Doanh nghiệp dệt may và trách nhiệm phát triển xanh

Diendandoanhnghiep.vn Ngành dệt may được đánh giá là ngành gây ô nhiễm môi trường đứng thứ 2 trong các ngành sản xuất công nghiệp tại Việt Nam.

Là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn, ước tính có khoảng 7.000 doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam. Trong đó phần lớn là doanh nghiệp gia công hàng may mặc, chiếm tỷ lệ 85%, còn lại là doanh nghiệp sản xuất vải, nhuộm, chế biến bông, sản xuất xơ, sợi.

Dệt

Doanh nghiệp dệt may chưa quan tâm đúng mức đến công tác quản lý hoá chất

Đặc thù của các doanh nghiệp trong ngành ở nước ta quy mô vừa và nhỏ, chính vì vậy thực tế các doanh nghiệp chỉ chú trọng tới việc sản xuất, bán sản phẩm. Thường chỉ đến khi có sự cố hay vấn đề liên quan đến sử dụng hóa chất trong sản xuất thì doanh nghiệp mới quan tâm đến công tác quản lý hóa chất.

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết: Việt Nam là nước xuất khẩu đồ may mặc đứng thứ 5 trên thế giới, nhưng ngành dệt may của chúng ta lại “nổi tiếng” nhiều hơn vì chi phí sản xuất thấp và việc đáp ứng tiêu chuẩn môi trường còn hạn chế.

Doanh nghiệp Việt thường chỉ tập trung đầu tư công đoạn cuối cho thành phẩm, mà trong chuỗi giá trị của ngành dệt may, công đoạn nhuộm và hoàn tất vải lại là những công đoạn phát thải ô nhiễm cao nhất. Nguyên nhân do sử dụng nhiều loại thuốc nhuộm, hóa chất, tiêu thụ nhiều nước, phát sinh nhiều nước thải với nồng độ ô nhiễm hữu cơ (BOD, COD), các kim loại nặng độc hại, các chất rắn lơ lửng... cũng như độ màu rất cao.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, dệt may là ngành công nghiệp thứ 2 gây ô nhiễm nguồn nước. Điều không thể phủ nhận là các nhà máy dệt nhuộm phải xử lý ô nhiễm cực kỳ khó và tốn kém, nếu không đạt yêu cầu thì đời sống người dân, môi trường sẽ đối diện với những nguy hại từ nước thải, hóa chất, khí thải...

Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, dệt may là ngành công nghiệp thứ 2 gây ô nhiễm nguồn nước

Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, dệt may là ngành công nghiệp thứ 2 gây ô nhiễm nguồn nước

Hiện nay, các quốc gia trên thế giới đang thực hiện tăng trưởng xanh toàn cầu, hướng đến mục tiêu thúc đẩy sản xuất bền vững thông qua việc sử dụng tiết kiệm nguồn nước, giảm phát thải, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tạo ra sản phẩm sạch, an toàn. Chính vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt các doanh nghiệp dệt may không thể đứng ngoài xu hướng đó.

Ông Nguyễn Việt Dũng, Giám đốc Trung tâm Truyền thông, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng nhận định: Việt Nam và Liên minh châu Âu đã ký Hiệp định thương mại tự do, chính vì vậy các doanh nghiệp phải đầu tư cho sản xuất thân thiện môi trường, tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế, đáp ứng các yêu cầu để hưởng lợi từ các Hiệp định thương mại tự do.

nếu không thay đổi phương thức sản xuất bây giờ, Việt Nam sẽ mất năng lực cạnh tranh và nhiều cơ hội.

Ông Vũ Đức Giang: "Nếu không thay đổi phương thức sản xuất bây giờ, Việt Nam sẽ mất năng lực cạnh tranh và nhiều cơ hội."

Nhiều doanh nghiệp dệt may của Việt Nam cũng nhận ra xu thế toàn cầu của khách hàng ngày càng hướng tới sự bền vững môi trường, nhiều nhãn hàng nổi tiếng trên thế giới cũng đã bắt buộc phải thay đổi phương thức sản xuất, trong đó, có nâng cao tiêu chuẩn về môi trường và xã hội.

Đồng quan điểm đó, ông Vũ Đức Giang khẳng định: nếu không thay đổi phương thức sản xuất bây giờ, Việt Nam sẽ mất năng lực cạnh tranh và nhiều cơ hội.

Tuy nhiên, đây không chỉ là trách nhiệm của các doanh nghiệp trong ngành, theo TS. Trần Du Lịch - Chuyên gia kinh tế: chính các địa phương cũng phải có chính sách quy hoạch địa bàn và phải xử lý, kiểm soát về môi trường. Nếu dệt đi chung với nhuộm mà không xử lý triệt để nguồn thải sẽ dẫn tới hệ lụy nghiêm trọng đối với môi trường.

Có ý kiến về vấn đề này, đại diện Tổ chức sáng kiến thương mại bền vững IDH - Hà Lan, ông Sibbe Krol cho biết ngoài các doanh nghiệp ngành dệt may cũng cần được hỗ trợ thực để thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất, phát triển theo hướng bền vững. Chính phủ Việt Nam cần có những chính sách quy định rõ ràng, minh bạch về tiêu chí công nghệ đầu tư đối với ngành dệt may. Đồng thời xây dựng các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp lập kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất, tổ chức các lớp đào tạo, hướng dẫn cho doanh nghiệp cách xác định hóa chất nguy hiểm và đánh giá đúng mức độ độc hại, nguy hiểm của hóa chất, kiểm soát chặt chẽ việc thống kê, các quá trình vận chuyển, cất giữ hóa chất.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp dệt may và trách nhiệm phát triển xanh tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1715126355 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1715126355 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10