Dù đã được phê duyệt kết quả thi tuyển ý tưởng quy hoạch từ năm 2016 nhưng đến nay đồ án quy hoạch xã Bát Tràng vẫn chưa được triển khai do thiếu kinh phí.
>>Quy hoạch sử dụng đất quốc gia cần đảm bảo tính liên kết, đồng bộ
>>Đầu tư bất động sản "dựa hơi" quy hoạch
Mới đây, cử tri huyện Gia Lâm có kiến nghị Thành phố Hà Nội xem xét, sớm phê duyệt Đồ án quy hoạch xã Bát Tràng do quy hoạch này dù đã triển khai gần 5 năm và nhân dân có nhiều ý kiến nhưng đến nay tiến độ rất chậm, ảnh hưởng nhiều mặt đến đời sống của người sân.
Qua tìm hiểu được biết, từ năm 2016, với mục đích nhằm phát triển các làng nghề truyền thống, phát huy các giá trị văn hóa thúc đẩy phát triển du lịch, thương mại của Thủ đô, UBND TP Hà Nội đã lựa chọn làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông và làng nghề gốm sứ Bát Tràng, huyện Gia Lâm để tổ chức thi tuyển phương án quy hoạch với sự tham gia của các đơn vị tư vấn trong nước và quốc tế.
Từ tháng 11/20216, UBND TP Hà Nội có Quyết định số 6248/QĐ-UBND phê duyệt kết quả thi tuyển ý tưởng quy hoạch hai làng nghề, trong đó Liên danh Nikken Sekkei Civil Ltd (Nhật Bản) và Văn phòng Tư vấn & chuyển giao công nghệ xây dựng giải nhất ý tưởng quy hoạch đối với đồ án Làng gốm sứ Bát Tràng (theo quy định sẽ được chỉ định thầu triển khai thực hiện dự án quy hoạch chi tiết).
Tại Quyết định này, UBND TP Hà Nội cũng đã giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc tổ chức nghiên cứu lập đồ án quy hoạch, Sở Quy hoạch - Kiến trúc đã giao Ban quản lý dự án Quy hoạch xây dựng tổ chức thực hiện.
Sau đó, tại Quyết định số 2222/QĐ-UBND ngày 12/4/2017, UBND Thành phố đã phê duyệt Nhiệm vụ QHCT Bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống kết hợp du lịch tại Làng gốm sứ Bát Tràng, tỷ lệ 1/500 với quy mô khoảng 110 ha.
Ngày 26/6/2020 Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội đã có Quyết định số 3263/QĐ- QHKT phê duyệt kết quả lựa chọn gói thầu Lập đồ án quy hoạch chi tiết bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống kết hợp du lịch tại Làng gốm Bát Tràng tỷ lệ 1/500.
Sau khi được phê duyệt kết quả lựa chọn gói thầu trên thì đồ án quy hoạch làng nghề gốm bát tràng đến nay vẫn chưa được phê duyệt để triển khai gây nhiều bức xúc cho người dân. Đây cũng là một trong những đề án được Ban Chỉ đạo Chương trình 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về "Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh" xác định là triển khai còn chậm (gồm có Dự án Công viên Hoàng thành Thăng Long, dự án quy hoạch làng gốm sứ Bát Tràng, làng dệt lụa Vạn Phúc…).
>>Công khai quy hoạch trị sốt đất
>>Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông lâm trường nhờ quy hoạch
Theo UBND TP Hà Nội, quá trình tổ chức lập quy hoạch đồ án trên kéo dài là do thẩm định dự toán kinh phí lập quy hoạch phải xin ý kiến và hoàn thiện theo góp ý của các Bộ, Sở ngành liên quan và kêu gọi tài trợ kinh phí để triển khai nghiên cứu đề án bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống kết hợp du lịch.
Bên cạnh đó, theo UBND TP. Hà Nội, việc chậm phê duyệt đồ án cũng một phần do quá trình sáp nhập Ban QLDA Quy hoạch xây dựng (trực thuộc Sở Quy hoạch – Kiến trúc) và thành lập Phòng Quản lý và Giám sát các dự án quy hoạch xây dựng thuộc Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp thành phố Hà Nội (tại Quyết định sáp nhập số 2260/QĐ-UBND ngày 03/6/2020).
Theo đó, việc triển khai công tác đấu thầu và ký kết hợp đồng theo nguồn vốn ngân sách Thành phố và vốn tài trợ lập đề án bảo tồn làng nghề Bát Tràng cũng được chuyển tiếp từ Ban QLDA Quy hoạch xây dựng sang cho Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tiếp tục triển khai thực hiện và việc lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng tư vấn cũng phải dừng chờ sau khi Dự toán kinh phí được cấp thẩm quyền phê duyệt.
Theo thông tin từ Sở QH-KT Hà Nội, một trong những quy hoạch đặc thù đang tiếp tục nghiên cứu bao gồm Quy hoạch chi tiết bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống kết hợp du lịch tại làng gốm sứ Bát Tràng.
Mới đây, trả lời cử tri về tiến độ phê duyệt đồ án trên, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh cho biết sẽ đôn đốc các Sở ngành, rà soát quy trình, thủ tục pháp lý để ký hợp đồng tư vấn và hoàn thiện hồ sơ quy hoạch chi tiết, thẩm định và trình phê duyệt.
Có thể bạn quan tâm
Quy hoạch sử dụng đất quốc gia cần đảm bảo tính liên kết, đồng bộ
05:00, 13/11/2021
Công khai quy hoạch chặn sốt đất: Chuyện cũ vẫn nóng
05:00, 12/11/2021
Hà Nội: Dự án nhà ở chờ quy hoạch phân khu
05:00, 10/11/2021
Đầu tư bất động sản "dựa hơi" quy hoạch
03:00, 04/11/2021
Công khai quy hoạch trị sốt đất
01:10, 01/11/2021
Đại biểu Quốc hội nói gì về quy hoạch sử dụng đất quốc gia?
15:41, 30/10/2021