[Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ] Thầy cô không phải là “cái hố” trách nhiệm!

Thanh Bình (Hà Trung, Thanh Hoá) 24/06/2019 05:02

Câu chuyện gần 668 thí sinh bị điểm liệt môn toán ở Khánh Hoà đang nhận được sự quan tâm lớn từ dư luận, trong đó có không ít ý kiến đổ trách nhiệm cho thầy cô.

Đề thi môn Toán trong kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập năm nay tại tỉnh Khánh Hòa được các thầy cô đánh giá là không quá khó, nội dung xoay quanh chương trình lớp 9 và có sự phân hóa đối với từng học sinh, nhưng lại có quá nhiều điểm liệt (668 bài).

Ngay sau khi con số này được thông báo lên các kênh truyền thông, “quả bóng trách nhiệm” lại bị đổ lên ngay đầu của các thầy cô giáo, những người đã trực tiếp giáo dục con trẻ. Không ít người đổi lỗi cho giáo viên hời hợt trong giảng dạy, chạy theo bệnh thành tích, chạy theo chỉ tiêu cần đạt.

Đúng là con số 668 điểm liệt môn toán tại Khánh Hòa, tỉ lệ này chiếm khoảng 5% số thí sinh dự thi vào lớp 10 ở Khánh Hòa. Con số tỉ lệ này cũng có thể là lớn nhất trên cả nước, gấp 28 – 29 lần ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh (khoảng 0,17%-0,18% số học sinh bị điểm 0 môn Toán).

Vì thế, đã có những ý kiến chỉ trích thầy cô - những người trực tiếp giảng dạy các em. Họ nói cần kiểm tra lại phương pháp giảng dạy, sự quan tâm của giáo viên, lương tâm nhà giáo cần coi trọng vì thế hệ tương lai: “Thầy giỏi trò mới giỏi, thầy cô phải tự nhận trách nhiệm cho những “sản phẩm bị lỗi” này, đừng nên đổ cho ai khác. Còn nếu cho rằng do học sinh không chịu học, vậy thì cần hỏi thầy cô dạy như thế nào mà học sinh không chịu học?”  - Có người gay gắt nói.

Có thể bạn quan tâm

  • [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ] Xã hội sẽ đẹp hơn khi lòng tham trong mỗi người được khắc chế

    [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ] Xã hội sẽ đẹp hơn khi lòng tham trong mỗi người được khắc chế

    06:00, 23/06/2019

  • [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ] Hãy tử tế khi tham gia giao thông

    [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ] Hãy tử tế khi tham gia giao thông

    05:30, 22/06/2019

  • [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ] Báo chí hãy lan tỏa sự tử tế

    [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ] Báo chí hãy lan tỏa sự tử tế

    06:05, 21/06/2019

  • [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ] Khi “thượng phương bảo kiếm” trao nhầm người

    [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ] Khi “thượng phương bảo kiếm” trao nhầm người

    05:31, 20/06/2019

  • [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ] Thay đổi thói quen sẽ hạn chế rác thải nhựa

    [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ] Thay đổi thói quen sẽ hạn chế rác thải nhựa

    05:30, 19/06/2019

  • [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ] Nên bỏ thói quen trễ hẹn

    [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ] Nên bỏ thói quen trễ hẹn

    15:30, 18/06/2019

  • [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ] Cần loại trừ

    [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ] Cần loại trừ "văn hoá… dung tục"

    11:00, 17/06/2019

  • [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ] Hãy dạy trẻ nghĩ, hiểu và dám là chính mình

    [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ] Hãy dạy trẻ nghĩ, hiểu và dám là chính mình

    08:00, 14/06/2019

  • [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ] Cái tốt phải biết nhìn mới thấy!

    [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ] Cái tốt phải biết nhìn mới thấy!

    05:14, 13/06/2019

Dĩ nhiên, thầy cô cũng có phần trách nhiệm nhưng không phải vì thế mà chúng ta chỉ biết đổ lỗi và không thể đổ hết lỗi cho thầy cô giáo được. Chúng ta phải nhìn nhận một cách khách quan và công tâm một chút!

Bởi vì, thầy cô chỉ góp phần vào đó 30%, 70% còn lại là do sự phấn đấu, nổ lực không ngừng của học sinh. Qua khảo sát của Sở Giáo dục Khánh Hòa, một trong những nguyên nhân là do thí sinh đã chọn trước trường nghề nên không có tâm lý làm bài (có hơn 1.000 học sinh đã đăng ký vào các trường nghề); nhiều thí sinh chỉ ghi tên và số báo danh, hoặc chỉ viết lại đề bài.

Song song, bấy lâu nay không biết vì lý do gì mà chúng ta đã vô tình tước đi quyền trách phạt học sinh, mất cái quyền cho học sinh lưu ban nếu học sinh học yếu kém, biến người thầy thành thợ dạy đơn thuần đúng nghĩa.

Chẳng phải đó là vì “mệnh lệnh” của cấp trên, vì những tiêu chuẩn “trường chuẩn quốc gia”, “xã văn hóa”, “nông thôn mới”, “trường điểm”? Vì thế mà thực tế hầu hết các trường, các phòng giáo dục hiện nay rất “sợ” cho học sinh yếu kém ở lại lớp, thành thử mỗi một kỳ tổng kết năm học thì đều là một năm cào bằng và cho lên lớp bằng hết.

Thế mới có chuyện, học sinh đánh nhau lỗi là của thầy cô giáo không dạy dỗ đúng chuẩn mực; Học sinh yếu kém do năng lực của thầy cô yếu; Học sinh sai thầy cô cũng không được trách phạt,… Nhưng nếu học sinh giỏi, đạt các thành tích cao trong kỳ thi quan trọng, thì đó là vai trò của nhà trường; Những nỗ lực của ngành giáo dục và công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Vậy còn công ơn của thầy cô ở đâu?

Còn nhớ, khi xem thời sự về kỳ thi vào lớp 10 Hà Nội vừa qua, hình ảnh không ít học sinh khóc ròng khi bước ra khỏi cửa phòng thi môn Toán, thậm chí cả phụ huynh cũng khóc theo. Chẳng lẽ, các em bị gánh nặng tâm lý quá lớn, việc làm bài sai sót là thảm họa?

Có câu nói: “Yêu thương thì không kỳ vọng, nỗi sợ hãi ngập tràn kỳ vọng”. Những giọt nước mắt của phụ huynh khi con thi trượt, nhiều khi phụ huynh không hẳn sợ con không có con đường khác mà sợ mình xấu mặt với bà con khối phố, với xóm giềng. Vậy nên, nếu yêu con, hãy yêu cả lúc con chiến thắng hay thất bại, cả khi con trưởng thành hay lầm lỡ. Cuộc đời của các em đâu chỉ những kỳ thi đâu.

Một nền giáo dục kiểu gì mà khiến cả gia đình, học sinh phải đổ mồ hôi và nước mắt thì đâu còn là giáo dục. Tại sao chúng ta luôn coi thầy cô là những “cái hố” trách nhiệm mỗi khi ngành giáo dục có vấn đề? Tại sao chúng ta sẵn sàng áp đặt hết trách nhiệm cho giáo viên đối với sự phát triển nhân cách, kiến thức của mỗi học sinh, vậy trách nhiệm của gia đình và xã hội ở đâu?

Ban biên tập Báo Diễn đàn Doanh nghiệp mở diễn đàn “NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ” mong nhận được những ý kiến, bài viết của quý độc giả, học giả, chuyên gia về vấn đề trên.

Bài viết phù hợp sẽ được chúng tôi đăng tải kèm theo chế độ nhuận bút nhanh và hấp dẫn.

Bài vở xin gửi về hòm thư nguoiviettute@dddn.com.vn

Lưu ý: Tác giả để lại địa chỉ và số điện thoại để chúng tôi liên hệ gửi nhuận bút khi bài viết được đăng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
[Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ] Thầy cô không phải là “cái hố” trách nhiệm!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO