Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu khi thông quan vẫn còn tồn tại một số điểm bất cập.
>>“Gánh nặng” mã HS bao giờ được… trút bỏ?
LTS: Cứ sáu năm một lần, mã hàng hóa HS có giá trị trên toàn thế giới được cập nhật. Chính vì vậy, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý về Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
Đó là phản ánh của Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (KorCham) tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên (VBF). Theo Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu khi thông quan vẫn còn tồn tại một số điểm bất cập như trường hợp một mặt hàng nhưng lại được phân loại với nhiều mã HS; hướng dẫn làm thủ tục và hồ sơ xin mã HS với cơ quan Hải quan còn thiếu thống nhất…
Tổng cục Hải quan cũng cho biết, nhiều doanh nghiệp chưa hiểu rõ về hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa. Có một số trường hợp tiêu chuẩn của lĩnh vực chuyên ngành có thể khác lĩnh vực phân loại. Doanh nghiệp có thể dựa trên tiêu chuẩn của lĩnh vực chuyên ngành để áp dụng chung cho lĩnh vực phân loại. Bên cạnh đó, cơ quan Hải quan cũng thừa nhận vướng mắc về trình độ, năng lực của một số ít công chức làm công tác phân loại tại cửa khẩu còn chưa được đồng đều và chưa chuyên sâu, do chế độ luân chuyển vị trí công tác theo định kỳ trong khi đặc thù của công việc này đòi hỏi kỹ thuật nghiệp vụ hiểu biết chuyên sâu về ngành hàng.
>>“Gánh nặng” mã HS: Trách nhiệm của cơ quan Hải quan ở đâu?
Một số doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu đã hỏi về xác định mã HS? Ai chịu trách nhiệm xác định HS cho hàng hóa xuất nhập khẩu?
Khi tiếp nhận Tờ khai, tham khảo nội dung, các Chi cục Hải quan có trách nhiệm kiểm tra, giám sát Tờ khai với thực tế hàng hóa để xác nhận, thậm chí xếp lại mã HS cho đúng thực tế. Khi Hải quan có ý kiến khác thì doanh nghiệp cần phải chứng minh (đưa ra bằng chứng về cấu tạo, quy trình sản xuất-vận hành, sử dụng…) phù hợp giám định… với mã số HS đã xác định. Có trường hợp không nắm chắc mã HS của mình, dẫn đến bị động về Thuế, phá sản về kinh doanh, thậm chí bị truy tố về tội trốn thuế…
Khi xét hậu quả trường hợp xếp sai mã HS bị xử phạt, thậm chí Hải quan xếp không đúng mã HS làm doanh nghiệp hao sức tốn của để chứng minh, thậm chí doanh nghiệp chịu oan thuế suất cao… thì thấy rõ việc am hiểu bản chất hàng hóa, để xếp mã HS chuẩn xác là công việc có giá trị kinh doanh thực sự!
Có thể bạn quan tâm
“Gánh nặng” mã HS: Trách nhiệm của cơ quan Hải quan ở đâu?
04:30, 20/07/2021
“Gánh nặng” mã HS bao giờ được… trút bỏ?
07:50, 16/07/2021
Thay đổi mã HS như… "lệnh cấm xuất khẩu"
14:55, 05/08/2020
LẠI CHUYỆN THỦ TỤC: Kỳ 1: Doanh nghiệp sản xuất ván ghép thanh lao đao vì…mã HS
05:20, 31/07/2020
VCCI và Tổng cục Hải quan giải đáp thắc mắc liên quan đến mã HS
06:05, 29/01/2019