Tại phiên họp Chính phủ tháng 7 vừa diễn ra, báo cáo của Tổ công tác của Thủ tướng cho thấy, quy định về điều kiện kinh doanh vẫn đang là rào cản lớn đến hoạt động và phát triển của doanh nghiệp.
Cụ thể, qua kiểm tra cho thấy, mặc dù các Bộ đã có nhiều cố gắng rà soát, đề xuất phương án đơn giản, cắt giảm điều kiện kinh doanh, tuy nhiên tỷ lệ cắt giảm, đơn giản hoá thủ tục kiểm tra chuyên ngành, điều kiện kinh doanh chưa cao. Đến nay đã chính thức cắt giảm, đơn giản hóa được 616/9.339 (đạt 6,6%) danh mục sản phẩm hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành; cắt giảm được 900/5.905 điều kiện kinh doanh (tương ứng 15,2%).
Có thể bạn quan tâm
05:35, 20/07/2018
13:56, 30/07/2018
05:35, 19/07/2018
20:09, 13/07/2018
05:15, 04/07/2018
05:30, 29/06/2018
04:50, 20/06/2018
04:50, 18/06/2018
04:00, 26/05/2018
13:57, 15/05/2018
Chỉ làm nhẹ chứ chưa cắt bỏ
Theo TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, trong 2 năm qua, đặc biệt là nửa đầu năm 2018, có thể nhìn thấy rất rõ một xu hướng chung là thể chế kinh tế đang ngày càng phát triển theo hướng kinh tế thị trường, các rào cản kinh doanh, sự can thiệp quá mức của Nhà nước vào thị trường đang dần được gỡ bỏ. “Đây là những bước đầu tiên "biến lời nói thành hành động” của Chính phủ và các bộ, ngành” - Chủ tịch VCCI nhìn nhận.
Tuy vậy, Báo cáo về pháp luật kinh doanh 6 tháng đầu năm nay của VCCI cũng nhận định rằng, kết quả này mới chỉ dừng lại ở bề mặt, chứ chưa thực sự thay đổi về chất.
Chẳng hạn, với dự thảo Nghị định sửa đổi một số nghị định quy định về ĐKKD thuộc Bộ Tài chính, trong đó có điều kiện cấp giấy phép thành lập và hoạt động công ty quản lý quỹ. Dự thảo yêu cầu đối tượng xin phép thành lập tổ chức này phải có danh sách dự kiến tổng giám đốc (giám đốc) và phải đáp ứng các tiêu chuẩn: Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm tại các bộ phận nghiệp vụ của các tổ chức trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm… Qua rà soát, Bộ Tài chính đề xuất giảm điều kiện về thời gian xuống còn 4 năm.
Kiểu cắt giảm về điều kiện nhân lực như trên, theo VCCI, thể hiện tính chưa triệt để, không tạo ra sự thay đổi thực chất, vì vẫn giữ nguyên điều kiện kinh doanh.
Một ví dụ khác, về Nghị định 87/2018/NĐ-CP về Kinh doanh Khí quy định các thương nhân, đại lý kinh doanh gas phải có Sổ theo dõi bán bình gas, Sổ theo dõi nạp bình gas… Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp, mỗi ngày thương nhân chiết nạp cả ngàn, vài ngàn chai, bắt họ phải ghi sổ theo dõi nạp bình gas bằng số sê ri là rất tốn công sức. Hơn nữa, từ ngày 1/8/2018 Nghị định 87 có hiệu lực nhưng lượng bình gas đã chiết nạp và phân phối ra thị trường trước đó cũng phải thu về ghi sổ theo dõi, đây là việc gần như bất khả thi.
Thách thức về thời gian
Theo chỉ đạo mới đây của Thủ tướng, các bộ, cơ quan rà soát, xây dựng dự thảo kế hoạch, nghị định về đăng ký kinh doanh (ĐKKD), trình Chính phủ dự thảo để chậm nhất đến ngày 15/8 có thể ban hành nghị định sửa đổi.
Trước đó, Nghị quyết 01/2018 yêu cầu đến ngày 31/10 các bộ phải hoàn thành việc cắt giảm 50% ĐKKD. Tuy vậy, như chính Thủ tướng nêu tại phiên họp Chính phủ thường kỳ mới đây, việc cắt giảm ĐKKD đang rất chậm.
Theo TS Nguyễn Đình Cung, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng: Chậm là bởi vì cho đến nay, chỉ có Bộ Công Thương là hoàn thành, một vài bộ khác đang trình dự thảo Nghị định. Còn lại đa phần các bộ đang trải qua những giai đoạn đầu tiên của quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Không kể đến một vài bộ đề nghị giữ nguyên ĐKKD mà họ đang có.
Như thế có thể thấy rằng: xét về mặt thời gian chắc chắn khó có thể đảm bảo 31/10 Chính phủ có thể ban hành được tất cả các Nghị định về cắt giảm ĐKKD như kế hoạch. Bởi các bộ còn phải dự thảo, lấy ý kiến, hoàn thiện rồi mới trình. Khả thi nhất có lẽ chỉ có hai nghị định do Bộ Xây dựng và Bộ NN&PTNT trình Chính phủ và sẽ được Chính phủ ban hành.
Ông Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương: Năng lực làm chính sách còn hạn chế Một trong những hạn chế của quá trình xây dựng pháp luật hiện nay là các cán bộ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thiếu kỹ năng và kiến thức về kinh tế thị trường, sao chép các văn bản một cách máy móc. Rõ ràng năng lực làm chính sách đang có vấn đề, còn nhiều hạn chế. Trong khi đó, đầu tư xây dựng chính sách là đầu tư phát triển. Do đó, trong thời gian tới cần có một nguyên tắc, muốn thêm 1 điều kiện kinh doanh thì phải bỏ đi 1 điều kiện, tức là 1 đổi 1. Một số nước còn có một điều khoản “mặt trời lặn”, tức là đưa ra thời hạn hiệu lực của một điều kiện kinh doanh từ 3 - 5 năm. Ông Nguyễn Văn Dòng, Chủ tịch Hiệp hội in Việt Nam: Nghị định mới về quan lý ngành in chỉ cởi trói ngành in được 50% Dù Nghị định 60 (năm 2014) về quản lý ngành in phải đấu tranh tới gần 4 năm để được thay thế bằng nghị định mới (Nghị định 25 tháng 2/2018) nhưng cũng mới chỉ “cởi trói” khoảng 50% điều kiện. Nghị định 25 yêu cầu, chủ doanh nghiệp phải tốt nghiệp cao đẳng ngành in trở lên hoặc thông qua lớp quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông phổ biến… Đây là những thủ tục rườm rà, không cần thiết. Huyền Trang ghi |