ĐBQH Trần Thị Quốc Khánh mong có Luật Hành chính công

Nguyễn Việt 05/11/2018 11:13

Sáng 5/11, các ĐBQH thảo luận việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan.

ĐBQH Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội).

ĐBQH Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội).

Trước thực trạng và tình hình hiện nay khi Việt Nam tham gia CPTPP, ĐBQH Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) thấy còn một số băn khoăn. Đó là, trong số các nước tham gia CPTPP, có nhiều nước từ lâu đã ban hành luật Hành chính công, thủ tục hành chính đáp ứng cơ chế thị trường như Australia, New Zealand, Nhật Bản, Canada, Singapore…

Thủ tục hành chính còn nhiều bất cập

Vì vậy, nền hành chính của họ đã ứng ứng dụng CNTT vận hành chính phủ điện tử, nên tính minh bạch, rõ ràng, phục vụ người dân và doanh nghiệp cũng như chống tham nhũng được xếp thứ hạng cao trong khu vực và thế giới. Do đó, năng suất lao động và thu nhập bình quân đầu người của họ cao gấp nhiều lần so với Việt Nam. Trong khi đó, chúng ta đang đứng cuối bảng xếp hạng về vấn đề này so với các nước tham gia CPTPP.

Nguyên nhân của thực trạng này, theo bà Khánh là do thể chế hành chính của Việt Nam còn nhiều bất cập. Thực trạng hệ thống pháp luật hiện nay chủ yếu là luật chuyên ngành, không tập trung và nguyên tắc chung về thủ tục hành chính, nên mặc dù Quốc hội, Chính phủ đã ban hành sửa đổi hàng vạn văn bản dưới luật, hàng trăm đề án, với kinh phí hàng nghìn tỷ đồng. 

Có thể bạn quan tâm

  • CPTPP và… Giấy phép con!

    CPTPP và… Giấy phép con!

    09:12, 05/11/2018

  • “Lộ trình cắt giảm thuế quan khiến Việt Nam có lợi khi gia nhập CPTPP”

    “Lộ trình cắt giảm thuế quan khiến Việt Nam có lợi khi gia nhập CPTPP”

    06:30, 05/11/2018

  • Việt Nam tham gia CPTPP và những tác động tới vấn đề việc làm

    Việt Nam tham gia CPTPP và những tác động tới vấn đề việc làm

    11:00, 03/11/2018

  • CPTPP và cơ hội cho dòng vốn FDI

    CPTPP và cơ hội cho dòng vốn FDI

    05:33, 03/11/2018

Nhiều năm qua, cơ chế hành chính cũ còn nặng về giấy tờ và xin - cho vẫn còn tồn tại, thủ tục điện tử và thương mại điện tử còn nhiều khó khăn, quan niệm “hành là chính” vẫn còn tồn tại ở nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều địa phương và nhiều cán bộ. Điều này đã khiến cho DNNVV khó tiếp cận với những chế độ ưu đãi đã được quy định trong luật. Nhiều người dân chưa tin tưởng bỏ tiền ra đầu tư xã hội hóa vào các lĩnh vực công như y tế, văn hóa, xã hội, xây dựng hạ tầng cơ sở hạ tầng giao thông…

Chính vì những bất cập này, mặc dù Việt Nam đã tham gia rất nhiều các Hiệp định thương mại cả song phương hay đa phương, nhưng nhiều năm qua người dân và doanh nghiệp Việt Nam chưa được hưởng lợi tương ứng với đối tác như mong muốn.

“Chúng tôi đề nghị Thường vụ Quốc hội sớm cho phép tiếp tục hoàn thiện luật Hành chính công để trình để trình Quốc hội trong năm 2019, nhằm góp phần khắc phục thực trạng bất cập hiện nay trong quản lý, điều hành về hành chính, bảo đảm đồng bộ với luật Tài chính công, luật Đầu tư công đã được Quốc hội thông qua”, bà Khánh kiến nghị.

Cần đánh giá đầy đủ các vấn đề liên quan

Còn theo ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng (Bên Tre), chúng ta cần đánh giá đầy đủ các vấn đề có liên quan đến hệ thống kinh tế và ngoại giao khác. Theo ông Những trong điều 2 của Nghị quyết dự thảo có đề cập đến áp dụng trực tiếp toàn bộ nội dung theo phụ lục số 2, đây là vấn đề được nhiều người quan tâm.

Ông Nhưỡng phân tích, ở đây liên quan đến hướng dẫn và tổ chức thực hiện, vấn đề này Chính phủ phải có hướng dẫn rất cụ thể, tỉ mỉ cho cộng đồng doanh nghiệp và người dân thực hiện. Bên cạnh đó, còn liên quan đến giải quyết các xung đột và tranh chấp. Theo ông Nhưỡng điểm này khá phức tạp.

ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng (Bên Tre),Phó trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng (Bên Tre), Phó trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Khi nghiên cứu các vấn đề được đề cập trong phụ lục công khai, ông Nhưỡng nhận thấy có một số các quy định còn tương đối trừu tượng. Đặc biệt có một số vấn đề cần hết sức lưu ý khi viện dẫn đến các quy định khác. Đơn cử như công nhận tương đương, đây là khái niệm rất đặc biệt, hay thời gian hợp lý, thời gian phù hợp.

“Nếu chúng ta không có rà soát để hướng dẫn và đặc biệt phải nghiên cứu các tập quán, án lệ quốc tế có liên quan đến các xung đột kiểu như thế này thì sau này sẽ rất phức tạp khi xử lý xung đột. Ở đây tôi đề nghị phải đề cao vai trò của Tòa án Nhân dân Tối cao hướng dẫn và bồi dưỡng cán bộ để chuẩn bị tinh thần cho việc tham gia giải quyết các xung đột”, ông Nhưỡng đề xuất.

Ngoài ra, ông Nhưỡng kiến nghị cần đẩy mạnh vai trò của các tổ chức tư vấn, luật sư, kể cả tư vấn về phát luật cũng như kinh tế. Đồng thời nâng cao vai trò của các cơ quan ngoại giao, đặc biệt là thương vụ tại các nước.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
ĐBQH Trần Thị Quốc Khánh mong có Luật Hành chính công
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO