Điện thiếu và chính sách cho năng lượng tái tạo

Diendandoanhnghiep.vn Với mục tiêu kiên định của Quy hoạch điện VIII, mong Bộ Công Thương và các cơ quan hữu quan sớm ban hành các cơ chế thông suốt, rõ ràng, lâu dài cho lĩnh vực năng lượng tái tạo.

>>Phát triển điện mặt trời mái nhà “tự dùng” có lợi cho các bên tham gia

Cần sớm có cơ chế thực hiện hóa mục tiêu Quy hoạch điện VIII, đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo

Cần sớm có cơ chế thực hiện hóa mục tiêu Quy hoạch điện VIII, đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo

Thiếu điện và bài toán phát triển năng lượng tái tạo

Những ngày qua, nhiều khu vực ở TP HCM, Hà Nội, Bắc Giang, Quảng Ngãi xuất hiện tình trạng mất điện hàng tiếng đồng hồ, có khi 5-6 tiếng trong ngày, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh và sinh hoạt.

Đặc thù của sản xuất và tiêu thụ điện tại Việt Nam mang tính chu kỳ khí hậu, nhu cầu tiêu thụ đạt đỉnh vào mua khô nóng (từ tháng 4 - tháng 7 hàng năm), cùng thời điểm sản lượng điện từ thủy điện (nguồn có cơ cấu sản lượng điện lớn) lại đáp ứng ở mức thấp nhất. Khi biến đổi khí hậu, hạn hán gia tăng, các hồ thủy điện về mực nước chết hoặc gần mực nước chết, sẽ gây áp lực lên ngành điện trong việc đảm bảo cung ứng nhu cầu tiêu thụ.

Không phải năm nay, trong những ngày nắng nóng vừa qua 13 hồ thủy điện về đến mực nước chết, EVN buộc phải đặt hệ thống vào tình trạng báo động thiếu điện. Mà từ những năm 2018-2019 nguy cơ thiếu điện đã được EVN, các chuyên gia đưa ra cảnh báo. Khủng hoảng thiếu điện năm 2021-2022 của Trung Quốc do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và mục tiêu giảm phát thải đã tác động trực tiếp đến nền kinh tế, mà hậu quả của nó là mục tiêu tăng trưởng kinh tế sẽ bị đánh đổi.

Rất đáng mừng, ngày 20/5/2023 vừa qua có 15 nhà máy điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp với tổng công suất khoảng 1.200 MW đã được Bộ Công Thương thống nhất mức giá tạm thời bằng 50% giá trần của khung giá phát điện theo Quyết định số 21/QĐ.

>>NĂNG LƯỢNG XANH CHO DOANH NGHIỆP: Điều kiện tất yếu cho phát triển

>>TP Hồ Chí Minh cần cơ chế phát triển đột phá để tiên phong trung hòa phát thải

Mong chính sách

Cho dù vậy, nhiều chuyên gia cho rằng đây chỉ là giải pháp tạm thời trong giai đoạn cấp thiết. Quy hoạch điện VIII đã được ban hành với nhiều mục tiêu được thông qua, trong đó năng lượng tái tạo là hạn nhân của quy hoạch nguồn điện trong tương lai và nâng cấp lưới điện, áp dụng công nghệ xây dựng hệ thống lưới điện phân vùng thông minh là điều kiện tiên quyết cho an ninh năng lượng. Tuy nhiên, để đưa nhiệm vụ mục tiêu của Quy hoạch điện VIII vào thực tiễn, sử dụng hiệu quả các nguồn điện thì Bộ Công Thương cần phải sớm ban hành kế hoạch và hành lang pháp lý để thực hiện.

Người dân, các doanh nghiệp thậm chí Chính quyền các tỉnh thành phố đều mong chờ cơ chế và hướng dẫn đầy đủ của Bộ Công Thương và EVN để có thể tự nội tại khắc phục nguy cơ thiếu điện hiện nay.

Trước đó, tháng 3/2023, Sở Công Thương TP HCM báo cáo UBND đề xuất Chính phủ ban hành về cơ chế đặc thù để được phát triển nguồn phát điện tại chỗ. Trong đó, tập trung phát triển năng lượng mặt trời mái nhà để cung cấp cho lượng phụ tải rất lớn tại thành phố.

Phát điện mặt trời mái nhà phân tán tự dùng sẽ là giải pháp hữu hiệu, lâu dài giảm công suất đỉnh, giải phóng áp lực phụ tải cho lưới 110-220kv của thành phố. Đây là đề xuất đã được các chuyên gia trong nước, điện lực TP. Hồ Chí Minh và tổ chức quốc tế (WB) đánh giá là có tiềm năng, khả thi và mang lại lợi ích lâu dài cho thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng đề xuất khả thi này dường như bị bó chặt lại trong “cơ chế”, chưa có chính sách, chưa có hành lang pháp lý để thực hiện. Và như vậy người dân, doanh nghiệp tuy nắm trong tay giải pháp để khắc phục tình trạng thiếu điện, nhưng không thể thực hiện khi mà chưa có chính sách cho đấu nối của EVN.

