DIỄN ĐÀN CẢI CÁCH 2021-2025 (BÀI 10): Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường

TS NGUYỄN ĐÌNH CUNG - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cúu quản lý kinh tế Trung ương 09/09/2021 04:00

Chúng ta vẫn chưa có được nền kinh tế thị trường hiện đại, đầy đủ. Do đó, việc tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường cũng được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2021-2025.

Một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế thị trường hiện đại, trong đó định hướng xã hội chủ nghĩa là việc Nhà nước xã hội chủ nghĩa làm nhiều hơn và thực hiện tốt hơn các chức năng xã hội của mình. Điều này, chúng ta chưa có được.

Nhà nước và thị trường không thể tách rời nhau

TS Nguyễn Đình Cung, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

TS Nguyễn Đình Cung,
Nguyên Viện trưởng Viện
Nghiên cứu quản lý kinh tế
Trung ương

Để đánh giá về mức độ thị trường trong nền kinh tế, thế giới đang áp dụng Bộ chỉ số về Tự do kinh tế (IEF) do Quỹ Di sản thực hiện, đánh giá các quốc gia, nền kinh tế dựa trên 12 chỉ số (quyền sở hữu, hiệu lực tư pháp, tính liêm chính của Chính phủ, gánh nặng thuế, chi tiêu chính phủ, sức khỏe tài chính, tự do kinh doanh, tự do lao động, tự do tiền tệ, tự do thương mại, tự do đầu tư, tự do tài chính).

Tôi muốn đề cập cả Chỉ số Quản trị nhà nước của Ngân hàng Thế giới (WB), dùng đo lường hiệu lực quản lý nhà nước. Vì trong nền kinh tế thị trường, vai trò của Nhà nước và thị trường không thể tách rời nhau, đối nghịch nhau, mà phải bổ sung cho nhau. Một nền kinh tế có điểm số tốt ở cả 2 bộ chỉ số này là một nền kinh tế thị trường hiệu quả.

Đáng tiếc là, chúng ta đều chưa tốt ở cả hai bộ chỉ số. Chỉ số Tự do kinh tế chỉ loanh quanh ở mức điểm 51-53/100, không vượt lên được, trong nhóm dưới so với các nền kinh tế khác. Còn Chỉ số Quản trị nhà nước, Việt Nam cũng chỉ khoảng 200 điểm trên tổng số 600 điểm.

Có thể nói, cả vế Nhà nước và vế thị trường đều đang chưa đạt, chưa thể hiện đúng vai trò trong nền kinh tế thị trường.

Và hành trình thay đổi vai trò của nhà nước

Muốn chuyển sang nền kinh tế thị trường, chúng ta phải cải cách. Và cải cách này phải bắt đầu từ vai trò nhà nước.

Trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước xã hội chủ nghĩa phải làm nhiều hơn và thực hiện tốt hơn các chức năng xã hội của mình. Có thể nói, khác biệt của kinh tế thị trường hiện đại và kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở chính vai trò nhà nước nhiều hơn, tốt hơn trong phát triển và giải quyết các vấn đề xã hội. Vậy để làm được điều này thì nhà nước cần thay đổi gì?

Câu trả lời là cần thay đổi tư duy.

Thứ nhất, cần làm rõ là khi chuyển sang kinh tế thị trường, thì cần phát triển những thị trường các nhân tố sản xuất, khu vực tư nhân và những thiết chế bảo vệ tài sản, sở hữu của doanh nghiệp, người dân. Theo tôi, đây nên là một điểm đột phá trong cải cách, tái cơ cấu kinh tế của giai đoạn tới. Đây cũng là những điểm quan trọng để quyết định Việt Nam có thực sự chuyển sang kinh tế thị trường hay vẫn dang dở ở trạng thái của một nền kinh tế đang chuyển đổi.

Thứ hai, những năm qua, chúng ta đã chọn đột phá thể chế rất mạnh mẽ, với trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh. Kết quả là, Việt Nam đã có những bước thăng hạng đáng kể trên các bảng xếp hạng về môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh toàn cầu. Nhưng cải cách thủ tục hành chính chỉ là phần ngọn của vấn đề. Điểm đột phá cải cách thể chế cần là nội dung của các quy định, của hệ thống văn bản pháp luật.

Thứ ba, tại sao chúng ta vẫn thường nói đến các điểm đột phá, nhưng thực tế chưa đột phá được nhiều. Tôi cho rằng, cần xem xét 3 nguyên nhân: chưa chọn đúng điểm, đúng chỗ; chưa có công cụ phù hợp; nhân lực chưa đủ năng lực thực hiện. Chính thực trạng đột mà không phá được trong giai đoạn vừa qua lại tạo nên những điểm nghẽn mới.

zfdgg

Khi chuyển sang kinh tế thị trường, thì cần phát triển những thị trường các nhân tố sản xuất, khu vực tư nhân và những thiết chế bảo vệ tài sản, sở hữu của doanh nghiệp, người dân. Ảnh minh họa

Giai đoạn trước, Nhà nước lùi, thị trường tiến; Nhà nước đứng yên, thị trường mở. Hiện tại, sự thay đổi của thị trường nhân tố sản xuất không thể diễn ra được nếu Nhà nước không thay đổi. Có thể hình dung rằng, nếu Nhà nước sở hữu và kiểm soát, thì thị trường sẽ méo mó, không thể vận hành đúng quy luật được.

Tất nhiên, thực tiễn cho thấy, việc chọn khâu đột phá, công cụ và con người đủ năng lực thực hiện phù hợp đã khó, nhưng việc tìm kiếm động lực, áp lực để thực hiện bằng được có lẽ còn khó hơn. Như tôi đã nói, cách tốt nhất để tự soi mình, cũng là cách để tạo động lực, áp lực cho sự thay đổi của chính mình là tham gia các xếp hạng với các nền kinh tế trên toàn cầu.

Khi chúng ta tuyên bố với thế giới là đang chuyển sang kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập, đầy đủ, thì chúng ta phải thể hiện nỗ lực của mình, phải vươn lên các thứ bậc cao hơn, chứ không thể cứ ở mức trung bình, trung bình thấp như hiện tại.

Mức khá của Việt Nam trên các bảng xếp hạng về tự do kinh tế, quản trị nhà nước ở đây còn có hàm ý là không quá nhiều nhà nước, không quá nhiều thị trường.

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế thị trường hiện đại, trong đó định hướng xã hội chủ nghĩa là việc Nhà nước xã hội chủ nghĩa làm nhiều hơn và thực hiện tốt hơn các chức năng xã hội của mình.

Ví dụ, Nhà nước tạo nhiều hơn cơ hội phát triển cho người dân; đảm bảo công bằng hơn cho tiếp cận cơ hội phát triển, nhất là đối với nhóm người yếu thế trong xã hội. Nhà nước thực hiện chiến lược tăng trưởng toàn diện, chia sẻ công bằng lợi ích phát triển cho các nhóm dân cư, các vùng kinh tế.

Nhà nước đầu tư phát triển vào các vùng, lĩnh vực mà kinh tế tư nhân không làm, hoặc không làm được; Nhà nước không đầu tư kinh doanh, đơn thuần tìm kiếm lợi nhuận. Nhà nước chi tiêu nhiều hơn cho phát triển giáo dục, y tế, chăm sóc sức khoẻ của người dân và an sinh xã hội; Nhà nước vì dân phục vụ nhiều hơn; Nhà nước vì dân nhiều hơn so với các nền kinh tế thị trường khác.

Quan điểm của tôi là, trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, có lẽ vế Nhà nước nên nhiều hơn một chút, nhưng không nhiều quá.

“Nhiều quan điểm nhấn mạnh mô hình nhà nước điều chỉnh sẽ là sự lựa chọn tối ưu cho Việt Nam. Tuy nhiên, từ góc nhìn của mình, tôi cho rằng nếu theo mô hình nhà nước điều chỉnh, Việt Nam sẽ rơi vào bẫy thu nhập trung bình, vì văn hóa của Việt Nam khác với Anh, Mỹ. Việt Nam chuyển từ kế hoạch hóa tập trung sang thị trường thì mô hình nhà nước kiến tạo phát triển phù hợp hơn, bởi đây là mô hình chuyển tiếp. Ở mô hình này, vai trò của nhà nước trong hoạch định rất quan trọng”.

TSNguyễn Sỹ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

  • DIỄN ĐÀN CẢI CÁCH 2021-2025 (BÀI 9): Cơ chế khung pháp lý thử nghiệm

    DIỄN ĐÀN CẢI CÁCH 2021-2025 (BÀI 9): Cơ chế khung pháp lý thử nghiệm

    04:00, 04/09/2021

  • Diễn đàn cải cách 2021-2025 (Bài 8): “Khai tử” giấy phép con

    Diễn đàn cải cách 2021-2025 (Bài 8): “Khai tử” giấy phép con

    04:00, 29/08/2021

  • Diễn đàn cải cách 2021-2025 (Bài 7): Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực

    Diễn đàn cải cách 2021-2025 (Bài 7): Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực

    11:00, 26/08/2021

  • Diễn đàn cải cách 2021-2025 (Bài 6): Sửa đổi toàn diện Luật Đất đai

    Diễn đàn cải cách 2021-2025 (Bài 6): Sửa đổi toàn diện Luật Đất đai

    11:06, 19/08/2021

  • Diễn đàn cải cách 2021-2025 (Bài 5): Cải cách pháp luật kinh doanh

    Diễn đàn cải cách 2021-2025 (Bài 5): Cải cách pháp luật kinh doanh

    04:20, 14/08/2021

  • DIỄN ĐÀN CẢI CÁCH 2021-2025 (Bài 4): Động lực cải cách từ cơ sở

    DIỄN ĐÀN CẢI CÁCH 2021-2025 (Bài 4): Động lực cải cách từ cơ sở

    05:00, 07/08/2021

  • DIỄN ĐÀN CẢI CÁCH 2021-2025 (Bài 3): Ba trọng tâm của cải cách

    DIỄN ĐÀN CẢI CÁCH 2021-2025 (Bài 3): Ba trọng tâm của cải cách

    11:06, 04/08/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
DIỄN ĐÀN CẢI CÁCH 2021-2025 (BÀI 10): Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO