Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 5 nhằm đề xuất giải pháp duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, thực hiện thành công các mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2030.
Ngày 17/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên toàn thể Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 5 với chủ đề “Kinh tế Việt Nam 2023: Ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn, vững vàng vượt qua thách thức.”
>>Kinh tế Việt Nam 2023: Vững vàng vượt qua thách thức
Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh; Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đồng chủ trì.
Trước khi diễn ra phiên toàn thể của Diễn đàn đã có 4 hội thảo chuyên đề do lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương đồng chủ trì tổ chức, với các chủ đề: Kiến tạo không gian phát triển và các động lực tăng trưởng kinh tế mới; Lành mạnh hóa thị trường tài chính và thị trường bất động sản để phát triển kinh tế nhanh và bền vững; Đẩy nhanh tháo gỡ những điểm nghẽn về đầu tư công và nút thắt về vốn cho doanh nghiệp; Bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi và việc làm gắn với phát triển kinh tế năm 2023.
Phát biểu khai mạc phiên toàn thể của Diễn đàn, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh cho biết những bất cập, hạn chế từ nội tại của nền kinh tế cùng với bối cảnh thế giới đang có nhiều diễn biến bất lợi, có nhiều vấn đề mới phát sinh chưa có tiền lệ... đang đặt ra thách thức gay gắt đối với ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định tài chính, tiền tệ, nợ công, an ninh năng lượng và các vấn đề an sinh xã hội trong nước; tác động trực tiếp tới việc thực hiện các mục tiêu phát triển cả trước mắt và dài hạn.
Diễn đàn góp phần chỉ ra được Việt Nam cần phải làm gì để duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế để hạn chế tối đa các rủi ro và bất ổn cho nền kinh tế; nhận diện đúng các cơ hội, những khó khăn thách thức và đề xuất các chủ trương, chính sách thích ứng phù hợp là điều kiện cần để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thực hiện thành công các mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 mà Nghị quyết Đại hội XIII cũng như các Nghị quyết của Đảng đã đề ra.
Phát biểu tại diễn đàn, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận, đồng tình, đánh giá cao các nội dung báo cáo của các bộ, cơ quan, ý kiến của đại biểu, các chuyên gia, các nhà khoa học. Thủ tướng cho rằng để ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn, vững vàng vượt qua thách thức, thì tất cả chúng ta từ nhà quản lý, người dân, chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp... đều phải vào cuộc. Càng khó khăn, phức tạp, càng phải đoàn kết, thống nhất, đồng lòng, chung sức cùng thực hiện; bảo đảm hài hòa lợi ích giữa nhà nước, người dân, doanh nghiệp, lợi ích hài hòa, rủi ro, khó khăn chia sẻ.
Nhân dịp này, Thủ tướng cảm ơn các nước, các tổ chức quốc tế, các chuyên gia, nhà khoa học quốc tế đã ủng hộ Việt Nam trong suốt những năm qua; đồng thời tiếp tục có nhiều ý kiến góp ý và những hành động thiết thực giúp Việt Nam phát triển, trên tinh thần tin cậy, chính xác, hiệu quả.
Chương trình có sự đồng hành của: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).
Có thể bạn quan tâm
Kỳ vọng “kỳ tích sông Hồng” từ hợp tác kinh tế Việt-Hàn
03:45, 18/12/2022
Kinh tế Việt Nam 2023: Vững vàng vượt qua thách thức
01:00, 18/12/2022
KINH TẾ 2023: Điều hành chính sách cân bằng giữa kiểm soát lạm phát với tăng trưởng
19:06, 17/12/2022
KINH TẾ 2023: Dòng vốn FDI là "lá phiếu tín nhiệm" để Việt Nam đối đầu "cơn gió ngược"
17:27, 17/12/2022
KINH TẾ 2023: Cần giải pháp đột phá khơi thông nguồn vốn cho doanh nghiệp
16:28, 17/12/2022
KINH TẾ 2023: Phải hình thành năng lực sản xuất quốc gia mới
14:56, 17/12/2022