Định nghĩa trách nhiệm của doanh nghiệp logistics mạnh

Diendandoanhnghiep.vn Việc xây dựng các doanh nghiệp logistics mạnh, trở thành nòng cốt của nền kinh tế đất nước đang trở thành một đòi hỏi cấp thiết, đặc biệt là trong giai đoạn xã hội và thế giới có nhiều chuyển biến.

>> Đề xuất xây dựng trung tâm đào tạo nhân lực logistics trọng điểm
>> Năm kiến nghị khôi phục chuỗi cung ứng doanh nghiệp ngành logistics

Diễn đàn Logistics Việt Nam 2021 vừa diễn ra tại Hà Nội, là sự kiện quan trọng của ngành logistics Việt Nam với mục tiêu đẩy mạnh phát triển dịch vụ logistics, tạo mối liên hệ gắn kết giữa logistics với các ngành sản xuất và xuất nhập khẩu, đồng thời cũng là nơi các đơn vị giao lưu, trao đổi thông tin về những vấn đề đáng quan tâm nhất của ngành logistics Việt Nam và thế giới. Diễn đàn Logistics Việt Nam năm nay lấy chủ đề “Phát triển nhân lực logistics” làm trọng tâm với hai chuyên đề hội thảo chuyên sâu gồm: “Khôi phục chuỗi cung ứng, phát triển logistics sau đại dịch” và “Xây dựng doanh nghiệp mạnh về logistics”. 

cả nước có khoảng 3.000 công ty tham gia cung cấp các loại hình dịch vụ logistics, trong số đó có gần 30 công ty logistics đa quốc gia, các doanh nghiệp logistics trong nước mới chỉ nắm giữ khoảng 30% thị phần.

Cả nước có khoảng 3.000 công ty tham gia cung cấp các loại hình dịch vụ logistics, trong số đó có gần 30 công ty logistics đa quốc gia, các doanh nghiệp logistics trong nước mới chỉ nắm giữ khoảng 30% thị phần.

Trong chuyên đề hội thảo về “Xây dựng doanh nghiệp mạnh về logistics”, ông Nguyễn Hoàng Long - Phó Tổng Giám đốc Viettel Post đại diện phần lớn các doanh nghiệp logistics chia sẻ về thực trạng nền logistics hiện nay và vai trò của các doanh nghiệp nòng cốt trong ngành. 

Dịch vụ logistics nước ta hiện có quy mô khoảng 20-22 tỷ USD/năm với tốc độ tăng trưởng bình quân từ 16 – 20%/năm, đứng thứ 3 trong ASEAN về mức độ phát triển logistics. Những con số trên đã cho thấy ngành logistics Việt Nam có nhiều dư địa phát triển và có tiềm năng tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Song, thị phần logistics nước ta chưa có sự cân bằng. Theo Báo cáo của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), cả nước có khoảng 3.000 công ty tham gia cung cấp các loại hình dịch vụ logistics, trong số đó có gần 30 công ty logistics đa quốc gia, các doanh nghiệp logistics trong nước mới chỉ nắm giữ khoảng 30% thị phần. Con số này cho thấy năng lực của các doanh nghiệp logistics Việt Nam vẫn còn rất hạn chế; từ quy mô, tiềm lực tài chính đến nhân lực và công nghệ thông tin.

Trước thực trạng này, việc xây dựng các doanh nghiệp logistics mạnh, trở thành nòng cốt của nền kinh tế đất nước đang trở thành một đòi hỏi cấp thiết hơn bao giờ hết. Trọng trách này được thể hiện ở 4 hoạt động, bao gồm: đại diện cho lời nói của phần lớn các doanh nghiệp logistics Việt Nam trước Chính Phủ, truyền thông và xã hội; hỗ trợ đào tạo, hướng nghiệp để cùng với các cơ sở đào tạo, các trường Đại học xây dựng nguồn nhân lực logistics chất lượng cao; hoạt động kinh doanh đi cùng trách nhiệm với cộng đồng và xã hội; trở thành những cánh chim đầu đàn, chia sẻ và hỗ trợ các doanh nghiệp logistics vừa và nhỏ khác phát triển vững mạnh trước các doanh nghiệp đến từ quốc tế.

>> “Cần tầm nhìn mới về chuyển đổi số trong logistics”
>> Thúc đẩy giao thương Việt Nam - Hoa Kỳ: Cơ hội cho doanh nghiệp logistics

Hiện nay, nước ta có các hiệp hội như VLA (Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam) hay VALOMA (Hiệp hội Phát triển Nguồn nhân lực ngành logistics Việt Nam) đang hoạt động rất tích cực, là đại diện cho tiếng nói của các doanh nghiệp Logistics để tham mưu cho Chính phủ cũng như các cơ quan nhà nước về các chính sách cho hoạt động logistics, tác động đến điều chỉnh cơ chế, chính sách, tạo điều kiện cho ngành logistics phát triển theo đúng định hướng và lộ trình đã đề ra. Ông Long cho biết: “Có thể nói, thông qua các buổi tọa đàm, hội thảo chuyên ngành do chúng ta tổ chức và thực hiện, như diễn đàn ngày hôm nay là một ví dụ tiêu biểu, mong muốn và kỳ vọng của doanh nghiệp logistics có thể đến với cộng đồng và thị trường.

Các doanh nghiệp logistics không chỉ hợp tác với nhau mà còn cần phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc đào tạo, xây dựng nguồn nhân lực ngành chất lượng cao, giúp khắc phục một số yếu điểm đang tồn tại của ngành logistics nước nhà. “Hiện nay, nhiều tổ chức đại diện cho doanh nghiệp ngành logistics đã ký kết hợp tác với cơ sở, trường đại học có đào tạo ngành logistics. Các bên đã cùng tổ chức những chương trình lan tỏa tri thức ý nghĩa dành cho học sinh, sinh viên, cho thấy kết quả tích cực khi doanh nghiệp cùng chung tay với nhà trường trong công cuộc “trồng người” của ngành logistics.”

ô

Ông Nguyễn Hoàng Long - Phó Tổng Giám đốc Viettel Post cho rằng: Doanh nghiệp logistics mạnh là những đơn vị vừa thể hiện vai trò dẫn dắt thị trường; vừa có tốc độ tăng trưởng, mức độ số hóa và tự động hóa cao; vừa nắm giữ thị phần top trong lĩnh vực

Phó Tổng Giám đốc Viettel Post cũng nhấn mạnh: “Là một ngành trụ cột trong nền kinh tế, logistics không chỉ cần tăng trưởng kinh doanh mà còn phải có trách nhiệm với xã hội. Điều này được thể hiện rõ nhất trong những tháng cả nước thực hiện cách ly xã hội, nhiều người dân không thể tiếp cận với nhu yếu phẩm theo cách bình thường mà cần có sự hỗ trợ của các doanh nghiệp chuyển phát.

Ông Nguyễn Hoàng Long lấy ví dụ về chương trình “Thực phẩm bình ổn thiết yếu” do Bộ Công Thương chỉ đạo các doanh nghiệp cùng chung tay thực hiện đã mang đến những bữa ăn no đủ cho hàng trăm ngàn người dân tại vùng dịch. Đó chính là cách để các doanh nghiệp logistics chung tay cùng cơ quan nhà nước thực hiện trách nhiệm với cộng đồng.

Ngoài ra, các doanh nghiệp trên thế giới đều quan tâm đến bài toán bảo vệ môi trường như một xu hướng tất yếu trong thời đại công nghiệp 4.0. Lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ ở nước ta rất lớn, việc phủ xanh trong dịch vụ vận tải (hay còn gọi là “logistics xanh”) sẽ giúp bảo vệ môi trường, giảm chi phí logistics. Ông Long cho rằng đó là một phần trách nhiệm của doanh nghiệp logistics quốc nội, cần học hỏi, vận dụng từ các đơn vị nước ngoài đã đi trước, ứng dụng một cách phù hợp với thực tế hiện tại, hướng tới một nền logistics quốc gia phát triển vững mạnh.

"Doanh nghiệp logistics mạnh là những đơn vị vừa thể hiện vai trò dẫn dắt thị trường; vừa có tốc độ tăng trưởng, mức độ số hóa và tự động hóa cao; vừa nắm giữ thị phần top trong lĩnh vực. Các doanh nghiệp logistics mạnh phải là đôi bàn tay đáng tin cậy nâng đỡ, hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ giữa thị trường nhiều biến động", ông Long khẳng định.

Ông Nguyễn Hoàng Long kêu gọi mỗi doanh nghiệp Logistics hãy khát khao trở thành một doanh nghiệp mạnh. Chỉ khi tất cả doanh nghiệp cùng phát triển, ngành Logistics Việt Nam mới có đủ tiềm lực và tự tin tham gia sâu rộng hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Định nghĩa trách nhiệm của doanh nghiệp logistics mạnh tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713486182 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713486182 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10