DNNVV giải bài toán phát triển bền vững thế nào?

Diendandoanhnghiep.vn Mục tiêu kinh doanh, quản trị, văn hóa, thương hiệu, đổi mới - sáng tạo… là những yếu tố để doanh nghiệp phát triển bền vững, tuy nhiên với DNNVV VN những điều kiện này dường như vẫn mờ nhạt.

doanh nghiệp lớn có lợi thế về thương hiệu, nguồn lực sẵn có đã mạnh nên chiếm lĩnh khách hàng thuận lợi hơn, trong khi các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) thì ngược lại, họ thiếu các nguồn lực đó.

Doanh nghiệp lớn có lợi thế về thương hiệu, nguồn lực sẵn có đã mạnh nên chiếm lĩnh khách hàng thuận lợi hơn, trong khi các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) thì ngược lại, họ thiếu các nguồn lực đó.

Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng TM&CN Việt Nam (VCCI) cho biết, năm 2018 Ngân hàng Thế giới (WB) xếp hạng Việt Nam đứng thứ 69/190 quốc gia và vùng lãnh thổ về môi trường kinh doanh và đứng thứ 77/140 quốc gia về năng lực cạnh tranh. Nhưng cũng trong năm 2018, Việt Nam xếp hạng 54/160 quốc gia lọt vào top 30% quốc gia dẫn đầu về phát triển bền vững và chỉ đứng sau Thái Lan. Điều này cho thấy Việt Nam đang nỗ lực vượt lên so với các nước cùng trình độ phát triển trong khu vực trên chặng đua xanh này.

"Lơ là" với thương hiệu

Tuy vậy, theo chia sẻ thực tế của các doanh nghiệp hiện nay, ông Bùi Tùng Lâm, Chủ tịch HĐQT Công ty CP đầu tư Solari bộc bạch, doanh nghiệp lớn có lợi thế về thương hiệu, nguồn lực sẵn có đã mạnh nên chiếm lĩnh khách hàng thuận lợi hơn, trong khi các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) thì ngược lại, họ thiếu các nguồn lực đó.

Hầu hết DNNVV Việt Nam đều bắt đầu kinh doanh bằng khai thác nguồn lực tự nhiên, tự có. “2 năm đầu tiên nguồn lực lớn nhất của doanh nghiệp là chính mình, bỏ ra thời gian, công sức, sức khỏe để cố gắng đi tìm mối quan hệ với khách hàng. 5 năm tiếp, những nguồn lực này hạn chế đi, nguồn lực trước đây có như tài nguyên không còn như trước nữa” ông Lâm nhìn nhận.

Cho rằng thương hiệu là giá trị vô hình nhưng nó có tỷ trọng lớn trong việc tạo lợi nhuận và giá trị cho doanh nghiệp, nhưng bà Bùi Nguyệt Anh, Giám đốc đối ngoại của tổ chức kết nối thương mại quốc tế tại Việt Nam (BNI) nhận định, nhiều DNNVV Việt Nam vẫn bỏ qua vấn đề bảo hộ thương hiệu, dù Việt Nam đang là quốc gia khởi nghiệp, có thế mạnh lớn về công nghệ thông tin, các ngành sáng tạo.

Cùng quan điểm, bà Đào Thúy Hoàn, Giám đốc Hãng Luật Encolaws cho đồng tình, đối với doanh nghiệp nước ngoài họ cực kỳ quan tâm tới vấn đề sở hữu trí tuệ, tuy nhiên với Việt Nam các DNNVV chưa quan tâm tới vấn đề này nhiều, họ quan tâm tới doanh số nhiều hơn. Các doanh nghiệp vẫn thường thờ ơ với suy nghĩ, doanh nghiệp của mình còn nhỏ nên không sợ bị “ăn cắp”.

Vì thế, rất ít doanh nghiệp Việt Nam (chỉ khoảng 30%) thực sự quan tâm tới việc xác lập quyền và thực thi quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp. Đôi khi họ sở hữu những tài sản trí tuệ rất lớn, rất giá trị nhưng họ lại không biết đến quyền của mình để đăng ký và được bảo vệ. Chính điều này cũng dẫn đến các doanh nghiệp không biết khai thác các giá trị thương mại.

 “Hành trang” giúp DNNVV

Trước thực tế trên bà Hoàn cho biết, một trong những tài sản lớn nhất của doanh nghiệp chính là tài sản sở hữu trí tuệ. Vì đây là tài sản vô hình, nên muốn được bảo hộ phải đăng ký theo quy định của pháp luật Việt Nam.

“Đây là bài toán các doanh nghiệp cần giải ngay. Ngay khi mình đưa sản phẩm hay dịch vụ ra thị trường cần nghĩ tới chuyện đăng ký bảo hộ nó. Nếu mình không rào giậu trước thì kẻ trộm có thể vào nhà mình. Doanh nghiệp hãy quan tâm tới sản phẩm của mình càng sớm càng tốt”, bà Hoàn khuyến cáo.

Theo bà Hoàn, có những đơn vị sáng chế vừa nộp đơn đăng ký thì đã có khách hàng trả nhiều triệu USD cho sáng chế, đó chính là giá trị thương hiệu, giá trị chất xám.

Ông Lâm nhấn mạnh đến tầm quan trọng trong xây dựng chiến lược kinh doanh của DNNVV. Theo ông, hiện nay với sự phát triển nhanh chóng của KHCN và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc xác định được chiến lược cạnh tranh thực sự và sắc bén rất quan trọng. Doanh nghiệp cần nhìn về tương lai, nguồn lực hạn chế thì làm sao để phát triển?

Doanh nghiệp cần nghĩ đến việc lựa chọn, xây dựng năng lực cạnh tranh cốt lõi đó là làm những điều doanh nghiệp làm tốt nhất. DNNVV cần chọn lấy một phân khúc thị trường, thị trường ngách dù nhỏ nhưng vẫn chiếm lĩnh được.

Nếu muốn phát triển bền vững, theo bà An, doanh nghiệp cần tuân thủ nguyên tắc: làm chiến lược marketing, thử sản phẩm, kênh phân phối, khuyến mại và cuối cùng là truyền thông.

Nếu muốn phát triển bền vững, doanh nghiệp cần tuân thủ nguyên tắc: làm chiến lược marketing, thử sản phẩm, kênh phân phối, khuyến mại và cuối cùng là truyền thông.

Ở góc độ tư vấn, để phát triển kinh doanh bền vững, bà Kiều An, Giám đốc Công ty tư vấn A Team Global khuyến nghị, trước khi bắt đầu chiến lược bán hàng, marketing hay doanh số doanh nghiệp phải xác định được phân khúc khách hàng, không có cách nào hơn là tìm được phân khúc nhánh, nhỏ nhưng phù hợp.

Để biết được phân khúc nào phù hợp nhất với doanh nghiệp không cách nào hơn là thử. Với kinh nghiệm của mình, bà An cho rằng, doanh nghiệp đừng chạy theo những “bóng ma”. Nếu 3 tháng sản phẩm không tự bán phải xem lại, thậm chí 3 tháng là muộn trong thời đại công nghệ hiện nay. Tự bán tức là có khách hàng không thông qua truyền thông đẩy mà là khách hàng giới thiệu khách hàng. Chỉ cần 1 sản phẩm như vậy, giá trị sản phẩm đã được lan tỏa. Giá trị thu được từ khách hàng giới thiệu sản phẩm cho khách hàng mang lại giá trị sống sót cho doanh nghiệp nhiều hơn gấp 100 lần qua các công cụ truyền thông.

Nếu muốn phát triển bền vững, theo bà An, doanh nghiệp cần tuân thủ nguyên tắc: làm chiến lược marketing, thử sản phẩm, kênh phân phối, khuyến mại và cuối cùng là truyền thông. Bên cạnh đó, theo bà An, doanh nghiệp cần đặt giá trị cốt lõi bằng văn hóa doanh nghiệp. Việc mang lại lợi ích cho xã hội như thu đổi vỏ chai, quần áo cũ… chính là việc marketing 0 đồng tốt nhất.

“Giá trị của một sản phẩm bán ra cho khách hàng không phải bằng giá bán trừ chi phí mà bằng vòng đời của sản phẩm. Sản phẩm đó khách hàng càng tiêu dùng nhiều lần thì lợi nhuận của doanh nghiệp là lợi nhuận gộp. Lần thứ 2 khách hàng mua đã giúp doanh nghiệp tiết kiệm được 30% chi phí. Lần thứ 10 khách hàng mua, doanh nghiệp thu được 60% lợi nhuận. Tại sao Coca Cola hay một số hãng lớn khác họ đi vào người tiêu dùng, vào cảm xúc, giá trị xã hội vì họ nhìn thấy sự trung thành của khách hàng giá trị nhiều hơn” bà An nhấn mạnh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết DNNVV giải bài toán phát triển bền vững thế nào? tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711632314 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711632314 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10