Đẩy mạnh triển khai hiệu quả Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Lam Song 16/06/2018 11:00

Để triển khai đồng bộ, có hiệu quả, sớm đưa các chính sách, giải pháp quy định tại Luật Hỗ trợ DNNVV vào cuộc sống, Thủ tướng Chính phủ đã ra chỉ thị nhằm đẩy mạnh triển khai Luật này.

Chỉ thị Chỉ thị số 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ được xem là cần thiết, kịp thời giúp DNNVV trong nước nâng cao “sức đề kháng” trước làn sóng hội nhập đã và đang ập tới.

Nhiều kỳ vọng từ Luật Hỗ trợ DNNVV

Luật Hỗ trợ DNNVV có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Phát biểu tại Đại hội Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội (HANOISME) vừa tổ chức mới đây, TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã khẳng định: DNNVV là động lực phát triển và là yếu tố định hình kinh tế tương lai.

“Chủ tịch Hồ Chính Minh là người đã đặt dấu “=” giữa sự thịnh vượng của doanh nghiệp doanh nhân với sự phát triển của đất nước. Trong khi đó, Đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định doanh nghiệp doanh nhân là “nhạc trưởng” của sự phát triển”, TS Vũ Tiến Lộc khẳng định. 

Chủ tịch VCCI cũng cho biết, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng khẳng định chăm lo phát triển doanh nhân là việc của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp thành hay bại là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, do đó thành công của doanh nghiệp và cả thất bại của doanh nghiệp đều có trách nhiệm của chính quyền.

Cả nước hiện có hơn 600.000 doanh nghiệp đang hoạt động, trong số đó, doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội chiếm khoảng 1/3, trong đó 97% là DNNVV. Do đó, sự phát triển của DNNVV có ý nghĩa quan trọng với sự phát triển của nền kinh tế. “Không chỉ ở Việt Nam chúng ta mới coi trọng sự phát triển của DNNVV, ở các quốc gia khác, DNVVN cũng được xác định là "xương sống" của nền kinh tế. Cả ba đích đến của tăng trưởng đều hội tụ lại bầu trời sao của DNNVV”, TS Vũ Tiến Lộc khẳng định.

Chủ tịch VCCI cũng cho biết, trong ngôn ngữ của APEC doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định là động lực, là yếu tố định hình nền kinh tế APEC tương lai. 

“Nếu trước đây khối doanh nghiệp này có nhiều hạn chế, nhưng ngày nay với sự tiếp sức của kinh tế số thì một anh thợ may của Hội An hoàn toàn có thể chào hàng tại Mỹ. Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ là động lực cuả nền kinh tế toàn cầu”, Chủ tịch VCCI dẫn chứng.

Lý giải về điều này, TS Vũ Tiến Lộc cho biết, sức mạnh của nền kinh tế đến từ sự phát triển bao trùm. Trong khi đó, DNNVV phát triển len lỏi và bao trùm trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế, do đó phát triển DNNVV sẽ đảm bảo phát triển sự nghiệp kinh tế sẽ là sự phát triển của toàn dân.

Ở một góc độ khác, ông Michael Trueblood, Giám đốc Văn phòng Phát triển kinh tế và điều hành USAID Việt Nam cũng cho rằng, trên thực tế DNNVV đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của hầu hết các quốc gia trên thế giới, là động lực tăng trưởng, xương sống của nền kinh tế...

Để duy trì và tăng cường sức sản xuất và vận hành của nền kinh tế, hầu hết các nơi đều phải dựa vào nguồn nội lực, chính là các doanh nghiệp bản địa mà đa phần là các DNNVV. Nhiều bài học thành công tại Ba Lan, Chile hay Ghana đã chứng minh thực tế rằng DNNVV hoàn toàn có khả năng trở thành động lực phát triển tại các thị trường mới nổi.

Theo số liệu từ VCCI và USAID, cộng đồng DNNVV đang đóng góp quan trọng cho sự phát triển của Việt Nam với khoảng 45% vào GDP, 31% vào tổng số thu ngân sách và chiếm khoảng 35% vốn đầu tư của cộng đồng DN nói chung, gần 50% vào tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc gia hàng năm, tạo ra 51% tổng số việc làm. Chính phủ đề ra mục tiêu có 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020. Rất nhiều nhóm chính sách trợ giúp cho sự phát triển của các DNNVV đã được ban hành.

“Để tạo chuyển biến thực chất cho việc hỗ trợ này, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập sâu rộng như hiện nay, Việt Nam đã xác định nhu cầu cần thiết xây dựng một đạo luật hỗ trợ DNNVV. Đây cũng chính là lý do để Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ra đời”. – ông Michael Trueblood khẳng định.

Có thể bạn quan tâm

  • Luật hỗ trợ DNNVV đã chính thức được Quốc hội thông qua

    10:29, 12/06/2017

  • Dự thảo Luật hỗ trợ DNNVV: Những ý kiến phản biện đầy trách nhiệm

    17:36, 18/04/2017

  • \"Cú hích\" mới từ Luật Hỗ trợ DNNVV

    00:05, 13/07/2016

  • Dự thảo Luật Hỗ trợ DNNVV: Dứt khoát không có cơ chế “xin – cho”

    10:48, 11/07/2016

  • Luật Hỗ trợ DNNVV: Tìm nguồn lực phát triển doanh nghiệp

    07:03, 24/06/2016

Đẩy mạnh triển khai hiệu quả Luật Hỗ trợ DNNVV

Luật Hỗ trợ DNNVV đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV và có hiệu lực từ ngày 1/1/2018. Để triển khai đồng bộ, có hiệu quả, sớm đưa các chính sách, giải pháp quy định tại Luật Hỗ trợ DNNVV vào cuộc sống, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 15/CT-TTg yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả các giải pháp, nhiệm vụ.

Tại Chỉ thị, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nghiên cứu, báo cáo cơ quan có thẩm quyền việc sửa đổi, bổ sung Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, trong đó quy định mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và áp dụng có thời hạn đối với các DNNVV; quy định việc miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp có thời hạn cho các cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung; quy định việc miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp có thời hạn cho các doanh nghiệp, tổ chức đầu tư, kinh doanh chuỗi phân phối sản phẩm; quy định việc miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp có thời hạn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh... 

Có thể bạn quan tâm

  • Thủ tướng chỉ thị triển khai hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

    19:43, 15/06/2018

  • Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội “rộng cửa” hội nhập

    13:31, 02/06/2018

  • Doanh nghiệp nhỏ và vừa là “xương sống” của nền kinh tế

    17:04, 11/05/2018

  • HANOISME đồng hành để doanh nghiệp nhỏ và vừa “cất cánh”

    14:00, 11/05/2018

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn miễn, giảm thuế sử dụng đất phi nông nghiệp cho các cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung và chuỗi phân phối sản phẩm; xây dựng và ban hành trong năm 2018 các thông tư kèm theo. 

Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì hướng dẫn chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nghiên cứu, đổi mới công nghệ, tiếp nhận, cải tiến, hoàn thiện, làm chủ công nghệ thông qua các hoạt động nghiên cứu, đào tạo, tư vấn, tìm kiếm, giải mã, chuyển giao công nghệ; xác lập, khai thác, quản lý, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp. 

Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn các địa phương bố trí quỹ đất để hình thành, phát triển cụm công nghiệp; khu chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong năm 2018. 

Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan sửa đổi, bổ sung Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28/5/2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, trình Chính phủ trong tháng 12/2018. 

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các tổ chức tín dụng chủ động nghiên cứu, xây dựng các chương trình, gói tín dụng với lãi suất hợp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn, triển khai chính sách cấp bù lãi suất đối với khoản vay của doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị. 

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan căn cứ vào điều kiện quỹ đất thực tế tại địa phương, chủ trì trình HĐND cấp tỉnh quyết định bố trí quỹ đất để hình thành, phát triển các cụm công nghiệp cho DNNVV, khu chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. 

Đặc biệt, VCCI, Hiệp hội DNNVV Việt Nam và tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp khác sẽ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hỗ trợ DNNVV cho các hội viên, cộng đồng DNNVV...

Trong bối cảnh 97-98% các doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, Luật Hỗ trợ DNNVV là đạo luật đặc biệt quan trọng đối với tương lai của các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như triển vọng chung của nền kinh tế. Trong khi các văn bản trước đây về doanh nghiệp nhỏ và vừa có hiệu quả rất hạn chế, với các biện pháp hỗ trợ phần lớn là các tuyên bố chung chung, hầu như không thể hiện thực hóa trên thực tế, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ được xem là cần thiết, kịp thời giúp DNNVV trong nước nâng cao “sức đề kháng” trước làn sóng hội nhập đã và đang ập tới.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đẩy mạnh triển khai hiệu quả Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO