Điểm đến văn hóa lịch sử tâm linh bậc nhất xứ Thanh

KIỀU PHIÊN 17/09/2022 15:00

Lễ hội Lam Kinh 2022 không chỉ là niềm tự hào của riêng người dân Thanh Hóa, mà còn là sự mong chờ của người dân cả nước chứng kiến hào khí Lam Sơn tỏa rạng trường tồn cùng khí phách dân tộc.

>>Hải Dương: Du khách rộn ràng về dự lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc

Sáng 17/9, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Lễ hội Lam Kinh 2022 “Hào khí Lam Sơn – tỏa sáng trường tồn”. Lễ hội Lam Kinh năm 2022 là dịp để giới thiệu, quảng bá vẻ đẹp vùng đất, con người xứ Thanh cùng nhiều tiềm năng, thế mạnh phát triển kinh tế du lịch đến với bạn bè, du khách trong nước và quốc tế. Qua đó, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo tinh thần Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 5-8-2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hoá đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025.

b

cv

Chương trình nghệ thuật tái diễn hình ảnh Bình Định Vương Lê Lợi phất cở khởi nghĩa 

Trải qua 10 năm “nếm mật nằm gai”, năm 1428 cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã giành toàn thắng, quân xâm lược bị quét ra khỏi bờ cõi, nền độc lập dân tộc được khôi phục. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã tạo nên một trong những mốc son đỉnh cao trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc ta; trở thành biểu tượng cho lòng yêu nước nồng nàn, ý chí anh dũng, quật cường và quyết tâm đánh đuổi kẻ thù xâm lược của Nhân dân ta trong thời kỳ phong kiến.

Với những giá trị nổi bật, ngày 27/9/2012 di tích Lam Kinh đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt.

Chương trình được dàn dựng công phu, giàu tính biểu tượng và tính nghệ thuật, với các phần: “Hào khí Lam Sơn - Anh hùng tụ nghĩa”; “Bình Định Vương đăng quang Hoàng đế”; “Tiếp bước cha ông, Thanh Hóa trên đường đổi mới”.

 Trò Xuân Phả là ảnh xạ của lịch sử về việc tiến cống, chào mừng của những nước lân bang và thể hiện khát vọng độc lập tự chủ, hùng cường Đại Việt.

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn được các nhà nghiên cứu đánh giá là một trong những cuộc chiến tranh giải phóng có quy mô lớn và cực kỳ gian khổ trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta.

vv

Diễn tấu cồng chiêng của người Mường

Đi tìm căn nguyên cho thắng lợi vĩ đại ấy, GS.TS.NGND Nguyễn Quang Ngọc, cho rằng: “Lòng dân quyết định mọi thành bại của các cuộc kháng chiến. Mấu chốt nằm ở các chính sách và giải pháp của người đứng đầu có mang lại lợi ích thiết thực, có tạo lập được niềm tin thật sự và lâu bền trong dân chúng hay không. Bài học “lấy dân làm gốc” vì thế có giá trị trường tồn trong mọi thời đại, trong suốt quá trình lịch sử đất nước, đến ngày nay và cho đến mai sau”.

Còn PGS.TS Lâm Bá Nam thì nhấn mạnh: “Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc mang tính chất nhân dân rộng rãi, là cái mốc quan trọng, đồng thời là đỉnh cao của mối đoàn kết dân tộc. Trong toàn bộ cuộc kháng chiến quá nửa thời gian, nghĩa quân hoạt động tại vùng núi Thanh Hóa với vô vàn những khó khăn hiểm nghèo.

Trong 10 năm qua, được sự quan tâm của Chính phủ, các bộ, ngành ở Trung ương, sự quyết tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Thanh Hóa, khu di tích đã được đầu tư nguồn lực lớn để phục vụ công tác bảo tồn và phát huy giá trị. Nhờ đó, nhiều hạng mục công trình quan trọng của khu di tích đã được phục dựng. Đồng thời có 5 bia ký được công nhận bảo vật quốc gia; 18 cây được công nhận cây di sản; phân loại và vào sổ đăng ký 7 bộ sưu tập gồm: gốm, sành, gạch, ngói, vật liệu trang trí kiến trúc, kim loại; sưu tầm được 1.031 hiện vật gốc…

Đại biểu và nhân dân du khách về dự Lễ

Đại biểu và nhân dân du khách về dự Lễ

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn được các nhà nghiên cứu đánh giá là một trong những cuộc chiến tranh giải phóng có quy mô lớn và cực kỳ gian khổ trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta.

Ông Vũ Đình Sỹ - Trưởng Ban quản lý Khu di tích Lam Kinh cho biết, suốt 10 năm kể từ khi Lam Kinh được trao bằng công nhận Khu di tích Quốc gia đặc biệt, Ban quản lý Khu di tích đã không ngừng nỗ lực cùng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thanh Hóa làm tốt công tác bảo tồn, phát huy giá trị của di tích; kêu gọi đầu tư, huy động các nguồn lực thực hiện tốt dự án phục dựng, tôn tạo, phát huy giá trị khu di tích lịch sử Lam Kinh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt…

vv

Di tích Lam Kinh bao gồm nhiều hạng mục công trình kiến trúc phục vụ chức năng tín ngưỡng, tri ân tổ tiên nhà Lê, là nơi an nghỉ của các vua và hoàng thái hậu nhà hậu Lê, với hệ thống cảnh quan tạo ra sự hài hòa trong một không gian kiến trúc gắn bó mật thiết với thiên nhiên.

Hàng nghìn du khách, người dân đổ về

Hàng nghìn du khách, người dân đổ về dự Lễ hội Lam Kinh 2022

Với bề dày lịch sử - văn hóa và vẻ đẹp thiên nhiên, Lam Kinh đang trở thành một trong những điểm đến du lịch văn hóa, tâm linh hấp dẫn bậc nhất của xứ Thanh hiện nay.

Có thể bạn quan tâm

  • Hải Dương: Du khách rộn ràng về dự lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc

    Hải Dương: Du khách rộn ràng về dự lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc

    03:30, 16/09/2022

  • Nhộn nhịp lễ hội “trăng vàng hạnh phúc” cùng Nam A Bank

    Nhộn nhịp lễ hội “trăng vàng hạnh phúc” cùng Nam A Bank

    19:09, 08/09/2022

  • Lễ hội lúa rươi - điểm nhấn cho du lịch nông thôn Hải Dương

    Lễ hội lúa rươi - điểm nhấn cho du lịch nông thôn Hải Dương

    03:45, 05/09/2022

  • Hải Phòng: Du khách háo hức dự lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn

    Hải Phòng: Du khách háo hức dự lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn

    09:59, 04/09/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Điểm đến văn hóa lịch sử tâm linh bậc nhất xứ Thanh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO