[Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ]: Cần dẹp thói nịnh bợ cấp trên

Trần Văn Trãi (TP.HCM) 11/07/2019 07:02

Trao cơ hội cho những người có khả năng thật sự chính là trực tiếp nâng tầm sức mạnh đất nước, bộ máy công quyền và các tổ chức xã hội, góp phần xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao.

Người tử tế thường không thích luồn cúi, nịnh bợ. Em tôi làm việc ở cơ quan nhà nước kể rằng, một đồng nghiệp thạc sĩ kỹ thuật đào tạo ở Anh, thẳng tính và được đồng nghiệp đánh giá cao chuyên môn nhưng đã xin nghỉ việc. Hỏi nguyên nhân được anh ấy cho biết “Ở lại không thể phát triển, không có công bằng”.

Trước đó trong danh sách quy hoạch cán bộ, dù được đánh giá cao nhưng vẫn không có tên anh, lại có tên những người giỏi lấy lòng thủ trưởng. Nghe kể lại những người này thường cho rằng thủ trưởng nói gì cũng đúng, không bao giờ dám nói hoặc làm gì trái ý, biết rõ ngày sinh nhật và tổ chức tặng quà cho vợ con thủ trưởng… Qua đó, rất được lòng thủ trưởng.

Còn anh bị cho không được lòng thủ trưởng dù luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, ngoài chuyên môn giỏi còn có khả năng thông dịch tiếng Anh và làm việc trực tiếp với đối tác người nước ngoài.

Có thể bạn quan tâm

  • [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ]: Cảm động tấm gương

    [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ]: Cảm động tấm gương "hiệp sĩ" 17 năm “cõng” loa đi tuyên truyền giao thông

    06:13, 10/07/2019

  • [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ] Ấm lòng quán cơm 2.000 đồng phục vụ người nghèo

    [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ] Ấm lòng quán cơm 2.000 đồng phục vụ người nghèo

    04:55, 09/07/2019

  • [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ]: Người lớn hãy là những tấm gương tử tế

    [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ]: Người lớn hãy là những tấm gương tử tế

    11:00, 08/07/2019

  • [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ]: Tử tế đừng im lặng trước cái xấu

    [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ]: Tử tế đừng im lặng trước cái xấu

    11:02, 05/07/2019

  • [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ] Sự tử tế từ những tấm gương không bao giờ cũ

    [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ] Sự tử tế từ những tấm gương không bao giờ cũ

    06:33, 04/07/2019

  • [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ] Nhắc nhau một tiếng cũng góp phần tử tế

    [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ] Nhắc nhau một tiếng cũng góp phần tử tế

    05:15, 03/07/2019

  • [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ] Không giữ chữ tín sao mong làm lớn?

    [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ] Không giữ chữ tín sao mong làm lớn?

    05:05, 02/07/2019

Mỗi người có cách nhìn nhận vấn đề, hành xử khác nhau. Người có lòng tự trọng, bản lĩnh thường tự tin nhưng lắm khi lại bị nghĩ khác!

Có lần tôi đi họp phản biện “Báo cáo đánh giá tác động môi trường” ở cơ quan cấp sở, một vị tiến sĩ từ chối nhận phong bì do đơn vị tư vấn gởi, lúc đó hình như ai cũng ngạc nhiên và có người thắc mắc. Người chủ trì họp nói “Đừng ngại, chỉ là tiền ăn trưa thôi mà”. Tiến sĩ này đã trả lời “Cảm ơn. Tôi thường về nhà ăn trưa với gia đình” rồi ra về.

Vị tiến sĩ này tôi biết là người tử tế nhưng vẫn có người nói rằng “Chắc có điều gì phật ý ông ấy rồi”. Nhưng không phải vậy, tờ giấy A4 để lại trên bàn đã chứng minh, vị tiến sĩ đã nhận xét tốt cho “Báo cáo đánh giá tác động môi trường” mặc dù trước đó trong cuộc họp có nhiều thành phần, hầu như ai cũng đồng ý với quan điểm người chủ trì phát biểu nhưng chỉ có duy nhất vị tiến sĩ này góp ý phản biện. 

Nịnh bợ với động cơ xấu, mục đích không trong sáng xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Ở đó, cấp trên thường thích được tâng bốc, nhiều lúc lạm quyền như ra uy “sinh sát” và ban phát chỗ ngồi cho cấp dưới hay nhân viên bất kể năng lực. Mặt khắc, cấp dưới kém năng lực, muốn thuận lợi hơn nên mới phải nịnh bợ cấp trên để giữ chỗ và tìm cách tiến thân.

Trước đây, người ta thường quan niệm cần phải kiếm việc đúng chuyên môn đã học. Tuy nhiên, ngày nay, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, miễn là có năng lực, rất nhiều nơi trong và ngoài nước cần tuyển người đáp ứng nhu cầu.

