Hải Phòng: Dịch COVID-19 khiến công ty… sạt nghiệp, công nhân thất nghiệp

Lan Vũ 12/08/2020 03:18

Do ảnh hưởng của dịch bệnh, doanh nghiệp không thể sản xuất kinh doanh, buộc phải cho nghỉ từng dây chuyền rồi đóng từng xưởng, người lao động thì luôn ở thế bị động trong các biến động việc làm.

Khi doanh nghiệp cạn việc, lao động cũng không có việc làm. Nhiều địa phương đưa ra dự báo nếu như dịch bệnh kéo dài sẽ dẫn tới tình trạng hàng chục, hàng trăm lao động mất việc.

Theo thống kê của Ban Chính sách Pháp luật, Liên đoàn Lao động TP Hải Phòng, tính đến ngày 10/7, tổng số lao động bị tạm hoãn hoặc chấm dứt hợp đồng lao động trên địa bàn thành phố là khoảng 10.000 trường hợp. Đến hết tháng 7, toàn thành phố xảy ra 3 vụ ngừng việc tập thể, liên quan chủ yếu đến việc doanh nghiệp cắt giảm lao động, giãn hoãn việc làm, ảnh hưởng đến lợi ích người lao động. Nguyên nhân cũng là do dịch bệnh kéo ảnh ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu đầu dịch doanh nghiệp lo thiếu nguyên liệu đầu vào thì giờ chỉ lo hàng tồn kho rồi lo thiếu việc làm cho người lao động.

tổng số lao động bị tạm hoãn hoặc chấm dứt hợp đồng lao động trên địa bàn thành phố là khoảng 10.000 trường hợp

Tổng số lao động bị tạm hoãn hoặc chấm dứt hợp đồng lao động trên địa bàn TP Hải Phòng là khoảng 10.000 trường hợp

Công ty TNHH GG Vina (phường Máy Chai, Ngô Quyền, Hải Phòng) là doanh nghiệp Hàn Quốc sản xuất da giày. Trước khi xảy ra dịch COVID-19 công ty có hơn 600 công nhân, chủ yếu là lao động nữ. Do dịch bệnh ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất hơn 600 công nhân công ty đã phải nghỉ việc từ ngày 1/4/2020, đến nay chưa đi làm lại. Trong đó có hơn 200 công nhân phải tự tìm việc khác.

Không khá hơn Công ty TNHH GG Vina là mấy, Công ty TNHH giày Stateway Việt Nam (phố Lê Thánh Tông, Ngô Quyền, Hải Phòng) cũng phải thu hẹp sản xuất do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Vì lý do đó, đầu tháng 7/2020, người lao động của công ty bất ngờ nhận được thông báo đơn phương bị chấm dứt hợp đồng lao động, công ty đề nghị công nhân đi tìm việc khác vì không có việc làm, không có tiền trả lương.

Không tăng giờ làm thêm, mỗi ngày chỉ làm một ca, cắt ngày làm việc trong tuần, luân phiên làm việc theo tuần rồi theo tháng để giãn việc, để cầm cự, nhiều doanh nghiệp buộc phải cho nghỉ từng dây chuyền rồi đóng từng xưởng. Doanh nghiệp khá thì cho lao động nghỉ cả tháng hưởng lương tối thiểu để chờ việc. Doanh nghiệp yếu thì cắt giảm, sa thải và đóng cửa.

Ba tháng qua, nhiều công nhân tính ngày công đi làm chỉ bằng 1 tháng. Ngày nào đi làm thì tiền công bằng trước thời điểm dịch, còn thời gian nghỉ chỉ hưởng lương tối thiểu. Thu nhập mỗi tháng chỉ chỉ bằng một nửa trước kia, nhưng lao động ở đây cảm thấy thực sự may mắn vì vẫn được đi làm, không bị cắt việc.

Chị Vũ Thị Hương – Công nhân tại KCN Vsip Hải Phòng cho biết, từ hơn 3 tháng nay mỗi tuần công ty cho công nhân đi làm có 1 buổi, tính ra một tháng chỉ làm được 3-4 buổi. Những ngày đi làm thì được hưởng 100% lương, những ngày nghỉ được hưởng lương thất nghiệp. Ăn lương thất nghiệp, mỗi tháng chỉ có hơn 1 triệu đồng, chúng tôi không biết phải trang trải cuộc sống như thế nào?

Công việc bấp bênh, nhiều người chúng tôi tính nghỉ để xin vào làm công ty khác nhưng công ty nào cũng khó khăn, không có công ty nào tuyển dụng cả. Nhiều công ty khó khăn vì dịch COVID-19 còn cho công nhân nghỉ hết, chúng tôi còn cảm may mắn vì được xếp việc.

Chị Trần Thị Sang – Công nhân Công ty Kyocera (KCN Vsip) cũng cho biết, tháng 7 và tháng 8 chỉ làm tuần 2 buổi, một tháng công ty cho người lao động nghỉ 20 ngày, ăn 70% lương. Hai tháng nay đi nộp hồ sơ ở nhiều nơi nhưng vẫn chưa có công ty nào phản hồi hoặc gọi đi phỏng vấn. Để vượt qua thời gian khó khăn chị phải tìm việc làm tạm, các khoản chi tiêu cũng phải cắt giảm.

Theo thống kê, hầu hết lao động bị mất việc đều không tìm được việc mới do không có công ty nào có nhu cầu tuyển dụng. Các nhà máy đang hoạt động thì rất ít việc, công nhân có thể bị cho nghỉ việc bất cứ lúc nào.

Có thể bạn quan tâm

  • Phân khúc bất động sản nào sẽ

    Phân khúc bất động sản nào sẽ "bứt phá" sau đại dịch

    19:58, 11/08/2020

  • Doanh nghiệp thấu tình - lao động thấu hiểu

    Doanh nghiệp thấu tình - lao động thấu hiểu

    15:30, 07/08/2020

  • Lương tối thiểu vùng 2021: “Nếu không tăng lương, doanh nghiệp cần bảo đảm việc làm cho lao động”

    Lương tối thiểu vùng 2021: “Nếu không tăng lương, doanh nghiệp cần bảo đảm việc làm cho lao động”

    10:55, 05/08/2020

  • Khủng hoảng COVID-19: Người lao động bị ảnh hưởng thế nào trong quý 2/2020?

    Khủng hoảng COVID-19: Người lao động bị ảnh hưởng thế nào trong quý 2/2020?

    05:00, 23/07/2020

  • Vụ người lao động khốn khổ vì công ty “treo” bảo hiểm: Ai “chống lưng” để doanh nghiệp “chây ì” trách nhiệm?

    Vụ người lao động khốn khổ vì công ty “treo” bảo hiểm: Ai “chống lưng” để doanh nghiệp “chây ì” trách nhiệm?

    11:05, 17/07/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Hải Phòng: Dịch COVID-19 khiến công ty… sạt nghiệp, công nhân thất nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO