Thời gian "thử thách" với "độ bền" văn hoá

NGUYỄN VIỆT 03/09/2022 01:03

Sự kiểm chứng với thử thách thời gian sẽ đảm bảo độ bền vững cho giá trị văn hóa doanh nghiệp tạo dựng nên.

>>Chương trình bình xét và trao tặng danh hiệu "Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu" năm 2022

TS. Nguyễn Viết Chức, Chủ tịch HĐQL Viện Nghiên cứu Văn hóa Thăng Long nhấn mạnh về vai trò của người lãnh đạo trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

TS. Nguyễn Viết Chức, Chủ tịch HĐQL Viện Nghiên cứu Văn hóa Thăng Long. Ảnh: Phùng Đô

TS. Nguyễn Viết Chức, Chủ tịch HĐQL Viện Nghiên cứu Văn hóa Thăng Long. Ảnh: Phùng Đô

TS. Nguyễn Viết Chức cho rằng, chủ doanh nghiệp, ban lãnh đạo doanh nghiệp là nhân tố quyết định trong việc khởi xướng, tạo dựng và duy trì để văn hóa doanh nghiệp mình định hướng xây dựng được hình thành, phát huy thực sự trong hoạt động kinh doanh và đời sống xã hội.

Đặc biệt, là sự kiểm chứng với thử thách thời gian sẽ đảm bảo độ bền vững cho giá trị văn hóa doanh nghiệp tạo dựng nên, tránh việc quảng bá thái quá bởi những khẩu hiệu, những slogan mà thực tế hoạt động còn cách quá xa với những tuyên ngôn “kêu vang” của doanh nghiệp.

“Tôi nhấn mạnh điều này để cảnh tỉnh các nhà đầu tư, các chủ doanh nghiệp muốn xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiểu rằng nó là việc hay, việc đúng nhưng là một việc khó, phải chuẩn bị một cách đầy đủ về vật chất và tinh thần, tâm thế và ý chí, nội dung và cách thức mới có thể thành công. Đã đặt mục tiêu, mục đích văn hóa thì phải theo nó đến cùng, không được ngã lòng, càng không được “thay lòng đổi dạ”, ông Chức nói.

Nếu đơn vị, doanh nghiệp có điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, doanh thu lớn đến đâu nhưng không xây dựng được văn hoá tốt thì sẽ không phát triển bền vững.

Mà văn hoá là văn hoá của người lao động, gắn với người lao động và biểu hiện đặc trưng cho sự phát triển của doanh nghiệp, đơn vị. Hoạt động đó cũng phải hướng đến các giá trị văn hoá, tức là đưa văn hoá vào trong lĩnh vực hoạt động của những người lao động – sản xuất.

Từ những luận giải trên, TS. Nguyễn Viết Chức khẳng định, xây dựng văn hoá trong công nhân, viên chức, người lao động là nội dung quan trọng, cốt lõi, là cơ sở, nền tảng xây dựng, phát triển doanh nghiệp, đơn vị.

Văn hoá là cái đích hướng tới của một nền công nghiệp hiện đại, năng động, phát huy nền kinh tế ở nước ta. Cái đích đó chỉ đạt được trên cái gốc của văn hoá: Các hoạt động phong trào thể dục – thể thao; môi trường làm việc xanh – sạch – đẹp; ứng xử văn minh – thanh lịch cùng các thiết chế văn hoá, quy chế dân chủ…

>>Dấu ấn văn hoá người đứng đầu

>>“Phần hồn” của doanh nghiệp

>>Đạo đức doanh nhân, văn hoá doanh nghiệp biểu hiện qua “nói đi đôi với làm”

>>“Vũ khí” cạnh tranh thời 4.0

TS. Nguyễn Viết Chức dẫn chứng, mặc dù với tình trạng dân số già nhưng Nhật Bản vẫn có nền kinh tế đứng đầu thế giới. Thời xa xưa, Nhật Bản đã xây dựng Hiến pháp 17 điều trong đó yếu tố “hài hoà” được coi là một giá trị. Rất nhiều công ty Nhật Bản thành công là do họ tạo ra sự hài hoà.

Sự hài hoà này chính là giá trị văn hoá của doanh nghiệp. Bởi vì hài hoà ở đây là sự hài hoà giữa yếu tố lợi ích của người lao động và lợi nhuận của doanh nghiệp. Điều này không chỉ đem lại lợi ích về tinh thần mà cả lợi ích vật chất.

Vì thế sự hài hoà này tạo ra thế mạnh và tạo ra sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Do vậy, xây dựng văn hoá trong doanh nghiệp được coi như là một nhu cầu thiết yếu, nhu cầu tự thân của sự phát triển.

Bên cạnh xây dựng các hoạt động phong trào văn hoá – văn nghệ, yêu cầu của thời đại đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần phải xây dựng một văn hoá doanh nghiệp riêng mình, trong đó yếu tố “hài hoà” là mấu chốt, là thương hiệu, chữ tín, sự trung thực, tính kỷ luật, đề cao tính nhân văn.

Chúng ta muốn vươn ra biển lớn, hội nhập với thế giới thì cần có văn hoá làm nền tảng để hội nhập một cách chủ động. Nếu chúng ta xác định văn hoá như thế thì không chỉ là phong trào mà còn là giá trị của doanh nghiệp đúng như tinh thần của Nghị quyết Trung ương Đảng: Để văn hoá thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, hay văn hoá là nền tảng của đời sống tinh thần của xã hội. Như lời Bác dạy: “Văn hoá soi đường cho quốc dân đi”. 

Chương trình bình xét, trao tặng danh hiệu “Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu” năm 2022 cũng là một nội dung được VCCI triển khai nhằm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09/12/2011 của Bộ Chính trị (khóa XI) về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Các ứng viên doanh nhân tiêu biểu sẽ do các tỉnh, thành phố, các bộ, ngành, các hiệp hội doanh nghiệp và các cơ quan báo chí, truyền thông tìm chọn, giới thiệu và thời hạn đề cử là đến 31/8/2022.

Ba bước tiếp theo trong quy trình bình xét là sơ tuyển, thẩm định thực tế và vòng chung tuyển sẽ thực hiện trong tháng 9/2022. Danh hiệu sẽ được trao tặng đúng dịp kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam.

Bên cạnh việc bình xét trao tặng Danh hiệu Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu, căn cứ hồ sơ các ứng viên trong vòng chung tuyển, Hội đồng bình xét sẽ đề xuất danh sách những doanh nhân có thành tích xuất sắc trong phòng chống đại dịch COVID-19 để tuyên dương tại Lễ công bố và trao danh hiệu “Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu năm 2022. Đây là hoạt động thiết thực để ghi nhận và tôn vinh những doanh nhân đã có đóng góp xuất sắc cho cuộc chiến chống dịch trong hơn 2 năm qua. 

Có thể bạn quan tâm

  • Dấu ấn văn hoá người đứng đầu

    01:15, 31/08/2022

  • Đạo đức doanh nhân, văn hoá doanh nghiệp biểu hiện qua “nói đi đôi với làm”

    03:25, 26/08/2022

  • Nền tảng văn hóa tạo dựng doanh nghiệp kiên cường

    01:37, 21/08/2022

  • PNJ “vượt bão” bằng nền tảng văn hoá

    02:36, 19/08/2022

  • “Gen” văn hoá “giải mã” doanh nghiệp

    03:15, 18/08/2022

  • Tấm gương văn hoá bắt đầu từ người đứng đầu

    00:44, 17/08/2022

  • Văn hoá, đạo đức là cốt cách, nền tảng bảo vệ doanh nghiệp

    03:07, 16/08/2022

  • Xây dựng văn hóa kinh doanh góp phần xây dựng văn hóa dân tộc

    04:36, 15/08/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Thời gian "thử thách" với "độ bền" văn hoá
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO