Đánh giá khách quan của các doanh nghiệp, nhà đầu tư về DDCI cho thấy môi trường đầu tư kinh doanh của Lạng Sơn đang từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế cần khắc phục.
Đó là đánh giá của ông Đoàn Thanh Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn tại Hội nghị công bố kết quả Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh các sở, ngành và UBND cấp huyện năm 2023 ngày 28/12/2023.
>>>Khu Kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn: Nâng cao chất lượng phục vụ
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Đoàn Thanh Sơn, kết quả đánh giá DDCI tỉnh Lạng Sơn là căn cứ để các sở, ban, ngành và địa phương trong tỉnh tiếp thu ý kiến của doanh nghiệp, từ đó tiếp tục phát huy những mặt đã làm được, nghiêm túc khắc phục những tồn tại, hạn chế nhằm nâng cao chất lượng điều hành của chính quyền các cấp; không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới.
Trong năm 2023, cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn được tham gia nhiều hơn vào quá trình hoạch định chính sách, vai trò của các hiệp hội địa phương. Với những chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo tỉnh và sự nỗ lực của các cấp, ngành, địa phương trong việc triển khai các giải pháp đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp như: tìm kiếm thông tin thị trường, tư vấn pháp luật và tìm kiếm đối tác...
Cùng với đó, hoạt động của Trung tâm Phục vụ hành chính công tiếp tục được đánh giá cao và nhận được sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp. Môi trường đầu tư kinh doanh của Lạng Sơn được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá ngày một tốt hơn, thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư phát triển. Nhờ đó,n năm 2023 tỉnh Lạng Sơn có số lượng doanh nghiệp thành lập mới lớn nhất từ trước đến nay. Tính đến ngày 25/12/2023, trên địa bàn tỉnh thành lập mới 730 doanh nghiệp, vượt 46 % so với chỉ tiêu là 500 doanh nghiệp trong năm 2023.
Báo cáo của Bộ Chỉ số DDCI tỉnh Lạng Sơn cho thấy, năm 2023 thực hiện đánh giá đối với 25 sở, ban, ngành và 11 UBND huyện, thành phố. Bộ chỉ số này gồm 7 chỉ số thành phần bao quát các lĩnh vực hành chính có tác động đến sự phát triển của doanh nghiệp chung cho cả khối sở, ban, ngành, địa phương như: tính minh bạch và tiếp cận thông tin; chi phí thời gian; chi phí không chính thức; cạnh tranh bình đẳng; dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; thiết chế pháp lý; vai trò của người đứng đầu. Ngoài ra, còn có 2 chỉ số về tính năng động, hiệu lực của hệ thống (đánh giá đối với các sở, ban, ngành) và chỉ số tiếp cận đất đai, tính ổn định trong sử dụng đất (đánh giá đối với khối địa phương). Năm 2023, nhóm nghiên cứu đã bổ sung các chỉ tiêu đánh giá liên quan đến dịch vụ công trực tuyến, chỉ số xanh PGI, ứng dụng công nghệ thông tin trong thu thập dữ liệu khảo sát, cân nhắc bổ sung, thay đổi khung trọng số 2023.
>>>Lạng Sơn: Tạo lập môi trường kinh doanh tốt nhất
>>>Không ngừng kiến tạo để Lạng Sơn hấp dẫn các nhà đầu tư
Theo kết quả DDCI tỉnh Lạng Sơn 2023, điểm trung vị của DDCI khối sở, ngành tăng từ 75,99 năm 2022 lên 81,03 điểm. Một số sở, ngành nhóm cuối năm 2022 bứt phá cải thiện thông qua các lĩnh vực như hỗ trợ doanh nghiệp, rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính. Năm 2023, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội bứt phá dẫn đầu khối Sở, Ban, ngành với 87,77 điểm. Sở Tư pháp xếp thứ hai với 87,34 điểm; Sở Tài chính xếp thứ ba với 86,79 điểm. Các đơn vị xếp cuối bảng xếp hạng gồm: Tòa án nhân dân tỉnh; Sở Y tế và Ban Quản lý kinh tế Cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn.
Đối với khối địa phương, điểm trung vị đạt 76,29 điểm, tăng 1,64 điểm so với năm 2022. Kết quả đánh giá cho thấy sự chuyển biến tích cực trong việc cải thiện chất lượng điều hành kinh tế địa phương, nhất là ở các chỉ số về vai trò người đứng đầu; thiết chế pháp lý và an ninh trật tự. Tuy vậy, doanh nghiệp còn chưa hài lòng với các Chỉ số như: Cạnh tranh bình đẳng; Tiếp cận đất đai... Năm 2023, huyện Hữu Lũng dẫn đầu khối địa phương với 83,1 điểm; huyện Tràng Định xếp thứ hai với 82,69 điểm và huyện Bắc Sơn xếp thứ ba với 78.98 điểm. Huyện Văn Quan “đội sổ” với 65,83 điểm.
Ông Phạm Đức Huân, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và xã hội tỉnh Lạng Sơn cho biết, xác định tầm quan trọng của việc đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban ngành và địa phương (DDCI), trong những năm qua, Sở LĐTB&XH tỉnh đã luôn quan tâm lãnh đạo chỉ đạo và coi đó là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của ngành. Năm 2023, Sở xếp thứ 1/25 đơn vị khối sở, ngành, tăng 7 bậc so với năm 2022.
Trong đó, Chỉ số tính năng động và hiệu lực hệ thống tăng 1,39 điểm và tăng 9 bậc; Chỉ số chi phí không chính thức tăng 0,04 điểm và tăng 4 bậc; Chỉ số vai trò người đứng đầu tăng 0,88 điểm và tăng 11bậc... Bên cạnh đó, có 1/8 chỉ số thành phần giảm điểm nhưng tăng thứ hạng (Chỉ số tính minh bạch và tiếp cận thông tin). Có 01 chỉ số thành phần giảm điểm nhưng vẫn giữ nguyên thứ hạng (Chi phí thời gian).
“Để tiếp tục duy trì thứ hạng DDCI, góp phần nâng cao năng lực canh tranh cấp tỉnh PCI những năm tiếp theo, Sở xây dựng kế hoạch, phân công trách nhiệm cho cá nhân, phòng ban phụ trách đến từng tiêu chí. Giám đốc Sở trực tiếp phụ trách chỉ đạo nhiệm vụ DDCI cùng với công tác Cải cách hành chính, chuyển đổi số. Sở tiếp tục đẩy mạnh tương tác thường xuyên với các doanh nghiệp để lăng nghe tiếp thu, hướng dẫn, giải đáp và kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thuộc chức năng nhiệm vụ của ngành; Lựa chọn những nhiệm vụ, lĩnh vực địa bàn có liên quan nhiều đến doangh nghiệp để tập trung thực hiện như: thị trường lao động, tư vấn giới thiệu việc làm, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp,…”, Ông Huân thông tin.
Kết quả DDCI cho thấy, cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao vai trò của lãnh đạo các cấp, đặc biệt người đứng đầu các địa phương trong tỉnh năng động và quan tâm giải quyết những vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp với điểm số đánh giá người đứng đầu các địa phương đều trên 9,37 điểm. DDCI 2023 tỉnh Lạng Sơn có nhiều chỉ số cải thiện rõ rệt như: Vai trò người đứng đầu; Tính năng động và hiệu lực của hệ thống; Dch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; Thiết chế pháp lý, Cạnh tranh bình đẳng. Những chỉ số còn thấp điểm, doanh nghiệp chưa thực sự hài lòng như: Chi phí không chính thức; Chi phí thời gian; Tính minh bạch và tiếp cận thông tin.
Để tỉnh Lạng Sơn tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh trong những năm tiếp theo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Thanh Sơn đề nghị các sở, ban, ngành, địa phương, nhất là người đứng đầu các đơn vị này cần tập trung rà soát, lãnh đạo, chỉ đạo cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh theo hướng toàn diện; tháo gỡ những điểm “nghẽn” cản trở hoạt động thu hút đầu tư, kinh doanh. Tập trung tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư các dự án. Đặc biệt, các địa phương, đơn vị phải đẩy mạnh phát triển chính quyền điện tử, chuyển đổi số, giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử; nâng cao chất lượng đối thoại giữa các cấp chính quyền tỉnh với doanh nghiệp, kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp.
Phó Chủ tịch tỉnh Lạng Sơn cũng đề nghị Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, các Hội doanh nghiệp, tiếp tục đồng hành trong việc thông tin, tuyên truyền và kịp thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc trong quá trình sản xuất, kinh doanh, góp phần thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 43-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và tăng cường thu hút đầu tư đến năm 2025.
Có thể bạn quan tâm
Lạng Sơn: Nâng cao lợi thế cạnh tranh từ cửa khẩu thông minh
00:06, 24/12/2023
Lạng Sơn: Tạo môi trường kinh doanh hấp dẫn thu hút vốn đầu tư
21:05, 02/12/2023
Lạng Sơn: Chung kết cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp” trong đoàn viên, thanh niên năm 2023
10:06, 23/11/2023
Lạng Sơn tôn vinh danh hiệu Doanh nhân, doanh nghiệp tiêu biểu
10:09, 13/10/2023
Bất cập quản lý đất đai tại Lạng Sơn: Người dân kêu “khổ” vì nhiều quy định trái luật
00:16, 07/09/2023
VSIP Lạng Sơn - Cú hích lớn cho tăng trưởng kinh tế địa phương
10:15, 30/08/2023