Góp ý Dự thảo Nghị định quy định về cấp nước sinh hoạt nông thôn, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo bảo đảm tính minh bạch, hợp lý và khả thi trong quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh…
>> Tình trạng "tranh tối, tranh sáng" khiến thị trường nước sạch khó phát triển
Trả lời Công văn số 5183/BNN-TCTL ngày 08/9/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc đề nghị góp ý Dự thảo Nghị định quy định về cấp nước sinh hoạt nông thôn (Dự thảo), Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, cần bảo đảm tính minh bạch, hợp lý và khả thi trong quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh.
Cụ thể, về điều kiện đầu tư kinh doanh, Điều 9.4 của Dự thảo quy định nhà đầu tư tham gia dự án đầu tư cung cấp nước sạch nông thôn theo hình thức xã hội phải có đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp với hoạt động sản xuất, kinh doanh nước sạch; có đủ năng lực về tài chính, cơ sở vật chất, trình độ kỹ thuật, quản lý và đội ngũ người lao động đáp ứng yêu cầu khai thác vận hành, sản xuất, cung cấp nước sạch; có kinh nghiệm đầu tư và trực tiếp quản lý, khai thác vận hành tối thiểu từ 02 dự án cung cấp nước sạch nông thôn trở lên.
Điều 16.1.b của Dự thảo yêu cầu Doanh nghiệp quản lý vận hành, khai thác công trình khi đáp ứng điều kiện là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp, có đăng ký kinh doanh phù hợp với hoạt động khai thác, sản xuất, cung cấp nước sạch, có năng lực về tài chính và đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm vận hành khai thác công trình quy định tại khoản 2, 3 Điều này.
Điều 16.2 và Điều 16.3 của Dự thảo yêu cầu năng lực cán bộ văn hành khai thác công trình phải đáp ứng điều kiện có trình độ kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ về cấp nước (tối thiểu tốt nghiệp các trường cao đẳng kỹ thuật, dạy nghề về chuyên ngành cấp nước, xây dựng, thủy lợi hoặc tương đương) và có ít nhất 01 năm kinh nghiệm làm việc trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức hoạt động khai thác, sản xuất, cung cấp nước sạch; hoặc được các cơ quan, đơn vị chuyên môn về cấp nước sạch nông thôn tập huấn, đào tạo kỹ năng quản lý, khai thác vận hành công trình cấp nước tập trung nông thôn.
Theo VCCI, các quy định này chưa bảo đảm tính minh bạch, hợp lý và khả thi, như: Đối với việc đăng ký kinh doanh ngành nghề nước sạch - Luật Doanh nghiệp coi việc đăng ký kinh doanh ngành nghề chỉ mang tính báo cáo, thống kê cho Nhà nước, mà không ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, theo đó doanh nghiệp vẫn được phép tự do kinh doanh những ngành nghề không đăng ký.
Với cách tiếp cận đã nêu, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo bỏ điều kiện trên.
“Đối với các điều kiện về tài chính, cơ sở vật chất được liệt kê tại Điều 9.4 và Điều 16.1 nhưng lại không có quy định cụ thể hơn. Trong trường hợp không có quy định phù hợp, đề nghị cơ quan soạn thảo bỏ các điều kiện này.
Đối với điều kiện phải có kinh nghiệm: việc yêu cầu doanh nghiệp phải có kinh nghiệm mới được kinh doanh sẽ dẫn đến việc các doanh nghiệp mới không thể gia nhập thị trường, gây ra tình trạng độc quyền. Do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo bỏ các điều kiện này.
Điều kiện cán bộ phải được tập huấn, đào tạo: quy định này sẽ dẫn đến việc phải có các chứng chỉ kết thúc tập huấn, đào tạo trở thành giấy phép con. Đề nghị cơ quan soạn thảo bỏ điều kiện này mà chuyển việc tập huấn, đào tạo trở thành hoạt động sau khi doanh nghiệp đã được cấp phép kinh doanh.”, VCCI góp ý.
Có thể bạn quan tâm
VNPT Bạc Liêu & TT nước sạch, VSMTNT: Hợp tác áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất
12:18, 16/11/2022
Khung khổ pháp lý cho nước sạch - Bài 2: Cần luật về thị trường nước sạch
04:00, 28/05/2022
Khung khổ pháp lý cho nước sạch - Bài 1: Thị trường vận hành chưa hợp lý
04:00, 27/05/2022
Nước sạch thiếu “kênh dẫn” pháp lý
03:50, 30/04/2022
Tình trạng "tranh tối, tranh sáng" khiến thị trường nước sạch khó phát triển
16:00, 26/04/2022