Như bạn tôi tốt nghiệp thạc sĩ ở Mỹ về nước, ba lần mang hồ sơ xin việc đến một cơ quan đúng chuyên ngành mà mình đã học, sau đó cũng gặp được lãnh đạo phỏng vấn rồi vào làm việc vài tháng cảm thấy nản lòng với môi trường thiếu chuẩn mực vì cấp trên thích nịnh bợ, cấp dưới cũng muốn nịnh bợ. Nhân lúc một tập đoàn lớn có trụ sở ở Singapore đăng tuyển dụng, bạn tôi nộp hồ sơ thi trúng tuyển làm việc, nhận mức lương 2.500 USD vào năm 2017.

Nịnh bợ cấp trên với động cơ và mục đích không trong sáng phần lớn xuất phát từ người đứng đầu, thủ trưởng, lãnh đạo, quản lý ở nơi đó thiếu chuẩn mực và thích được tâng bốc. Trong công tác đánh giá và bổ nhiệm cán bộ chưa làm tốt tinh thần dân chủ, minh bạch, công khai. Đề bạt, bổ nhiệm cán bộ chủ yếu dựa vào quan hệ cảm tình và ý kiến cấp trên. Vì vậy cấp dưới, nhân viên mới tranh thủ tận dụng cơ hội nịnh bợ với hy vọng thăng tiến hơn.

Ban biên tập Báo Diễn đàn Doanh nghiệp mở diễn đàn “NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ” mong nhận được những ý kiến, bài viết của quý độc giả, học giả, chuyên gia về vấn đề trên.

Bài viết phù hợp sẽ được chúng tôi đăng tải kèm theo chế độ nhuận bút nhanh và hấp dẫn.

Bài vở xin gửi về hòm thư nguoiviettute@dddn.com.vn

Lưu ý: Tác giả để lại địa chỉ và số điện thoại để chúng tôi liên hệ gửi nhuận bút khi bài viết được đăng.

Đã có những bài học đau xót trong bổ nhiệm cán bộ không đủ phẩm chất, năng lực giữ các vị trí trọng yếu. Điển hình thời gian qua hàng loạt cán bộ vi phạm pháp luật, phải trả giá khi bị kỷ luật và khởi tố. Mới đây, phó phòng phòng chống tham nhũng cơ quan thanh tra cấp bộ ngành bị bắt quả tang nhận hối lộ khi chỉ mới được bổ nhiệm vài tháng. Công tác cán bộ có đổi mới hơn nhưng trên thực tế vẫn không tránh khỏi kẽ hở để kẻ kém năng lực tranh thủ cơ hội, nịnh bợ để tiến thân trong bộ máy.

Đội ngũ nhân sự chất lượng luôn là lực lượng lao động đặc biệt quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế. Loại bỏ những kẻ kém tài, thích nịnh bợ và trao cơ hội cho những người có khả năng thật sự chính là trực tiếp nâng tầm sức mạnh đất nước, bộ máy công quyền và các tổ chức xã hội, góp phần xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao.

Thủ tướng Chính phủ vừa qua đã phê duyệt đề án văn hóa công vụ, trong đó có quy định không được nịnh bợ lấy lòng vì động cơ không trong sáng và cả việc thanh tra thưởng phạt đối với những trường hợp vi phạm.

Nhiều nhà quản lý, chuyên gia đã lên tiếng đề xuất giải pháp dẹp tình trạng nịnh bợ trong hệ thống công quyền
Nịnh bợ có muôn hình vạn trạng, không dễ xác định, càng khó tìm bằng chứng. Nên chăng bên cạnh những giải pháp tuyên truyền, vận động, thưởng phạt… Cần tạo nền tản bằng những giá trị cốt lõi, chuẩn mực, công bằng trong môi trường làm việc công khai trên diện rộng và có sự giám sát chặt chẽ bởi nhiều thành phần sẽ hiệu quả hơn.

Dẹp tình trạng nịnh bợ cấp trên nên bắt đầu từ khâu nhân sự, công tác cán bộ sao cho có sự cạnh tranh một cách thật sự công bằng, tổ chức thi tuyển chọn người thích hợp nhất. Cần cơ quan chuyên trách độc lập đứng ra tổ chức thi tuyển cán bộ, tiêu chí tuyển chọn cả chuyên môn lẫn văn hóa. Nơi nào cần tuyển dụng, bổ nhiện cán bộ thì đăng ký. Những nơi đề bạt, bổ nhiệm cán bộ phải công khai các tiêu chí, khuyến khích mọi người đủ điều kiện có thể ứng cử. Quyết định nhân sự đưa lên thông tin đại chúng, báo chí về việc xem xét và đánh giá người được đề bạt bổ nhiệm. Được vậy sẽ góp phần hạn chế nịnh bợ cấp trên tồn tại bấy lâu.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
[Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ]: Cần dẹp thói nịnh bợ cấp trên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO