Mặc dù giai đoạn khó khăn nhất của thị trường bất động sản đã đi qua, nhưng bước sang 2024 vẫn còn rất nhiều thách thức, trong đó pháp lý vẫn là điểm nghẽn quan trọng khiến các dự án bị ách tắc.
>>Bộ Xây dựng: Căn hộ chung cư tăng giá trong khi đất nền giảm
Pháp lý vẫn là rào cản lớn nhất
Theo ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch HoREA, những khó khăn trong vấn đề pháp lý là nguyên nhân chính khiến dự án bị trễ tiến độ. Điều này không chỉ làm mất cơ hội và thời gian ra hàng của doanh nghiệp, mà còn khiến họ phải đối mặt với các vấn đề pháp lý từ phía khách hàng, bao gồm việc phải hoàn trả tiền cho khách hàng. Hay một số doanh nghiệp đã phải chấp nhận bỏ dự án vì không thể chờ tiếp.
Ông Châu cho biết, vấn đề về pháp lý chiếm đến 70% vướng mắc của các dự án trong thị trường bất động sản. Chủ yếu tập trung ở 3 cấp độ, trong đó một số quy định thiếu tính đồng bộ, mâu thuẫn, xung đột pháp luật. Một số quy định trong văn bản dưới luật có liên quan đến lĩnh vực bất động sản cũng vướng. Đặc biệt, vướng mắc trong thực thi pháp luật của cán bộ viên công chức các sở, ngành.
>>Thị trường bất động sản - những chuyển biến tích cực
Đơn cử, chủ đầu tư dự án The Nosta (Đường Láng, Hà Nội) mới đây đã có thông báo phải dừng hợp đồng với khách hàng do gặp khó khăn về pháp lý. Doanh nghiệp này cho biết, đã gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và những vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng. Để giảm thiểu thiệt hại cho cả doanh nghiệp và khách hàng, công ty đã gửi đi thông báo dừng hợp đồng, cam kết hoàn lại tiền và đưa ra các biện pháp hỗ trợ khách hàng trong quá trình thực hiện thủ tục. Đồng thời, cũng sẽ đề nghị cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ để đảm bảo hài hòa quyền lợi cả hai bên.
Trong bối cảnh thị trường ảm đảm nói chung, việc chủ đầu tư chủ động trả lại tiền cho khách hàng khi dự án chậm tiến độ không chỉ là biện pháp giữ chân khách hàng mà còn là cách tiếp cận tích cực để giữ và tăng uy tín của doanh nghiệp.
Kỳ vọng thị trường phục hồi nhờ các bộ Luật
Theo đánh giá từ TS. Đinh Thế Hiển - Chuyên gia kinh tế, đến nay chính sách điều hành của Chính phủ đang từng bước phát huy hiệu quả, điều chỉnh thị trường bất động sản về vùng ổn định. Theo đó, Luật Nhà ở sửa đổi và Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua, sắp tới có thể sẽ là Luật Đất đai sửa đổi.
“Điều này cho thấy, dù vẫn còn những khó khăn nhất định, song với các thông tin tích cực từ chính sách vẫn hứa hẹn sẽ tạo chuyển biến lớn cho thị trường. Từ đó giúp “sức khỏe” của các doanh nghiệp tốt hơn, thị trường dần hồi phục”, ông Hiển dự báo.
Bà Đỗ Thị Thu Hằng - Giám đốc Cấp cao, Bộ phận Nghiên cứu & Tư vấn Savills Hà Nội cho rằng, nhiều dự án đang trong trạng thái chờ các Luật liên quan như Luật Đất đai, Luật Kinh doanh Bất động sản, Luật Nhà ở... có hiệu lực, từ đó có cơ sở để được phê duyệt và triển khai dự án.
Bên cạnh chính sách pháp lý thông thoáng là yếu tố quan trọng giúp thị trường bất động sản phục hồi và phát triển trong năm 2024, tuy nhiên, các chuyên gia nhấn mạnh, thị trường cần phải giải quyết tốt bài toán mất cân bằng cung cầu, cần có nhiều sản phẩm vừa túi tiền, các hình thức kinh doanh đa dạng đáp ứng rộng nguồn cầu. Bên cạnh đó, giảm giá thành sản phẩm là điều hiện đang khó thực hiện nhưng nếu làm được thì sẽ thu hút được lượng cầu mua.
Chính sách pháp lý thông thoáng là yếu tố chủ chốt giúp thị trường bất động sản phục hồi và phát triển. Tuy nhiên, các chuyên gia nhấn mạnh rằng, thị trường cần giải quyết tốt bài toán mất cân bằng cung cầu. Bên cạnh đó, cần có thêm các sản phẩm bất động sản vừa túi tiền để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Ngoài ra, việc giảm giá thành sản phẩm có thể là một giải pháp hấp dẫn để thu hút nguồn cầu mua, nhưng cũng đòi hỏi sự linh hoạt và hiệu quả trong quản lý chi phí từ phía các doanh nghiệp bất động sản. Điều này cũng có thể được kết hợp với các chiến lược tăng giá trị để tạo ra sự hấp dẫn cho người mua.
Có thể bạn quan tâm