DHB thoát lỗ nhờ lợi nhuận khác tăng đột biến

Diendandoanhnghiep.vn Mặc dù kết quả kinh doanh từ hoạt động cốt lõi vẫn chưa khởi sắc, nhưng nhờ khoản lợi nhuận khác tăng đột biến, DHB đã thoát lỗ ngoạn mục trong quý IV và cả năm 2023.

>>>DHB lỗ nặng quý thứ 3 liên tiếp, kỳ vọng giá phân bón tăng vào cuối năm

Theo Báo cáo tài chính quý IV/2023 vừa công bố, Công ty CP Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc (UpCOM: DHB) ghi nhận doanh thu tăng nhẹ 4% so với cùng kỳ, lên 1.189 tỷ đồng. Tuy nhiên, giá vốn tăng mạnh hơn cùng kỳ, với mức tăng 46%, lên 1.124 tỷ đồng, khiến lợi nhuận gộp của doanh nghiệp ngành phân bón này giảm mạnh 83% so với cùng kỳ, xuống còn 65 tỷ đồng.

Đạm Hà Bắc thoát lỗ ngoạn mục nhờ khoản lợi nhuận khác tăng đột biến.

Đạm Hà Bắc thoát lỗ ngoạn mục nhờ khoản lợi nhuận khác tăng đột biến.

Trong kỳ, doanh thu từ hoạt động tài chính của doanh nghiệp cũng tăng mạnh 761% so với cùng kỳ, lên 6 tỷ đồng, trong khi đó, chi phó cho hoạt động này lại giảm 38% so với cùng kỳ, xuống còn 136 tỷ đồng, chủ yếu do giảm chi phí lãi vay.

Các chi phí khác như chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng cũng tăng lần lượt 28% và 4% so với cùng kỳ, khiến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của DHB ghi nhận lỗ 154 tỷ đồng, cùng kỳ lãi 85 tỷ đồng.

Tuy nhiên, nhờ khoản lợi nhuận khác tăng đột biến so với cùng kỳ từ 0,45 tỷ đồng lên 1.803 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng lên đến 399.905%, kéo lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tăng mạnh lên 1.649 tỷ đồng, tăng 1.835% so với cùng kỳ.

Theo thuyết minh, khoản thu nhập khác trên là số tiền thu được từ đề án tái cơ cấu khoản vay tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Cụ thể, so với Báo cáo tài chính quý III/2023, nợ phải trả của DHB trong quý IV đã giảm hơn 1.800 tỷ đồng, trong đó, phải trả lãi vay từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam là hơn 1.700 tỷ đồng.

Lợi nhuận sau thuế của DHB qua các năm.

Lợi nhuận sau thuế của DHB qua các năm.

Đây là khoản lãi phát sinh từ khoản vay hơn 4.100 tỷ đồng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam vào tháng 9/2008, để đầu tư vào Dự án cải tạo, mở rộng Nhà máy Phân đạm Hà Bắc”. Đây cũng là dự án bị “đắp chiếu” hơn 15 năm qua, khiến doanh nghiệp bị “chôn vốn” hơn 5.000 tỷ đồng vào dự án này và cũng là 1 trong 12 dự án bị Chính phủ đánh giá là chậm tiến độ và kém hiệu quả của ngành Công Thương.

Nhờ khoản lợi nhuận khác tăng đột biến, nên DHB đã lội ngược dòng cả năm 2023 với doanh thu đạt 4.413 tỷ đồng, giảm 31% so với năm trước, nhưng lợi nhuận sau thuế đạt 861 tỷ đồng, bằng 50% lợi nhuận của năm trước (trong 9 tháng đầu năm 2023, doanh nghiệp lỗ 788 tỷ đồng).

Cũng nhờ khoản lợi nhuận do tái cơ cấu nợ này, nên vốn chủ sở hữu của DHB khi kết thúc năm 2024 đã tăng lên 614 tỷ đồng, trong khi, kết thúc 9 tháng đầu năm, vốn chủ của doanh nghiệp âm hơn 1.000 tỷ đồng. Đồng thời, cũng giúp doanh nghiệp giảm lỗ lũy kế xuống còn 2.100 tỷ đồng.

Mặc dù kết quả kinh doanh chung của DHB tích cực hơn, tuy nhiên, xét về hoạt động kinh doanh cốt lõi thì kết quả kinh doanh của doanh nghiệp vẫn chưa thể khởi sắc khi lỗ thuần vẫn ghi nhận hơn 150 tỷ đồng. Kết quả này cũng không nằm ngoài xu hướng sụt giảm chung của toàn ngành phân bón.

Hầu hết các doanh nghiệp ngành phân bón đều có kết quả kinh doanh sụt giảm trong 9 tháng đầu năm 2023.

Hầu hết các doanh nghiệp ngành phân bón đều có kết quả kinh doanh sụt giảm trong 9 tháng đầu năm 2023.

Theo Chứng khoán Mirae Asset, sau một năm 2022 thành công với kết quả kinh doanh vượt trội nhờ sự cải thiện mạnh của giá bán, cũng như điều kiện thị trường thuận lợi. Năm 2023, ngành phân bón lại chịu áp lực suy giảm cả về doanh thu lẫn lợi nhuận.

Cụ thể, tổng doanh thu thuần 9 tháng năm 2023 của các doanh nghiệp phân bón niêm yết trên sàn ghi nhận mức giảm 19% doanh thu và giảm đến 94% về lợi nhuận sau thuế. Điều này phản ánh mức độ khó khăn của thị trường chung khi giá phân bón thế giới giảm mạnh, trong khi điều kiện chi phí đầu vào lại duy trì ở mức cao khiến suy giảm lợi nhuận rõ nét ở cả ngành phân bón.

Theo Mirae Asset, giai đoạn năm 2020 đến tháng 5/2022, giá phân bón tăng mạnh và tạo đỉnh vào tháng 5/2022 do một số yếu tố như: Chiến tranh Nga - Ukraine ảnh hưởng làm hạn chế nguồn cung xuất khẩu phân bón; Nhu cầu phân bón toàn cầu gia tăng; Giá nguyên liệu đầu vào (khí đốt & than đá) tăng mạnh.

Tuy nhiên, giai đoạn sau đó từ tháng 6/2022 đến tháng 12/2023, giá phân bón đã chịu áp lực giảm mạnh do giá nguyên liệu đầu vào suy giảm và một số nước tăng cường xuất khẩu phân bón trở lại.

Công ty Chứng khoán này cũng kỳ vọng, giá phân bón tạo đáy vào tháng 6/2023, và đang trong chu kỳ phục hồi trong thời gian tới nhờ Nga và Trung Quốc đã kéo dài thời gian hạn chế xuất khẩu phân bón. Bên cạnh đó, các tổ chức lớn như Hiệp hội Phân bón thế giới (IFA) và NUE cùng dự báo tăng trưởng sản lượng phân bón toàn cầu tăng 1,8% cho năm 2024, sau khi kỳ vọng khoảng 4% trong năm 2023.

“Việt Nam đang là quốc gia chuyển hóa nhanh từ sử dụng phân bón vô cơ nguồn gốc hóa học, sang hữu cơ theo nhịp phát triển chung của toàn thế giới. Theo Cục bảo vệ thực vật, tỷ trọng sản lượng phân bón hữu cơ & vi sinh đã tăng từ mức 6,3% (năm 2017) lên 23% (tháng 6/2022), với định hướng mục tiêu tỷ lệ sẽ tăng 25% vào năm 2025. Đây là định hướng phát triển chung trong dài hạn của ngành phân bón. Các doanh nghiệp nào tận dụng được việc chuyển đổi này sẽ được hưởng lợi trong dài hạn", Mirae Asset đánh giá.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết DHB thoát lỗ nhờ lợi nhuận khác tăng đột biến tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714452986 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714452986 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10