KINH TẾ 2023: Cần giải pháp đột phá khơi thông nguồn vốn cho doanh nghiệp

Diendandoanhnghiep.vn Phát triển sản xuất kinh doanh, hoạt động của doanh nghiệp là tiền đề để ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế, do đó, cần giải pháp đột phá khơi thông nguồn vốn cho sản xuất.

>>>KINH TẾ 2023: Nhiều thách thức cần vượt qua

Tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2023, ông Nguyễn Đức Hải, Phó Chủ tịch Quốc hội đánh giá vượt qua nhiều khó khăn, trong khi nhiều nền kinh tế tăng trưởng âm, nền kinh tế Việt Nam năm 2022 vẫn phục hồi mạnh mẽ, tăng trưởng GDP ước đạt 8%, thu ngân sách vượt dự toán, vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm, các tổ chức quốc tế tiếp tục dự báo tích cực về triển vọng kinh tế Việt Nam.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải tại Diễn đàn.

Trước tình hình khó khăn, Quốc hội đã kịp thời thể chế hóa các chủ trương của Đảng, chủ động ban hành các chính sách, góp phần vào những thành tựu của năm 2022 và chuẩn bị nền tảng cho năm 2023.

"Quốc hội sẽ tiếp tục thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, hoàn thiện thể chế, pháp luật nhằm phát triển đồng bộ các loại thị trường, khơi thông các nguồn lực, trong đó có việc xem xét, thông qua một số luật quan trọng như Luật Đất đai, Luật nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Xây dựng…", Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Đức Hải cũng cho biết, Quốc hội sẽ tổ chức kỳ họp bất thường vào đầu tháng 1 năm 2023 với nhiều vấn đề quan trọng như quy hoạch tổng thể quốc gia, dự thảo Luật Khám chữa bệnh sửa đổi, các cơ quan đang gấp rút chuẩn bị cho kỳ họp quan trọng này, đáp ứng mong mỏi của cử tri, người dân và doanh nghiệp.

Diễn

Diễn đàn Kinh tế Việt Nam “Kinh tế Việt Nam 2023: Ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn, vững vàng vượt qua thách thức”. 

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ quan tâm một số nội dung trong định hướng điều hành, các chính sách, nhiệm vụ, giải pháp trong năm 2023 và thời gian tới, trong đó tiếp tục nghiên cứu chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.

Phó Chủ tịch Quốc hội khẳng định, ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh, hoạt động của doanh nghiệp là tiền đề để ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế, tạo việc làm, giảm thất nghiệp, tăng thu nhập cho người dân, người lao động nên cần có giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt, đột phá để khơi thông nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh.

Đặc biệt lưu ý mối quan hệ mật thiết, tính liên thông giữa tín dụng, thị trường trái phiếu, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản để điều hành đồng bộ, phù hợp. Điều hành lãi suất, tỷ giá, dự trữ ngoại hối, cung tiền sát thực với diễn biến tình hình KT-XH của đất nước; biên độ, thời gian điều chỉnh phải tính toán, dự báo phù hợp, có tầm nhìn, không gây sốc cho nền kinh tế; bảo đảm thanh khoản của hệ thống các tổ chức tín dụng, cung cấp đủ vốn cho nền kinh tế tập trung vào sản xuất, kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng; ổn định và phát triển thị trường lao động.

Phó Chủ tịch Quốc hội khẳng định, ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh, hoạt động của doanh nghiệp là tiền đề để ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế.

Phó Chủ tịch Quốc hội khẳng định, ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh, hoạt động của doanh nghiệp là tiền đề để ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế.

Bên cạnh đó, cần kiểm soát chặt chẽ lạm phát trong điều kiện áp lực lạm phát dai dẳng của nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới; lưu ý rủi ro lạm phát đến từ phía cầu do nới lỏng chính sách tài khóa, tiền tệ và đến cả từ phía cung do đứt gãy nguồn cung, giá năng lượng tăng cao; có giải pháp ổn định giá cả hàng hóa, bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản suất và đời sống nhân dân đặc biệt là điện, xăng, dầu.

>>>KINH TẾ 2023: Phải hình thành năng lực sản xuất quốc gia mới

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng yêu cầu điều hành các chính sách thích ứng với điều kiện hội nhập, linh hoạt trong ngoại giao, tránh để các nước áp dụng biện pháp phòng vệ đối với hàng hóa xuất khẩu.

“Xử lý dứt điểm các yếu kém, điểm nghẽn trong đấu thầu, mua sắm công, mua thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế; giải ngân vốn đầu tư công”, ông Nguyễn Đức Hải nhấn mạnh.

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng yêu cầu điều hành các chính sách thích ứng với điều kiện hội nhập, linh hoạt trong ngoại giao, tránh để các nước áp dụng biện pháp phòng vệ đối với hàng hóa xuất khẩu.

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng yêu cầu điều hành các chính sách thích ứng với điều kiện hội nhập, linh hoạt trong ngoại giao, tránh để các nước áp dụng biện pháp phòng vệ đối với hàng hóa xuất khẩu.

Đồng thời khẳng định cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, sửa đổi các cơ chế, chính sách bất cập, cản trở sự phát triển, cần thiết báo cáo cấp có thẩm quyền, trình Quốc hội xem xét, quyết định. Cần phân định rõ những nội dung bất cập, tồn tại nào do quy định trong các luật cần nghiên cứu sửa đổi, những nội dung nào do tổ chức thực hiện, do trách nhiệm của người đứng đầu, do tăng cường cơ chế phối hợp kiểm tra, giám sát, xử lý các vi phạm.

Chú trọng các giải pháp để phát triển theo chiều sâu và phát triển bền vững; phát triển kinh tế số; nâng cao chất lượng lao động, NSLĐ xã hội; phát triển và ứng dụng KHCN, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức.

Trong điều kiện mở rộng chính sách tài khóa để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế cần phối hợp đồng bộ với chính sách tiền tệ để ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; tiếp tục cơ cấu lại thu, chi NSNN; củng cố vai trò chủ đạo của NSTW; tiết kiệm, chống lãng phí, thất thoát trong quản lý, sử dụng ngân sách; kiểm soát bội chi, nợ công, giải quyết nợ xấu, các dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài để bảo đảm an ninh tài chính quốc gia; nghiên cứu, đánh giá tác động để tiếp tục có chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.

Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2023 được tổ chức dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2023 được tổ chức dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Cho biết năm 2023, Quốc hội sẽ tiếp tục cụ thể hóa các chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng nhằm hoàn thiện đồng bộ thể chế pháp luật và tạo điều kiện phát triển đồng bộ các thị trường, khơi thông nguồn lực, ông Nguyễn Đức Hải cho biết Quốc hội sẽ xem xét, thông qua một số dự án Luật quan trọng như Luật Đất đai, Luật Đấu thầu, Luật Giá, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản, Luật Hợp tác xã… Đồng thời, Quốc hội sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động giám sát như đánh giá, tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; giám sát chuyên đề việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội đối với 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là đánh giá giữa kỳ kết quả triển khai thực hiện các kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 về: phát triển kinh tế - xã hội, cơ cấu lại nền kinh tế, đầu tư công trung hạn, tài chính quốc gia và vay, trả nợ công.

“Hiện nay Chính phủ đang tích cực để trình Quốc hội xem xét Quy hoạch tổng thể quốc gia là cơ sở quan trọng định hình không gian phát triển, lộ trình phát triển và nguồn lực phát triển của quốc gia”, Phó Chủ tịch Quốc hội chia sẻ.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết KINH TẾ 2023: Cần giải pháp đột phá khơi thông nguồn vốn cho doanh nghiệp tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713521353 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713521353 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10