Điều gì đằng sau việc Mỹ và EU cấm xuất khẩu hàng hóa xa xỉ sang Nga?

NGUYỄN CHUẨN 15/03/2022 04:00

Sau khi nhiều thương hiệu ở Mỹ và châu Âu đã quyết định ngừng kinh doanh tại Nga, các nhà lãnh đạo khối này tiếp tục cho thấy những động thái cứng rắn hơn nữa, nhưng lần này sẽ là gì?

>>>“Quốc hữu hóa” các công ty nước ngoài, đòn trả đũa của Nga?

Thêm một đòn trừng phạt từ phương Tây

Thứ bảy tuần trước, Tổng thống Mỹ Joe Biden và các nhà lãnh đạo G7 từ Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản và Vương quốc Anh cũng như Liên minh châu Âu đã công bố các hành động kinh tế mới để “buộc ông Putin phải chịu trách nhiệm về việc ông tiếp tục tấn công Ukraine và cô lập Nga hơn nữa khỏi hệ thống tài chính toàn cầu”.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen.

Tổng thống Biden đã ký một lệnh điều hành chấm dứt việc xuất khẩu các mặt hàng xa xỉ cho bất kỳ người nào ở Liên bang Nga. “Điều này sẽ đảm bảo rằng người dân Mỹ không cung cấp các mặt hàng xa xỉ, chẳng hạn như đồng hồ cao cấp, xe sang, quần áo cao cấp, rượu, đồ trang sức và các hàng hóa khác mà giới tinh hoa Nga thường mua”, một tuyên bố từ Nhà Trắng. 

Trong một tuyên bố tương tự do Liên minh châu Âu đưa ra, Chủ tịch EU Ursula von der Leyen cho biết EU cũng sẽ hành động để “đảm bảo rằng giới tinh hoa, thân tín và giới tài phiệt ủng hộ cuộc chiến của Tổng thống Putin sẽ bị tước đoạt quyền tiếp cận hàng hóa và tài sản xa xỉ”.

“Giới tinh hoa duy trì cỗ máy chiến tranh của ông Putin sẽ không còn có thể gặt hái thành quả từ hệ thống này, lãng phí nguồn lực của người dân Nga”, von der Leyen cho biết.

Trên thực tế, việc Mỹ và các đồng minh châu Âu cấm xuất khẩu hàng hóa xa xỉ đến Nga là cách mà họ muốn nhắm trực tiếp vào giới tinh hoa của nước này khi không thiếu người tiêu dùng Nga có túi tiền rủng rỉnh đã mua sắm xa xỉ bên ngoài đất nước tại các thị trường như London, Dubai, Milan và Paris.

  • Các tập đoàn Trung Quốc - “Ngư ông đắc lợi” sau căng thẳng Nga - Ukraine?
  • Hệ lụy từ lệnh cấm nhập khẩu dầu Nga của Mỹ?

Sự hỗn loạn của thị trường hàng hóa Nga?

Và các biện pháp trừng phạt cấm xuất khẩu hàng xa xỉ của Mỹ và châu Âu đã khiến chính phủ Nga có khả năng sẽ phải quay trở lại các quy tắc pháp lý liên quan đến nhập khẩu song song, nghĩa là các loại hàng hóa xa xỉ, trên thực tế, sẽ tiếp tục chảy vào Moscow - mặc dù không thông qua các thương hiệu mà sẽ thông qua các kênh trái phép.

Các thương hiệu hàng xa xỉ của Mỹ và châu Âu đã đóng cửa hàng loạt tại Nga.

Các thương hiệu hàng xa xỉ của Mỹ và châu Âu đã đóng cửa hàng loạt tại Nga.

Các phương tiện truyền thông địa phương ở Nga đã đưa tin trong tuần trước, Bộ Phát triển Kinh tế Nga có thể chọn “miễn trừ trách nhiệm dân sự” đối với hành vi vi phạm nhãn hiệu liên quan đến hàng hóa bị thiếu hụt do các lệnh trừng phạt hoặc do các công ty đóng cửa cửa hàng trong thời gian này, đồng thời quay lại những hạn chế đối với hàng hóa trên thị trường “chợ đen”.

