Điều gì khiến “gã khổng lồ” Nhật Bản nhắm đến thị trường thanh toán Việt Nam?

NGUYỄN CHUẨN 23/11/2022 04:10

Trong động thái mở rộng tầm ảnh hưởng tại thị trường thanh toán Việt Nam, Tập đoàn Ngân hàng Sumitomo Mitsui của Nhật Bản (SMBC) đã có những bước ra tay đáng kể.

>>>Google và những toan tính mới ở Việt Nam

Theo đó, mới đây tập đoàn này đã ký thỏa thuận thành lập liên minh vốn với Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại Smart Net của Việt Nam bằng việc mua cổ phần trị giá lên tới 9,36 triệu USD.

Tập đoàn Ngân hàng Sumitomo Mitsui của Nhật Bản đầu tư lớn vào SmartNet.

Tập đoàn Ngân hàng Sumitomo Mitsui của Nhật Bản đầu tư lớn vào SmartNet.

Đích ngắm thị trường 40 tỷ USD

Theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu thị trường Statista, tổng giá trị giao dịch trong phân khúc thanh toán kỹ thuật số của Việt Nam dự kiến sẽ đạt con số 20,54 tỷ USD vào năm 2022, với mức tăng trưởng hàng năm (CARG) là 14,81% trong giai đoạn năm từ 2022 - 2027, và sẽ ước đạt con số 40,98 USD tỷ vào năm 2027.

phân khúc thanh toán kỹ thuật số của Việt Nam đang bùng nổ.

Phân khúc thanh toán kỹ thuật số của Việt Nam đang bùng nổ.

Đặc biệt, Việt Nam hiện đang nổi lên là một thị trường có những bước tăng trưởng khổng lồ trong lĩnh vực fintech, với hơn 75% dân số sử dụng internet và con số này sẽ còn tăng lên 82% vào năm 2025. Bên cạnh đó, cùng với một lực lượng dân số tương đối trẻ và am hiểu công nghệ và đồng thời chuyển đổi số của nền kinh tế cũng đang là ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của chính phủ.

Chính vì vậy, tập đoàn ngân hàng của Nhật Bản có vẻ như đang rất tích cực để tăng cường sự hiện diện hơn nữa tại Việt Nam.

Tháng 4 năm 2021, SMBC đã mua 49% cổ phần của Công ty Tài chính TNHH VPBank SMBC (FE Credit), một công ty tài chính tiêu dùng hàng đầu tại Việt Nam. Thời điểm đó, thương hiệu này được định giá 2,8 tỷ USD, với 49% cổ phần, giá trị thương vụ xấp xỉ đến 1,4 tỷ USD. Và mới đây vào tháng 5 năm 2022, SMBC cũng đã ký kết thỏa thuận liên minh kinh doanh với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), công ty mẹ của FE Credit.

Giờ đây, với thương vụ rót vốn vào SmartNet, SMBC đã cho thấy mình là một trong những bên mua tích cực nhất trên thị trường M&A Việt Nam trong thời gian qua. Công ty của Việt Nam hiện đang cung cấp các giải pháp thanh toán tập trung vào các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Ngoài ra, họ cũng có các sản phẩm cho vay và các dịch vụ khác, như cho vay cá nhân và Mua ngay Trả sau.

>>>Hoàn thiện hành lang pháp lý để đẩy mạnh phát triển fintech

>>>MoMo và trào lưu fintech lên “siêu ứng dụng”

Chiến lược mở rộng ra nước ngoài của SMBC

Trên thực tế, thỏa thuận này chỉ là một phần nhỏ trong chiến lược của ngân hàng cho vay lớn thứ hai của Nhật Bản, nhằm mở rộng nhượng quyền thương mại ở châu Á và tăng cường năng lực ngân hàng số trong khu vực Đông Nam Á. Chiến lược này cũng đã được vạch ra trong kế hoạch quản lý trung hạn của họ, bao gồm giai đoạn ba năm bắt đầu từ năm tài chính 2020.

Giám đốc điều hành Jun Ohta của Sumitomo Mitsui Financial Group (SMFG).

Giám đốc điều hành Jun Ohta của Sumitomo Mitsui Financial Group (SMFG).

Sumitomo Mitsui Financial Group (SMFG) được coi là một trong ba định chế tài chính lớn nhất của Nhật Bản, có hoạt động tại hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với quy mô tổng tài sản ước tính 2,11 nghìn tỷ USD. SMFG sở hữu một hệ sinh thái đồ sộ và phức tạp, trong đó SMBC là mảng kinh doanh cốt lõi và chiến lược nhất của SMFG.

Theo kế hoạch, SMFG đang tích cực tìm cách tạo ra một tập đoàn tài chính hàng đầu ở khu vực châu Á thông qua việc mua lại và tích hợp các hoạt động mua lại tại địa phương. Giám đốc điều hành Jun Ohta đã từng phát biểu về chiến lược dài hạn của họ: “Chúng tôi đang gieo hạt giống và còn đang ở điểm xuất phát”.

Ở thời điểm hiện tại, ngân hàng cho vay lớn thứ hai của Nhật Bản đang tích cực làm việc để tăng cường sự hiện diện của mình ở châu Á, tập trung vào bốn quốc gia Ấn Độ, Indonesia, Philippines và Việt Nam.

Ngay trước thương vụ mua lại 49% cổ phần của FE Credit của Việt Nam vào năm 2021, ngân hàng này cũng đã ký một thỏa thuận trị giá 2 tỷ USD để mua lại 74,9% cổ phần của một công ty tài chính phi ngân hàng Ấn Độ, Fullerton như một phần trong kế hoạch mở rộng của mình.

Còn tại Philippines, SMFG đã mua gần 5% cổ phần của Tập đoàn Ngân hàng Thương mại Rizal với giá hơn 90 triệu USD. Theo tiết lộ của Giám đốc điều hành Ohta, họ sẽ thành lập một nhóm, có trụ sở tại Singapore và Tokyo, để làm việc về tích hợp sau sáp nhập của các công ty mà ngân hàng đã đầu tư vào. Trong tương lai, định chế tài chính khổng lồ này của Nhật Bản có thể sẽ nhắm đến việc thâm nhập vào lĩnh vực kinh doanh chứng khoán.

Tuy nhiên, có vẻ như kế hoạch trước mắt của họ sẽ chỉ tập trung vào việc mở rộng và phát triển các thỏa thuận đầu tư trong lĩnh vực thanh toán tại các quốc gia trẻ tại châu Á, nhằm tìm kiếm cơ hội để phát triển hơn nữa trong bối cảnh thị trường Nhật Bản đang giảm sút do dân số già và môi trường lãi suất âm kéo dài.

Có thể bạn quan tâm

  • OCB VietQR - Xu hướng thanh toán trong kỷ nguyên công nghệ 4.0

    OCB VietQR - Xu hướng thanh toán trong kỷ nguyên công nghệ 4.0

    04:40, 09/11/2022

  • Vai trò của Blockchain trong thanh toán xuyên biên giới

    Vai trò của Blockchain trong thanh toán xuyên biên giới

    12:00, 08/11/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Điều gì khiến “gã khổng lồ” Nhật Bản nhắm đến thị trường thanh toán Việt Nam?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO