Định hướng chính sách chiến lược thu hút FDI thế hệ mới (Kỳ cuối): Xây dựng môi trường đầu tư 4.0 như thế nào?

Diendandoanhnghiep.vn Cách mạng công nghiệp 4.0 cần một môi trường kinh doanh 4.0. Do vậy, mà Việt Nam phải có sự “nhảy vọt” từ thế bám đuôi sang tạo lập môi trường đầu tư vượt trội.

 

Hiện đại hoá công tác xúc tiến đầu tư – chuyển từ xúc tiến đầu tư thụ động sang chủ động có mục tiêu.

Một yếu tố cấp bách là thay đổi về căn bản cách thức tổ chức, thực hiện xúc tiến đầu tư, xây dựng thương hiệu quốc gia, cơ chế phối hợp giữa các địa phương.

Bên cạnh việc phải chuyển đổi từ một mô hình chủ yếu mang tính thụ động, dựa nhiều vào phê duyệt sang xúc tiến đầu tư FDI có tính chủ động cao và có mục tiêu, theo đó các Chỉ số năng lực chính (KPI) của Việt Nam về FDI cũng cần được thay đổi bằng cách chuyển từ báo cáo về số lượng dự án và giá trị vốn FDI cam kết, giải ngân sang tăng cường báo cáo, theo dĩ chất lượng vốn FDI tiếp nhận tính theo công nghệ, mức độ đổi mới, sáng tạo, năng lực xuất khẩu, giá trị gia tăng, khả năng củng cố chuỗi giá trị và khai thác nguồn cung trong nước.

Xây dựng môi trường đầu tư 4.0, phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp trong thời đại công nghệ số.

Trong đó, tất cả những xu thế lớn toàn cầu đang ảnh hưởng đến đầu tư FDI trong giai đoạn thực hiện chiến lược thu hút FDI tiếp theo, Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ vẫn là xu thế nhiều thách thức nhất và cũng có tiềm năng tạo nhiều đột phá nhất. Cách mạng công nghiệp 4.0 cần một môi trường kinh doanh 4.0. Do vậy, mà Việt Nam phải có sự “nhảy vọt” từ thế bám đuôi sang tạo lập môi trường đầu tư vượt trội. Nói như vậy có nghĩa là những quy định kiểu giấy tờ và cơ chế G2B đã lạc hậu cần được thay thế bằng những giải pháp trực tuyến thuận tiện cho người sử dụng, cững như thay thế phương thức chọn -cho phức tạp và lạc hậu (giấy phép, phê duyệt, chấp thuận, ưu đãi...) bằng một phương thức “chọn – bỏ” hoàn thiện hơn.

Mở cửa những ngành quan trọng – những ngành nền tảng hỗ trợ năng lực cạnh tranh và tạo thuận lợi cho đầu tư FDI thế hệ mới.

Những hạn chế về đầu tư trong các lĩnh vực viễn thông, logistics, giáo dục, y tế, tài chính, trong khi đây là những ngành quan trọng đối với các chuỗi giá trị hay có thể là chất xúc tác để duy trì tăng trưởng kinh tế và năng lực cạnh tranh. Theo đó, trước tiên,Việt Nam nên rà soát tổng thể tính hợp lý của những luật lệ, quy định hạn chế, rào cản thủ tục hiện hành đối với FDI trong những ngành ưu tiên;

M

Mở cửa những ngành quan trọng – những ngành nền tảng hỗ trợ năng lực cạnh tranh và tạo thuận lợi cho đầu tư FDI thế hệ mới.

Hai là, xem xét tác động của Hiệp định CPTPP sắp tới;

Ba là, nới lỏng các hạn chế về sở hữu, góp vốn nước ngoài trong các lĩnh vực chính như tài chính, ngân hàng (căn cứ vào phân tích chi phí lợi ích theo các mục tiêu phát triển kinh tế);

Bốn là, đánh giá lại mục tiêu, tính hợp lý của công yêu cầu sàng lọc đầu tư giữa toàn bộ các ngành nhằm đảm bảo “sân chơi bình đẳng”.

Áp dụng các chính sách xúc tiến đầu tư trực tiếp ra nước ngoài chiến lược, hướng tới việc đa dạng hoá nền kinh tế.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như xúc tiến đầu tư FDI có thể là một công cụ chính sách hữu hiệu để thực hiện các mục tiêu tương tự về đa dạng hoá và nâng cấp nền kinh tế bằng cách hỗ trợ các đơn vị tiên phong trong nước vươn ra nước ngoài, tiếp cận những thị trường mới bằng các nguồn lực để hấp thu công nghệ, bí quyết hay mạng lưới phân phối mới.

Theo đó, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cũng có thể giúp ích đáng kể cho Việt Nam để thực hiện được những mục tiêu của chiến lược thu hút FDI thế hệ mới.

Tuy nhiên, hỗ trợ cho đầu tư trực tiếp ra nước ngoài hiện còn hạn chế do các quy định về giám sát, phê duyệt chặt chẽ, trong khi cần đổi mới để hỗ trợ một cách thực tế, hiệu quả nhằm giúp doanh nghiệp trong nước tiếp thu bí quyết, công nghệ mới, tiếp cận thị trường xuất khẩu, đồng thời hạn chế các rủi ro, chi phí gia nhập thị trường liên quan.

Thực thi chính sách nhằm tăng cường gắn kết và tác động lan toả của doanh nghiệp FDI.

Vấn đề liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước là một vấn đề thường xuyên được bàn đến kể cả từ trước khi có Nghị quyết 103/NQ-CP 2013 về định hướng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới.

Theo đó, các giải pháp phải tập trung vào việc thực hiện hiệu quả các khuyến nghị trước thay vì phổ biến những biện pháp mới khi mà các chính sách hiện hành còn chưa được thực thi đầy đủ.

Ngoài ra, các chính sách tăng cường còn phải căn cứ vào sự hiểu biết đầy đủ về những nguyên nhân gốc rễ của những hạn chế về kết quả thực hiện cho đến nay.

Cần lưu ý rằng việc gia tăng giá trị nội địa sẽ đạt được thông qua sự phát triển của các nhà cung ứng bao gồm cả các doanh nghiệp vốn trong nước cũng như các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Do vậy, một mặt chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp FDI và công ty trong nước cần được tăng cường, mặt khác, cũng cần thu hút các nhà cung ứng nước ngoài đạt tiêu chuẩn. Điều này sẽ giúp Việt Nam xây dựng được một cơ sở cung ứng mạnh, một trong những yếu tố quan trọng để thu hút FDI giá trị cao hơn.

Theo đó, để góp phần hiệu quả vào một trong những cấu phần quan trọng nhất của chương trình phát triển nhà cung cấp và kết nối doanh nghiệp, cơ quan xúc tiến đầu tư nước ngoài cần xây dựng năng lực dự báo và đáp ứng các nhu cầu tìm kiếm nguồn cung của các nhà đầu tư nước ngoài. Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về nhà cung cấp là một công cụ không thể hiếu để hỗ trợ quá trình kết nối doanh nghiệp nói trên và khắc phục các trở ngại về thông tin.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1716500576 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1716500576 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10