Theo các nhà quan sát, bên cạnh khả năng cung cấp hàng hóa và dịch vụ bất hợp pháp tăng đột biến, từ túi xách hàng hiệu giả đến giày thể thao có thương hiệu nhưng được nhập khẩu từ các kênh khác nhau, có thể sẽ khiến thị trường hàng hóa của Nga rơi vào tình trạng hỗn loạn và gây thêm áp lực với cuộc sống người dân nơi đây.

Trong khi đó, tác động của lệnh trừng phạt đối với các thương hiệu ở Mỹ, Anh và EU, vốn bao gồm những tên tuổi lớn nhất trong lĩnh vực xa xỉ, là không đáng kể do sự tiếp xúc tương đối nhỏ giữa các tập đoàn lớn ở Nga. Chẳng hạn, “gã khổng lồ” hàng xa xỉ của Pháp LVMH tạo ra chưa đến 2% doanh thu hàng năm từ Nga, trong khi Richemont, chủ sở hữu của Cartier, cũng chỉ kiếm được khoảng 3% doanh thu hàng năm từ nước này.

Có thể thấy, các động thái mới nhất này nằm trong một loạt các biện pháp trừng phạt nhằm làm tê liệt nền kinh tế Nga và là dấu hiệu cho thấy Mỹ và các đồng minh sẽ tiếp tục sử dụng tài chính để trả đũa Tổng thống Nga Vladimir Putin. 

Trước đó, các biện pháp khác bao gồm việc đóng băng tài sản của ngân hàng trung ương, hạn chế xuất khẩu và các biện pháp trừng phạt đối với các nhà tài phiệt Nga và gia đình của họ. Những công cụ tài chính này đã khiến đồng rúp của Nga mất 76% giá trị so với đô la Mỹ trong tháng qua, gây ra lạm phát hủy diệt có thể làm xói mòn khả năng của Nga trong việc tiến hành một cuộc chiến kéo dài ở Ukraine.

Có thể bạn quan tâm

  • Xung đột Nga - Ukraine và hoạt động khoan dầu của Việt Nam

    Xung đột Nga - Ukraine và hoạt động khoan dầu của Việt Nam

    04:22, 14/03/2022

  • Nhìn lại chứng khoán tuần qua: Chiến sự Nga - Ukraine ảnh hưởng như thế nào?

    Nhìn lại chứng khoán tuần qua: Chiến sự Nga - Ukraine ảnh hưởng như thế nào?

    04:55, 13/03/2022

  • Xung đột Nga - Ukraine: Những tác động đối với doanh nghiệp Việt Nam

    Xung đột Nga - Ukraine: Những tác động đối với doanh nghiệp Việt Nam

    04:00, 13/03/2022

  • Đàm phán Nga - Ukraine tiếp tục không đạt đột phá mới

    Đàm phán Nga - Ukraine tiếp tục không đạt đột phá mới

    01:47, 11/03/2022

  • Các tập đoàn Trung Quốc - “Ngư ông đắc lợi” sau căng thẳng Nga - Ukraine?

    Các tập đoàn Trung Quốc - “Ngư ông đắc lợi” sau căng thẳng Nga - Ukraine?

    11:01, 10/03/2022

  • Chiến sự Nga - Ukraine khiến châu Âu bất an

    Chiến sự Nga - Ukraine khiến châu Âu bất an

    05:30, 10/03/2022

  • Chiến sự Nga - Ukraine và nghịch lý cấm vận

    Chiến sự Nga - Ukraine và nghịch lý cấm vận

    04:30, 09/03/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Điều gì đằng sau việc Mỹ và EU cấm xuất khẩu hàng hóa xa xỉ sang Nga?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO