Điều gì sẽ xảy ra khi đàm phán Nga- Ukraine liên tục bế tắc?

Diendandoanhnghiep.vn Đàm phán với Nga theo cách của Tổng thống Ukraine Zelensky rất ít khả năng thành công, bởi Tổng thống Nga Putin muốn dùng vũ lực khuất phục Ukraine.

Ông Zelensky phát tín hiệu muốn đàm phán trong bài phát biểu kỷ niệm 3 năm ngày trở thành Tổng thống Ukraine

Ông Zelensky phát tín hiệu muốn đàm phán với Nga ngừng chiến sự hiện nay trong bài phát biểu kỷ niệm 3 năm ngày trở thành Tổng thống Ukraine

>> Rơi vào thế bị động, Nga có đấu được Ukraine?

“Chúng tôi không bắt đầu cuộc chiến hiện nay, nhưng chúng tôi phải kết thúc nó. Cuộc chiến sẽ có đổ máu, sẽ có giao tranh, nhưng nó chỉ có thể chấm dứt hoàn toàn bằng ngoại giao” - Tổng thống Ukraine, V. Zelensky trả lời phỏng vấn nhân kỷ niệm 3 năm ngày nhậm chức.

Kể từ khi chuyển hướng đánh về Donbass, ông Putin chưa một lần nhắc lại khả năng đàm phán với Ukraine. Nhiệm vụ mà Moscow quan tâm nhất lúc này là ứng phó với tình trạng bị cô lập, mở mặt trận ngoại giao, công kích, răn đe phương Tây dừng hỗ trợ Kiev.

Nga đã có kế hoạch dài hơi cho chiến sự ở Ukraine, bất chấp thiệt hại về người và của ở Donbass thực sự rất đắt đỏ. Những diễn biến tại Mariupol và Kharkiv cho thấy tính bất định của chiến sự, một công thức chiến tranh rất tốn kém để đạt được mục đích.

Chuyên gia quân sự Ben Berry, Đại tá quân đội Anh nhận xét: “Dường như Nga muốn làm cho Ukraine “khô máu” bằng cách tập trung lực lượng mạnh nhất ở những chiến địa quan trọng”. Pháo kích, pháo kích và pháo kích liên tục biến nhiều thành phố nhỏ của Ukraine thành hoang phế, đánh sụp ý chí phản kháng của người Ukraine.

Cách thức, tính chất và mức độ cuộc chiến ở Donbass không để lại bất cứ tín hiệu tích cực nào. Nga dường như không còn nhắc đến khẩu hiệu to lớn ban đầu “phi quân sự Ukraine”, “phi phát xít hóa”, thay vào đó, họ giành giật từng thước đất, từng cứ điểm, gia tăng tích lũy lợi thế về không gian chiến trận.

Ông Zelensky cũng cho thấy đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng ở miền Tây, sẵn sàng nghênh chiến quân Nga nếu chiến sự mở rộng khỏi vùng Donbass. Nhưng ông vẫn không quên phát thông điệp sẵn sàng thương lượng trên bàn đàm phán.

Về điểm này, Kiev chưa làm hài lòng Moscow. Điều kiện đầu tiên là “đàm phán công bằng” dù diễn ra dưới bất cứ hình thức nào. Ông Zelensky cũng đề cập tới một thỏa thuận về việc đảm bảo an ninh cho Ukraine. Theo đó, thỏa thuận này sẽ được Kiev ký kết với “các đối tác nhưng không có Moscow”.

Tiếp theo, tất cả binh sĩ và dân thường trong căn cứ nhà máy thép Azovstal đã đầu hàng phải được đảm bảo tính mạng, sức khỏe. Thế nhưng Moscow đưa ra ý tưởng thực dụng hơn nhiều, đổi tù binh lấy nhà tài phiệt Viktor Medvedchuk, lãnh đạo đảng đối lập lớn nhất ở Ukraine bị nghi ngờ có mối quan hệ mật thiết với Nga, bị mật vụ Ukraine bắt giữ hồi tháng 2.

Ông Mykhaylo Podolyak, Trưởng đoàn đàm phán Ukraine, cho rằng, đàm phán rơi vào bế tắc do Nga “mang tư duy rập khuôn”. Trong khi đó, Nga cáo buộc Kiev không tuân thủ thỏa thuận đạt được và không muốn đàm phán để chấm dứt xung đột.

Ông Putin chưa muốn kết thúc chiến tranh, thậm chí đang dùng mọi biện pháp để bào mòn khả năng kháng cự của đối phương, muốn chiến thắng giòn giã hơn chứ không phải soi xét từng điều khoản với Ukraine trên bàn đàm phán.

Binh lính và thường dân trong nhà máy thép Azovstal được lệnh hạ vũ khí

Binh lính và thường dân trong nhà máy thép Azovstal được lệnh hạ vũ khí

Cuộc chiến ngày một ác liệt hơn, quân Nga bắt đầu kiểm soát dần Donbass, đánh phá Severodonetsk, pháo kích trở lại thành phố Odessa ở phía Tây. Một trong những vũ khí hủy diệt khủng khiếp nhất là tên lửa hành trình Kalibr đã được Nga sử dụng để phá hủy lô vũ khí của phương Tây ở tỉnh Zhytomyr, miền Bắc Ukraine.

Đàm phán với Nga theo cách Zelensky rất ít khả năng thành công, bởi cách của Putin là dùng vũ lực khuất phục, hai đường hướng hoàn toàn trái ngược, lại cùng một điểm chung - sẵn sàng hứng chịu phí tổn. Do đó, chiến sự này sẽ còn kéo dài và ngày càng ác liệt, chưa biết đến khi nào kết thúc. Và một khi Nga không đạt được mục đích, thì cũng không ngoại trừ khả năng sử dụng tới vũ khí hạt nhân như họ đã từng cảnh báo.

Tăng trưởng kinh tế Nga được cho sụt giảm 12% trong năm nay, trong khi tăng trưởng kinh tế Ukraine dự báo sụt giảm 50% GDP. Nguồn viện trợ phương Tây ngày càng quan trọng, dần trở thành tiếng nói quyết định đến cuộc chiến.

Rất nhiều chính phủ ở châu Âu đối mặt với lạm phát, thiếu hụt năng lượng, giờ đây có thể phải ôm đồm thêm gánh nặng đài thọ cho cuộc chiến ở bên ngoài lãnh thổ.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Điều gì sẽ xảy ra khi đàm phán Nga- Ukraine liên tục bế tắc? tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713553890 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713553890 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10