Toàn cảnh Tọa đàm “Năng lượng xanh cho doanh nghiệp: Tính cấp thiết và vấn đề đặt ra trong thực tiễn” do Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức ngày 17/5/2023.

Toàn cảnh Tọa đàm “Năng lượng xanh cho doanh nghiệp: Tính cấp thiết và vấn đề đặt ra trong thực tiễn” do Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức ngày 17/5/2023.

Bên cạnh đó hàng loạt những rào cản như giấy phép xây dựng và thủ tục PCCC khiến người dân, doanh nghiệp “quay như chong chóng” theo các yêu cầu của EVN trong thời gian vừa qua liên quan đến điện mặt trời mái nhà.

Đối mặt với nguy cơ thiếu điện hiện hữu, EVN đã có hành loạt giải pháp cấp bách để đảm bảo cung ứng điện trong mùa khô 2023: nỗ lực tăng cấp than, nhường khí cho sản xuất điện, bổ sung nguồn điện, tăng cường tuyên truyền tiết kiệm điện. EVN và Bộ Công Thương hoàn toàn dự báo trước về thủy văn và nhu cầu tiêu thụ điện nhưng công tác dự báo và chuẩn bị không được chú trọng, để xảy ra tình trạng “nước đến chân mới nhảy”. EVN cũng có văn bản báo cáo Bộ Công Thương sớm ban hành hướng dẫn phát triển điện mặt trời mái nhà không phát điện lên lưới (zero export) để triển khai thực hiện. Người dân, doanh nghiệp chắc hẳn đang mong chờ sự ban hành hướng dẫn kịp thời của Bộ Công Thương, trong bối cảnh thiếu điện nay.

Thiết nghĩ, từ đề xuất của Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh nhìn ra các khu vực đô thị lớn khác trên cả nước thì việc phát triển điện mặt trời tự dùng phân tán là hướng đi đúng đắn và hiệu quả, có thể triển khai với quy mô đáng kể trong thời gian ngắn và không gây áp lực và ảnh hưởng lên lưới truyền tải nội vùng. Sau 31/12/2020 chính sách khuyến khích điện mặt trời hết hiệu lực, từ đó đến nay hệ thống điện mặt trời không còn được đấu nối vào lưới điện. Nhu cầu điện mặt trời tại các đô thị, đặc biệt là TP HCM vẫn rất cao, định hướng điện mặt trời mái nhà tự dùng đã được quy định ưu tiên trong QHĐ 8, Bộ Công Thương cần sớm ban hành hướng dẫn triển khai thực hiện cụ thể để phát huy được nội lực của hộ gia đình, doanh nghiệp.

Đạo luật mới của EU - Cơ chế Điều chỉnh carbon Biên giới (Carbon Border Adjustment Mechanism – CBAM) sẽ áp dụng từ 1/10/2023 (tức chỉ còn hơn 4 tháng nữa). Các hàng hóa xuất khẩu nhôm, sắt thép, phân bón, xi măng, điện và hydrogen phải thực hiện khai báo mức độ phát thải. Chứng chỉ sản xuất xanh và cơ chế điều chỉnh carbon đang và sẽ điều chỉnh một số nhóm ngành xuất khẩu chủ lực của Việt nam. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này cần phải thực hiện ngay từ bây giờ các giải pháp xanh hóa sản xuất, trong đó điện mặt trời mái nhà là giải pháp khả thi và hữu hiệu nhất.

Từ nay đến năm 2030, an ninh năng lượng của Việt Nam vẫn phụ thuộc lớn vào nhiệt điện than, khí và thủy điện. Công tác kế hoạch dự báo hết sức quan trọng trong bối cảnh lệ thuộc vào nguồn cung nước ngoài và biến động giá nguyên liệu hóa thạch trên thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, việc tuyên truyền tiêu thụ điện tiết kiệm và đổi mới công nghệ sản suất và phụ tải tiêu dùng theo chương trình DR (điều chỉnh phụ tải) của Bộ Công Thương cần phải thường xuyên duy trì và có cơ chế khuyến kích cho các doanh nghiệp sản xuất áp dụng.

Người dân, doanh nghiệp mong chờ chính sách và cơ chế cần lâu dài chứ không thể định kỳ kéo co tình trạng “sớm nắng, chiều mưa” hoặc ngắn hạn, không xét đến quyền lợi của nhà đầu tư cấp điện và người tiêu dùng.

Kỳ vọng với mục tiêu kiên định của Quy hoạch điện VIII và Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Bộ Công Thương và các cơ quan hữu quan sớm ban hành các cơ chế thực hiện thông suốt, rõ ràng và lộ trình áp dụng lâu dài.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Điện thiếu và chính sách cho năng lượng tái tạo tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713568764 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713568764 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10