Hải Dương: Phát triển du lịch gắn với nông nghiệp nông thôn

Diendandoanhnghiep.vn Hải Dương là địa phương giàu tiềm năng để hình thành và phát triển du lịch nông thôn. Phát huy lợi thế đó, Hải Dương đã hình thành những vùng sinh thái nông nghiệp với nhiều nông sản địa phương.

>>> Hải Dương: Thu hút du lịch từ cây vải

>>> Hải Dương: Cần liên kết phát triển du lịch để "níu chân" du khách

fd

Sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Hải Dương giới thiệu với du khách.

Chưa khai thác hết tiềm năng

Với sự đa dạng về địa hình, cảnh quan thiên nhiên, Hải Dương là địa bàn giàu tiềm năng để hình thành và phát triển du lịch nông thôn. Phát huy lợi thế đó, Hải Dương đã hình thành những vùng sinh thái nông nghiệp với nhiều nông sản đặc trưng, nổi tiếng cả nước như: vải, ổi Thanh Hà; tỏi Nam Sách, Kinh Môn; cà rốt Cẩm Giàng, Nam Sách; cam, sắn dây, gạo nếp cái hoa vàng Kinh Môn; củ đậu Kim Thành; gà đồi Chí Linh; rươi Tứ Kỳ.

Những năm qua, để khai thác tiềm năng du lịch của địa phương, 2 khu du lịch được hình thành thu hút khách là tour du lịch sinh thái Đảo Cò và du lịch mùa vải thiều Thanh Hà.

 

Một sản phẩm du lịch cũng đc coi là thế mạnh của du lịch Hải Dương là làng nghề nông nghiệp. Các làng nghề truyền thống chủ yếu sử dụng phương pháp sản xuất thủ công tạo sự hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước khi tham quan, tìm hiểu và trải nghiệm các công đoạn tạo ra sản phẩm như: Làng nghề bánh đa Hội Yên (Ninh Giang), bánh đa Lộ Cương (TP Hải Dương), chiếu cói Tiên Kiều (Thanh Hà), thêu Xuân Nẻo (Tứ Kỳ)… cùng với đó là các làng nghề thủ công mỹ nghệ như: vàng bạc Châu Kê (Bình Giang), gốm Chu Đậu (Nam Sách)… Các làng nghề này cũng tạo thế mạnh để phát triển du lịch nông thôn kết hợp du lịch sinh thái và du lịch làng nghề, du lịch tâm linh.

Tuy nhiên, cho tới thời điểm này, du lịch nông thôn tại Hải Dương vẫn còn manh mún, mang tính tự phát, chưa thực sự thu hút khách du lịch. Du lịch nông thôn tại Hải Dương chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương.

Theo lãnh đạo Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương, đến thời điểm này, du lịch Hải Dương vẫn được biết đến là một điểm đi qua chứ chưa phải một điểm đến. Thời gian gần đây các địa phương đã chú trọng đến việc phát triển du lịch nông nghiệp nông thôn. Tuy nhiên, điểm yếu của Hải Dương trong việc phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn đó là chưa làm tốt công tác quy hoạch cho từng vùng, từng sản phẩm, từng loại hình ở các địa phương; sự vào cuộc của người nông dân trong việc phát triển loại hình du lịch này.

Cấy lúa ruộng Rươi - Tứ Kỳ - Hải Dương

Cấy lúa ruộng Rươi - Tứ Kỳ - Hải Dương

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng chưa mặn mà để đầu tư loại hình này. Cùng với đó là nguồn kinh phí đầu tư cho việc phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn và kết nối hạ tầng giao thông còn gặp khó.

Theo ông Nguyễn Đức Thuật – Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp xã Đức Chính, huyện Cẩm Giàng, chúng tôi mong muốn, nếu được sự quan tâm của tỉnh Hải Dương và các sở, ngành liên quan về việc thúc đẩy, quảng bá và đưa những vấn đề du lịch trải nghiệm vào khai thác thì bản thân HTX sẽ chuẩn bị nhân lực, điều kiện tốt nhất. Đồng thời, quy hoạch các vùng, không những để mang đến cho khách du lịch những trải nghiệm thú vị mà còn tăng giá trị thu nhập cho nhân dân trong xã chúng tôi.

Đánh giá về tiềm năng phát triển nông nghiệp gắn với du lịch trải nghiệm nông thôn tại Hải Dương, ông Lê Minh Hoan – Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định, nền nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước thách thức biến đổi khí hậu, biến động thị trường và biến chuyển xu thế tiêu dùng, cần chuyển từ nền nông nghiệp sản lượng cao sang nền nông nghiệp công nghệ cao, sinh thái, trách nhiệm, bền vững. Vì vậy, Hải Dương có thể đẩy nền nông nghiệp lên thêm một bước bằng cách mở rộng du lịch nông nghiệp, nông thôn để quảng bá cho sản phẩm nông nghiệp của tỉnh. Ngoài ra, gắn những câu chuyện, những địa danh của tỉnh Hải Dương vào sản phẩm để nâng cao giá trị.

Giai đoạn 2021-2025, phát triển du lịch nông thôn được xác định là động lực đem lại việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và góp phần bảo vệ môi trường.

Ông Phạm Xuân Thăng - Bí thư tỉnh Hải Dương trao giải cho cuộc thi cấy lúa ruộng Rươi - Tứ Kỳ

Ông Phạm Xuân Thăng - Bí thư tỉnh Hải Dương trao giải cho cuộc thi cấy lúa ruộng Rươi - Tứ Kỳ

Cần thay đổi từ “sản xuất” sang “kinh tế nông nghiệp”

Theo ông Phạm Xuân Thăng – Bí thư Tỉnh uỷ Hải Dương cho biết, Hải Dương luôn quan tâm phát triển nông nghiệp, coi đây là 1 trong 4 trụ cột của nền kinh tế. Do vậy, cần phải thay đổi nhận thức, tư duy nông nghiệp, thay đổi từ coi trọng sản lượng đến nâng cao chất lượng sản phẩm.

Cũng theo ông Thăng, phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với phát triển du lịch trải nghiệm sẽ là một trong những hướng đi mới của nông nghiệp Hải Dương. Tuy nhiên, để làm được điều này, ngành nông nghiệp và địa phương cần khai thác sâu hơn nữa về lịch sử văn hóa gắn với các sản phẩm nông nghiệp của địa phương. Xác định phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn đa giá trị là một trong những mục tiêu chính của ngành nông nghiệp.

Theo ông Trịnh Văn Thiện – Bí thư Huyện ủy Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, địa phương đang tập trung khuyến khích phát triển nông nghiệp đa giá trị gắn với du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm ở nông thôn. Trước mắt, huyện Thanh Hà sẽ mời gọi đầu tư triển khai Dự án du lịch sinh thái Sông Hương; khai thác các tour du lịch trải nghiệm tham quan và thưởng thức đặc sản của huyện tại các vùng sản xuất cây ăn quả tập trung (vải thiều, ổi, bưởi…). Đồng thời, sẽ liên kết, hình thành chuỗi tuyến các du lịch sinh thái,; trong đó lấy tuyến Du lịch sinh thái sông Hương – Cây vải Tổ thôn Thúy Lâm, xã Thanh Sơn – khu Đồng Mẩn, xã Thanh Khê – nghệ thuật múa rối nước Thanh Hải, xã Thanh Hải là trục trung tâm…

Ông Lê Minh Hoan – Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn đi thăm các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Hải Dương

Ông Lê Minh Hoan – Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn được Bí thư tỉnh Hải Dương giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp của huyện Tứ Kỳ

Nhân chuyến công tác tại huyện Tứ Kỳ - Hải Dương, ông Lê Minh Hoan – Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn chia sẻ: Người Hải Dương đã và đang thay đổi từ “tư duy sản xuất” sang “tư duy kinh tế nông nghiệp”, từ tăng trưởng dựa trên “đơn giá trị” sang tích hợp “đa giá trị” và cộng với mô hình sản xuất “đa tầng” là chặng đường khám phá những giá trị gắn bó với mảnh đất quê mình.

Hải Dương không thiếu những vùng có thể khai thác, phát triển du lịch nông thôn. Đó là miệt vườn xứ vải Thanh Hà, vùng rươi cáy, lúa hữu cơ ở Tứ Kỳ, những đồi trồng nhãn, na ở Chí Linh, trang trại đà điểu ở Kinh Môn… Nếu nông dân không chịu học làm du lịch thì khó có thể thu hút được du khách và biết khai thác những giá trị vô hình từ chính đồng đất quê mình.

Trước hết nhà nông cần học cách khai thác những gì đang có thành sản phẩm du lịch. Họ phải hiểu về cách làm du lịch bài bản như giới thiệu sản phẩm của mình với du khách, thậm chí biết chế biến những món ăn ngon từ chính nông sản mình làm ra. Nếu nhìn xa trông rộng, nông dân muốn làm du lịch tốt còn phải biết ngoại ngữ bởi không chỉ đón khách trong nước mà tiến tới thu hút du khách nước ngoài. 

Cuộc thi cấy lúa ruộng Rươi 2022 của huyện Tứ Kỳ đã thu hút rất nhiều du khách đến với địa phương

Cuộc thi cấy lúa ruộng Rươi 2022 của huyện Tứ Kỳ đã thu hút rất nhiều du khách đến với địa phương

Để nông dân thực sự khai thác được giá trị từ chính đồng đất quê hương mình, sự nỗ lực của bản thân họ chưa đủ mà cần sự định hướng, hỗ trợ từ chính quyền các cấp. Có thể thấy việc phát triển nông nghiệp Hải Dương theo hướng "đa giá trị" trong những năm gần đây được lãnh đạo tỉnh quan tâm. Hải Dương đã tổ chức thành công lễ hội vải thiều Thanh Hà theo hướng hoàn toàn mới. Tỉnh đã mời những người nổi tiếng về mở vườn, thi hái vải, thu hút du khách, có cả khách quốc tế đến thăm và trải nghiệm hái vải. Hay như lần đầu tiên huyện Tứ Kỳ tổ chức lễ hội lúa, rươi hữu cơ mang đậm nét đặc trưng văn hóa, mảnh đất và con người nơi đây... 

“Đi theo đường cũ nhiều người đã đi thì dễ. Mở ra con đường mới, để hướng đến mục tiêu mới, cần sự kiên trì và quyết tâm”, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan nêu quan điểm. Nếu Hải Dương quyết tâm khai thác du lịch từ đồng đất quê hương mình thì chính quyền và nhà nông phải mạnh dạn xắn tay vào làm. Thương hiệu sản phẩm nông nghiệp bắt đầu từ những người nông dân, nhưng cần đến vai trò đồng hành, định hướng của doanh nghiệp, cũng như sự chung tay đóng góp của toàn hệ sinh thái.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hải Dương: Phát triển du lịch gắn với nông nghiệp nông thôn tại chuyên mục Du lịch của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713539692 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713539692 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10