt được và những công trình, dự án, mục tiêu còn dở dang.

“Xuyên suốt Nghị quyết số 43 là tính kịp thời, khẩn trương, thời sự. Tuy nhiên, qua giám sát cho thấy, đến nay, tiến độ là điểm yếu nhất, chưa thực hiện được”, bà Vũ Thị Lưu Mai nói.

Cụ thể, đến ngày 31/12/2023 không giải ngân hết số vốn theo thời hạn đề ra tại Nghị quyết số 43, Quốc hội phải gia hạn thời gian thực hiện đến 31/12/2024. Nhiều bộ, ngành, địa phương chậm ban hành văn bản hướng dẫn.

“Đáng chú ý, việc bố trí nguồn vốn thuộc trách nhiệm của địa phương còn rất thấp. Báo cáo Chính phủ chỉ ghi chung chung là một số địa phương chưa quyết liệt, tuy nhiên cần chỉ rõ địa chỉ cụ thể, địa phương nào thực hiện chậm”, bà Vũ Thị Lưu Mai kiến nghị.

Có thể bạn quan tâm

  • Chất vấn lĩnh vực ngân hàng: Triển khai Nghị quyết 43 chậm sẽ làm giảm ý nghĩa chương trình

    12:00, 08/06/2022

  • Triển khai Nghị quyết 43/2022/QH15: Vẫn dừng ở việc “sẽ ban hành văn bản”

    09:29, 02/06/2022

  • Trung Nam Group góp phần cùng Đà Nẵng hiện thực hóa Nghị quyết 43

    12:06, 06/02/2021

  • Giải pháp nào để Đà Nẵng “hiện thực hóa” Nghị quyết 43?

    21:00, 31/01/2019

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đẩy mạnh tiến độ thực hiện Nghị quyết 43
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO