Mỗi người lái xe trên đường tuân thủ nghiêm túc luật lệ, biết nhường nhịn người khác thì sẽ đảm bảo an toàn cho chính mình và những người xung quanh.
Từ ngày 15/7, cảnh sát giao thông cả nước sẽ đồng loạt ra quân kiểm tra xử lý nghiêm các hành vi vi phạm để chấn chỉnh trật tự an toàn giao thông.
Hàng năm, nước ta đều có những đợt ra quân như thế. Trong những đợt ra quân lần trước, tình hình giao thông được cải thiện theo hướng tốt. Sau đó, mọi chuyện lại trở lại bình thường. Nghĩa là tái diễn những hành vi vi phạm khiến giao thông trở lại phức tạp, lộn xộn.
Có thể bạn quan tâm
06:54, 15/07/2019
07:00, 12/07/2019
07:02, 11/07/2019
06:13, 10/07/2019
11:00, 08/07/2019
11:02, 05/07/2019
05:15, 03/07/2019
Phải thừa nhận, không lực lượng chức năng nào có đủ người ra quân hàng ngày, đi khắp các nẻo đường để xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm luật giao thông.
Cần sự tử tế trong giao thông! Tử tế không phải là điều quá xa vời, lắm khi là những hành động đơn giản, xử sự phù hợp. Chẳng hạn, biết nhường nhịn và tuân thủ pháp luật khi tham gia giao thông vừa góp phần xây dựng văn minh đô thị, an toàn cho mình và người khác, góp phần giảm kẹt xe.
Mới đây tôi đi bộ đứng dưới lòng đường ở ngay ngã ba, nhìn phía trước nên không biết có chiếc xe ôtô phía sau từ trong hẻm đi ra đợi mình làm cho các xe khác ùn lại.
Lát sau có người đi đối diện nhắc nhở nên tôi quay lại mới nhìn thấy và tránh sang một bên, sau đó chiếc xe ôtô từ từ chuyển bánh. Tôi ngạc nhiên vì không nghe tiếng còi, đèn xinhan.
Hằng ngày đi làm, nhiều lần tôi thấy những hình ảnh ấn tượng trên đường, vẻ đẹp ý thức gia thông. Như tại giao lộ Điện Biên Phủ - Đinh Tiên Hoàng, người đi bộ được nhường đường, người già và trẻ em được cảnh sát giao thông hướng dẫn qua đường. Trên đường Võ Thị Sáu giờ cao điểm hay ùn tắc giao thông, nhiều người vẫn chờ đợi rồi lần lượt di chuyển.
Nhớ lần trên xe buýt, ngồi cạnh tôi là cô gái còn rất trẻ có lẽ là sinh viên đang chăm chú vào điện thoại, nghe nhạc qua tai phone, lúc một người phụ nữ ôm con nhỏ bước lên xe, cô gái đứng bật dậy nhường chỗ và nói “Chị ngồi bế cháu cho đỡ mệt”.
Quan sát tôi thấy những người xung quanh nhìn cô gái với ánh mắt trìu mến, thiện cảm. Đó là những cử chỉ văn hóa ứng xử, vẻ đẹp ý thức, nhường nhịn, từ tế trong giao thông.
Ban biên tập Báo Diễn đàn Doanh nghiệp mở diễn đàn “NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ” mong nhận được những ý kiến, bài viết của quý độc giả, học giả, chuyên gia về vấn đề trên. Bài viết phù hợp sẽ được chúng tôi đăng tải kèm theo chế độ nhuận bút nhanh và hấp dẫn. Bài vở xin gửi về hòm thư nguoiviettute@dddn.com.vn Lưu ý: Tác giả để lại địa chỉ và số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ. |
Du lịch đến Thái Lan thấy đường phố cũng đông xe, không có cảnh sát giao thông nhưng các phương tiện vẫn lưu thông theo trật tự, tôi hỏi thăm thì được hướng dẫn viên giải thích: Các loại phương tiện đều phải lưu thông theo làn đường quy định và người dân đã hình thành thói quen. Ai vi phạm sẽ trở nên rất kỳ dị dưới con mắt những người khác.
Buổi tối, đứng trên lầu cao khách sạn ở Bangkok nhìn xuống, tôi thấy hàng dài ô tô nối đuôi nhau dịch chuyển rất chậm dù bên cạnh là làn đường dành cho xe máy đang trống, không có chiếc ô tô nào lấn làn hay bấm còi và lưu thông sai phần đường đã quy định.
Ở nước ta, đặc biệt tài các độ thị lớn như Hà Nội và TP.HCM, bên cạnh những người tuân thủ quy định giao thông vẫn còn rất nhiều trường hợp xấu xí và không tuân thủ luật giao thông.
Dễ thấy nhất vào giờ cao điểm, xảy ra ùn tắc giao thông, nhiều người chạy xe ngược chiều, cứ có chỗ trống là chen vào, vội vàng, hấp tấp… Lưu thông lộn xộn, bóp còi inh ỏi, lấn làn. Tại nhiều ngã tư và nút giao thông, vạch kẻ dành cho người đi bộ trở thành nơi xe máy dừng chờ đèn tín hiệu, người thì vô tư vượt đèn đỏ. Từ một va quẹt nhỏ cũng có thể dẫn đến bức xúc, tranh cãi và ẩu đả, dựng xe dưới đường cản trở giao thông.
Trên phương tiện công cộng, người trẻ vô tư không nhường chỗ cho người già và trẻ em. Những hành động như vậy đâu chỉ thiếu tử tế, người đó đã trở nên xấu xí trong mắt mọi người xung quanh, giảm đi chất lượng cuộc sống, gây ức chế và xung đột không đáng có.
Chính những hành động xấu xí đó làm cuộc sống trở nên căng thẳng, di chuyển chậm hơn, thiệt hại xảy ra hay hậu quả để lại trước tiên bản thân người gây ra phải gánh chịu.
Có ý kiến đổ lỗi văn hóa giao thông xuống cấp ở xứ ta là do hạ tầng đường sá yếu kém, không dành đường sẽ bị người khác chạy xe vượt qua, người trẻ không nhường chỗ cho người già và trẻ em cũng chẳng sao!
Nếu nghĩ vậy, e rằng không có cơ sở. Hạ tầng giao thông ở Lào và Myanma kém hơn Hà Nội và TP.HCM nhưng họ tuân thủ luật lệ và ứng xử nhường nhịn nhau, ai qua đó hẳn sẽ thấy hiếm trường hợp dành đường. Có lẽ chúng ta đã lỡ quen ứng xử không nhường nhịn và dễ dàng vi phạm luật lệ giao thông.
Thật ra, cơ quan chức năng không thể nào có đủ người để đi khắp nơi, phát hiện và xử lý vi phạm. Hà Nội và TP.HCM ước tính có hàng triệu phương tiện lưu thông giờ cao điểm, chỉ vài chiếc xe lưu thông sai làn đường hay dừng đậu trái phép là cũng có thể xảy ra kẹt xe, dành đường càng tạo ra cảnh lộn xộn và càng kẹt xe, bấm còi inh ỏi càng dễ gây ức chế, hậu quả tất cả người trong cuộc gánh chịu.
Thiết nghĩ trong khi chờ nâng cấp hạ tầng, bên cạnh phạt nặng các lỗi vi phạm là việc của cơ quan chức năng, mỗi người lái xe trên đường cả ô tô lẫn xe máy hãy tuân thủ nghiêm túc luật lệ, biết nhường nhịn người khác thì sẽ đảm bảo an toàn cho chính mình và những người xung quanh, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông, giảm ức chế, xây dựng đời sống văn minh đô thị với sự tử tế.
Tất nhiên cơ quan chức năng cũng phải có biện pháp tuyên truyền hiệu quả hơn nữa theo hướng mưa dầm thấm lâu, chứ đừng hô hào và phổ biến theo phong trào hết đợt rồi thôi.