Lễ hội lúa rươi - điểm nhấn cho du lịch nông thôn Hải Dương

MINH HUỆ - HẢI NGÂN 05/09/2022 03:45

Tứ Kỳ - Hải Dương với lợi thế là vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở ven sông, nơi đây sẽ trở thành vùng du lịch nông nghiệp với nhiều hoạt động trải nghiệm như đùa nơm câu cáy, vớt rươi.

>>>Hải Dương: Tăng cường quản lý kinh doanh dịch vụ du lịch

>>>Hải Dương: Phát triển du lịch gắn với nông nghiệp nông thôn

Từ sản vật địa phương...

Từ vùng chiêm trũng nghèo khó, cùng với sự cần cù, sáng tạo trong lao động, người dân An Thanh đã biến những ruộng sâu, đồng trũng thành vùng đất trù phú với đặc sản rươi, cáy và giống lúa gạo ngon nhất thế giới.

Chia sẻ với Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Nguyễn Ngọc Sẫm – Bí thư huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) cho biết: Từ việc được nuôi dưỡng từ những hạt phù sa màu mỡ của dòng sông Thái Bình, sông Luộc và hệ thống sông Bắc Hưng Hải, với điều kiện tự nhiên sẵn có, huyện Tứ Kỳ có một dải đất rộng ven các dòng sông được thiên nhiên ban tặng những loại đặc sản quý, trong đó đặc biệt là Rươi, Cáy.

Vừa qua, để thu hút du khách thập phương huyện Tứ Kỳ đã tổ chức Lễ hội lúa rươi hữu cơ

Vừa qua, để thu hút du khách thập phương huyện Tứ Kỳ đã tổ chức Lễ hội lúa rươi hữu cơ

Toàn huyện hiện có 257 ha sản xuất nông nghiệp hữu cơ kết hợp khai thác, bảo tồn đặc sản rươi, cáy tự nhiên. Trong đó, tổng sản lượng nông sản hữu cơ của Tứ Kỳ hằng năm đạt khoảng 2.300 tấn (1.230 tấn lúa, 780 tấn chuối, 200 tấn rươi, 90 tấn cáy), cho thu nhập từ 400 - 450 triệu đồng/ha/năm.

Tại các vùng sản xuất hữu cơ này, hiện đã hình thành công thức luân canh hiệu quả, bền vững với 5 tầng khai thác. Dưới đất là rươi, bờ ruộng là cáy, tiếp đến là lúa xuân trên ruộng, trên bờ có rau ăn lá, rau gia vị và trên cùng là cây ăn quả. Tất cả đã tạo ra một hệ sinh thái trong lành và bền vững. Đây là điều kiện lý tưởng để phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ kết hợp du lịch sinh thái trải nghiệm.

Theo ông Sẫm, người tiêu dùng cả nước sẽ biết tới nhiều hơn những đặc sản của huyện như gạo bãi rươi, rươi cấp đông, cáy cấp đông, chả rươi, rươi niêu… Ngoài ra, khi cống Sồi, cống Lều Vịt được mở lại, một vùng sản xuất hữu cơ kết hợp khai thác rươi, cáy với quy mô hàng trăm ha thuộc các xã An Thanh, Quang Trung, Nguyên Giáp và Hà Thanh đang dần được hình thành, nâng diện tích vùng sản xuất hữu cơ kết hợp khai thác rươi, cáy lên hơn 600 ha năm 2025. Trong tương lai không xa, Tứ Kỳ sẽ trở thành điểm nhấn trong du lịch nông nghiệp của tỉnh.

Du khách đến xem Lê hội lúa rươi - Huyện Tứ Kỳ

Du khách đến xem Lê hội lúa rươi - Huyện Tứ Kỳ

Được biết, trong hàng chục năm qua, người dân huyện Tứ Kỳ đã áp dụng biện pháp canh tác lúa hữu cơ kết hợp khai thác Rươi, Cáy; đem lại hiệu quả kinh tế cao. Cùng với đặc sản Rươi nổi tiếng cả nước, trong những năm qua lúa gạo trên vùng Rươi Tứ Kỳ đã được nhiều người tiêu dùng biết đến.

Hiện nay, ngoài các giống lúa truyền thống đã gieo cấy trong những năm qua như lúa Japonica J02; vụ xuân 2022 này có thêm giống lúa mới được đưa vào sản xuất diện rộng là lúa ST25, giống lúa cho sản phẩm Gạo đã được vinh danh là “Gạo ngon nhất thế giới” tại cuộc thi Worlds Best Rice lần thứ 11 tại Phillipines.

>>>Hải Dương: Liên kết phát triển du lịch với Khabarovsk (Nga)

…đến tiềm năng du lịch nông nghiệp

Vừa qua, để thu hút du khách thập phương huyện Tứ Kỳ đã tổ chức Lễ hội lúa rươi hữu cơ. Lễ hội đặc biệt này không chỉ bởi lần đầu tiên được tổ chức mà nó còn là cơ hội để quảng bá, vinh danh, công nhận thành quả lao động của người nông dân.

Theo bà Vũ Thị Hà - Chủ tịch UBND huyện Tứ Kỳ cho biết hàng chục năm qua, ở vùng bãi rươi xã An Thanh, nông dân đã quen sản xuất hữu cơ nhưng mãi tới tháng 5 vừa qua, vùng sản xuất nông nghiệp kết hợp với khai thác rươi cáy quy mô 137 ha ngoài bãi đê sông Thái Bình mới đạt chứng nhận tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ Việt Nam.

Làm sao để doanh nghiệp và người tiêu dùng cả nước biết tới vùng sản xuất hữu cơ này là điều khiến lãnh đạo huyện phải trăn trở suy nghĩ. Cũng từ đó, ý tưởng về một lễ hội được hình thành. Lễ hội chính là điểm nhấn để quảng bá, giới thiệu đến đông đảo doanh nghiệp và người tiêu dùng trong và ngoài nước về tiềm năng, sự đặc sắc của các sản phẩm nông nghiệp huyện Tứ Kỳ. Rất có thể, sau lúa rươi, tới đây huyện sẽ tiếp tục tổ chức Lễ hội rươi vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau. Không chỉ là quảng bá mà còn là dịp tôn vinh thành quả lao động của bà con nông dân.

Ông Lê Minh Hoan – Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn được Bí thư tỉnh Hải Dương giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp của huyện Tứ Kỳ

Ông Lê Minh Hoan – Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn được Bí thư tỉnh Hải Dương giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp của huyện Tứ Kỳ

Theo ông Phạm Xuân Thăng – Bí thư Tỉnh uỷ Hải Dương, Hải Dương luôn quan tâm phát triển nông nghiệp, coi đây là 1 trong 4 trụ cột của nền kinh tế. Do vậy, cần phải thay đổi nhận thức, tư duy nông nghiệp, thay đổi từ coi trọng sản lượng đến nâng cao chất lượng sản phẩm.

Cũng theo ông Thăng, phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với phát triển du lịch trải nghiệm sẽ là một trong những hướng đi mới của nông nghiệp Hải Dương. Tuy nhiên, để làm được điều này, ngành nông nghiệp và địa phương cần khai thác sâu hơn nữa về lịch sử văn hóa gắn với các sản phẩm nông nghiệp của địa phương. Xác định phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn đa giá trị là một trong những mục tiêu chính của ngành nông nghiệp.

Bà Bùi Thị Hạnh Hiếu - Tổng giám đốc Công ty cổ phần kinh doanh, sản xuất nông sản Bảo Minh cho biết: Với lợi thế ven sông Thái Bình, đặc biệt là vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở vùng ngoài bãi sông thuộc xã An Thanh và Hà Thanh (Tứ Kỳ), nơi đây sẽ trở thành vùng du lịch nông nghiệp với nhiều hoạt động trải nghiệm như đùa nơm bắt cá, gặt lúa hữu cơ, câu cáy, vớt rươi…

Ông Phạm Xuân Luận - Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp xã An Thanh nói: “Sau Lễ hội lúa rươi hữu cơ Tứ Kỳ, bà con ở đây ai cũng phấn khởi vì sản vật địa phương được nhiều người biết tới hơn. Nhiều đoàn khách ngoài tỉnh đã đến tham quan trải nghiệm và học hỏi mô hình. Sắp tới, toàn bộ vùng trong đồng này sẽ trở thành vùng khai thác lúa rươi thứ 2 của địa phương. Chúng tôi đang hướng dẫn người dân phun chế phẩm sinh học để xử lý đất theo hướng hữu cơ. Ở đây, nông dân cấy giống lúa ST25, một giống lúa cho gạo ngon nhất thế giới".

Để khai thác rươi, cáy, trong suốt mấy chục năm qua vùng đất này đã được nông dân giữ sạch, không sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ và phân bón hóa học. Bởi rươi là loài vô cùng nhạy cảm với hóa chất và chỉ có thể sinh trưởng, phát triển tại những vùng tự nhiên. Vùng canh tác này được cách ly hoàn toàn với vùng canh tác thông thường bởi con đê và rặng tre chắn sóng.

Cùng với đó, nước của sông Thái Bình thường xuyên lên xuống đã tạo nên vùng đất sạch mầm sâu bệnh. Với những lợi thế tự nhiên hiếm nơi nào có được, huyện Tứ Kỳ định hướng vừa phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ kết hợp du lịch sinh thái trải nghiệm.

Có thể bạn quan tâm

  • Hải Dương: Phát triển du lịch gắn với nông nghiệp nông thôn

    Hải Dương: Phát triển du lịch gắn với nông nghiệp nông thôn

    00:14, 09/08/2022

  • Hải Dương:

    Hải Dương: "Kết nối- đầu tư- nhân lực- tốc độ" để hình thành vành đai kinh tế phía Đông

    17:28, 04/08/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Lễ hội lúa rươi - điểm nhấn cho du lịch nông thôn Hải Dương
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO