Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2021: Loạt kiến nghị của chuyên gia quốc tế

MINH CHÂU 05/12/2021 14:51

Tiếp tục Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 với chủ đề "Phục hồi và phát triển bền vững", các đại biểu quốc tế cũng đưa ra nhiều kiến nghị cho chương trình phục hồi và phát triển kinh tế của Việt Nam.

>>Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2021: Đề xuất các gói hỗ trợ khoảng 666.000 tỷ đồng

Tại diễn đàn, ông Francois Painchaudm Trưởng đại diện Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Việt Nam cho biết, để có thể tận dụng các cơ hội phục hồi phát triển kinh tế trong bối cảnh hiện nay, cần phải đảm bảo ổn định vĩ mô về cả tài khóa cũng như tiền tệ. Từ kinh nghiệm ứng phó dịch COVID-19, Việt Nam đã rút ra bài học đẩy mạnh đầu tư cho y tế, an sinh xã hội, tiến hành các chương trình hỗ trợ người lao động khu vực phi chính thức.

Cần những chính sách quyết liệt hơn

“Các chương trình này cần được đẩy mạnh nhân rộng, tiến hành kịp thời hơn, quyết liệt hơn và làm cho dễ tiếp cận hơn nữa. Trong tương lai, có thể Việt Nam sẽ còn gặp những thách thức mới, vậy nên cần có cơ chế để ứng phó với những khó khăn này”, ông Painchaudm nêu quan điểm.

Theo ông Painchaudm, Việt Nam có cơ hội lớn để hỗ trợ phục hồi kinh tế, cần đầu tư dài hạn vào chuyển đổi nền kinh tế, cải thiện kỹ năng, nâng cao kết nối, số hóa, xây dựng Chính phủ điện tử để Chính phủ hoạt động hiệu quả hơn, năng suất hơn. Cùng với đó, đẩy mạnh hiệu quả thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, tăng cường cải thiện hiệu suất lao động ở cả khối doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân.

“Việt Nam đã có nền tảng để cải cách cơ cấu, hiện nay là thời điểm phù hợp để triển khai một cách khẩn trương hơn nữa”, đại diện IMF nhấ mạnh.

Ông Francois Painchaudm Trưởng đại diện Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Việt Nam.

Ông Francois Painchaudm - Trưởng đại diện Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Việt Nam.

Giải pháp về y tế và sức khỏe là quan trọng nhất

Còn theo ông Andrew Jeffries, Giám đốc ngân hàng phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam, thời gian tới, giải pháp về y tế và sức khỏe là quan trọng nhất. Bên cạnh đó, ông Jeffries lưu ý cần quản lý nợ công cẩn trọng và chặt chẽ, mở rộng về tài khóa…

“Có nhiều dư địa cho việc thuyết phục vay vốn và phục hồi. Để phục hồi cần có nhiều gói kích cầu và kích thích nền kinh tế trong ngắn hạn, cùng với đó là việc cải cách thuế, chi tiêu ngân sách, huy động nguồn lực. Đồng thời, các ngân hàng tham gia rất nhiều vào cơ sở hạ tầng của khu vực, trong khi đó nhu cầu của Việt Nam rất lớn. Đầu tư công và cơ sở hạ tầng là xương sống của nền kinh tế”, đại điện kiến nghị.

ông Andrew Jeffries, Giám đốc ngân hàng phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam.

Ông Andrew Jeffries - Giám đốc ngân hàng phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam.

Tham gia trực tuyến tại tọa đàm, bà Carolyn Turkm Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, đưa ra 4 khuyến nghị dành cho Việt Nam.

Thứ nhất, Việt Nam cần tiếp tục đầu tư cho hệ thống y tế. Theo bà Turkm, Việt Nam đang làm rất tốt công tác tiêm vaccine cho người dân với tốc độ bao phủ vaccine ấn tượng.

“Việt Nam nên tiếp tục đẩy mạnh việc đặt hàng và phân phối vaccine ngừa Covid-19, đồng thời cũng cần lên kế hoạch phân phối vắc-xin trong tương lai. Ngoài ra, chúng tôi cho rằng, Việt Nam nên cân nhắc khả năng tái xây dựng hệ thống y tế hậu đại dịch”, bà Turkm kiến nghị.

Thứ hai, bà Turkm cho rằng Việt Nam nên cân nhắc việc sử dụng cả chính sách tài khóa và tiền tệ để tái thiết nền kinh tế, đặc biệt là giảm sự cứng nhắc trong hệ thống phân bổ ngân sách, cho phép nguồn vốn được phân bổ dễ dàng hơn giữa các danh mục chi tiêu. Cùng với đó, phải cân nhắc kỹ lưỡng hơn về danh mục các khoản đầu tư hiện nay.

“Hiện danh mục đầu tư có rất nhiều dự án có tên nhưng chưa có thiết kế chi tiết, chưa có nghiên cứu khả thi để triển khai. Tôi tin rằng, quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng một danh mục đầu tư tốt là yếu tố then chốt để quá trình đầu tư vào các hoạt động phục hồi kinh tế diễn ra nhanh chóng”, đại diện WB nhấn mạnh

Thứ ba, Việt Nam nên cân nhắc đến tính hiệu quả không chỉ trong các doanh nghiệp, nhằm nâng cao năng lực sản xuất, mà còn phải để tâm đến việc nâng cao tính hiệu quả của hoạt động chính phủ. Một cách để đạt được mục tiêu này là cân nhắc việc áp dụng các cơ chế số hóa mới để đạt được hiệu quả cao hơn.

Bà Carolyn Turkm Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam

Bà Carolyn Turkm - Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam.

>>Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2021: "Việt Nam cần có gói hỗ trợ đặc biệt để không bị lỡ nhịp"

Về phía chính phủ, theo bà Turkm, Việt Nam đã đạt được những bước tiến tích cực như quá trình phê duyệt đã được số hóa, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm để thực sự đạt được mục tiêu hợp lý và hiệu quả nhất. Cùng lúc đó, chính phủ cũng cần tính tới việc đầu tư cho các doanh nghiệp, để giúp họ ứng dụng được những công nghệ số mới, nhằm giúp cho Việt Nam giữ được vị thế tiên phong trong mặt trận đổi mới và công nghệ, bởi khu vực tư nhân sẽ là động lực cho quá trình phục hồi và phát triển của Việt Nam.

Thứ tư, Việt Nam nên cân nhắc tới tiêu dùng cá nhân, hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp, cho người dân.

“Các gói hỗ trợ kinh tế tại Việt Nam cho các doanh nghiệp, cá nhân, các hộ gia đình so với khu vực cho tới thời điểm này vẫn còn thấp, cho nên chúng ta có thể cân nhắc việc gia tăng hỗ trợ và chúng tôi tin rằng vẫn còn dư địa tài khóa để làm việc này”, bà Turkm phát biểu, đồng thời nhấn mạnh cần có quy trình triển khai mạnh mẽ và mục tiêu cụ thể, rõ ràng.

Có thể bạn quan tâm

  • Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2021: Quán triệt hai quan điểm khi đưa ra chính sách

    Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2021: Quán triệt hai quan điểm khi đưa ra chính sách

    14:17, 05/12/2021

  • Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2021: Đề xuất các gói hỗ trợ khoảng 666.000 tỷ đồng

    Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2021: Đề xuất các gói hỗ trợ khoảng 666.000 tỷ đồng

    12:47, 05/12/2021

  • Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2021: Tạo đột phá cho đầu tư công

    Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2021: Tạo đột phá cho đầu tư công

    12:21, 05/12/2021

  • Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2021: Công khai chính sách để doanh nghiệp tiếp cận thông tin

    Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2021: Công khai chính sách để doanh nghiệp tiếp cận thông tin

    11:16, 05/12/2021

  • Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 gợi ý những hàm ý chính sách

    Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 gợi ý những hàm ý chính sách

    10:58, 05/12/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2021: Loạt kiến nghị của chuyên gia quốc tế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO