Doanh nghiệp cần "tái tạo liên tục"

Diendandoanhnghiep.vn Chia sẻ với Doanh Nhân, ông Giản Tư Trung - Người sáng lập Trường Doanh Nhân PACE cho rằng, một doanh nghiệp không có nền quản trị mới thì không thể tồn tại và phát triển trong bối cảnh mới.

Và “tái tạo liên tục” là chìa khóa cho sự bứt phá ngay cả trong giai đoạn khủng hoảng toàn cầu.

PACE đưa các tinh hoa quản trị của thế giới về Việt Nam thông qua các chương trình đào tạo và xuất bản sách.

PACE đưa các tinh hoa quản trị của thế giới về Việt Nam thông qua các chương trình đào tạo và xuất bản sách.

Dưới góc nhìn của ông Giản Tư Trung, cuộc khủng hoảng hiện nay mà chúng ta đang gặp phải không phải là “khủng hoảng kép” như nhiều người nhìn nhận, mà nó là một cuộc “khủng hoảng chồng”, bởi không chỉ khủng hoảng y tế và kinh tế, mà còn khủng hoảng về văn hóa, xã hội, chính trị... trên khắp toàn cầu và ở mọi cấp độ. Và trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới, mọi thứ bị đảo lộn và gây ra cho doanh nghiệp rất nhiều thách thức, nhiều doanh nghiệp chịu không nổi và phải rời bỏ thị trường. 

Nếu xem khủng hoảng này dưới góc nhìn sợ hãi thì nó sẽ mang đến tai họa, nhưng nếu nhìn cuộc khủng hoảng này như là một “phép thử” thì sẽ có nhiều lối ra hơn và mở ra nhiều vận hội mới hơn.

- Vậy theo ông phép thử đó là gì? Doanh nghiệp phải làm sao để vượt qua được một thời cuộc với nhiều biến động khôn lường?

Phép thử thì có nhiều, nhưng theo tôi, có 03 phép thử quan trọng nhất. Thứ nhất là phép thử về “nội lực”, đó là nội lực của mình có đủ mạnh không. Thứ hai là phép thử về “tầm nhìn”, bao gồm cả hiện tại và tương lai, bởi những người có tầm nhìn họ sẽ luôn có khả năng nhìn thấy tương lai của mình ở bất kỳ hoàn cảnh nào. Thứ ba là phép thử cho “bản lĩnh”, ở những lúc bình thường, việc đánh giá một con người hay một tổ chức, một doanh nghiệp sẽ rất khó. Nhưng nếu như con người đó, doanh nghiệp đó gặp vấn đề thì chúng ta sẽ nhìn rõ hơn bản lĩnh của họ.

Vingroup có tôn chỉ “Mãi mãi tinh thần khởi nghiệp”, nghĩa là lúc nào cũng xem doanh nghiệp mình đang “khởi nghiệp”, tràn đầy sức sống và khả năng sáng tạo. (Ảnh: Chuyên gia người Tây Ban Nha làm việc tại Nhà máy Vsmart).

Vingroup có tôn chỉ “Mãi mãi tinh thần khởi nghiệp”, nghĩa là lúc nào cũng xem doanh nghiệp mình đang “khởi nghiệp”, tràn đầy sức sống và khả năng sáng tạo. (Ảnh: Chuyên gia người Tây Ban Nha làm việc tại Nhà máy Vsmart).

Biến cố là thứ mà không ai muốn, nhưng hầu như không ai có thể tránh khỏi trong đời. Do vậy, nếu lúc nào đó chẳng may gặp biến cố thì chúng ta nên xem biến cố đó là phép thử với nội lực, với tầm nhìn và với bản lĩnh của mình và mình cũng cần tin rằng ta có đủ nội lực, tầm nhìn và bản lĩnh để vượt qua. Mà cho dù ta chưa đủ nội lực, tầm nhìn và bản lĩnh thì qua biến cố này cũng giúp ta nhận ra điều đó và sẽ biết phải làm gì.

Tôi thường hay ví von là sự thay đổi của 4000 năm trước không bằng sự thay đổi của riêng thế kỷ 20, sự thay đổi của cả thế kỷ 20 không bằng sự thay đổi 10 năm đầu của thế kỷ 21, và sự thay đổi trong 10 năm của thế kỷ 21 cũng chưa chắc đã bằng sự thay đổi của 1 năm qua. Đây là một sự biến động khủng khiếp, không thể tưởng tượng được. Vậy làm thế nào để đứng vững?

Muốn có được những điều này thì phải định hình một con người, một tổ chức thật vững chắc. Đối với cá nhân phải định hình cho mình một bản thể. Đối với tổ chức, doanh nghiệp thì phải định hình một văn hóa. Còn nếu qua biến cố đó mà mình thấy suy sụp thì bản thể cá nhân không ổn và văn hóa tổ chức có vấn đề. Nếu có làm mới, xây mới thì cũng phải tư duy và suy nghĩ về những điều đó.

- Thế giới đang biến động, vậy các doanh nghiệp cần phải thay đổi những gì để hội nhập sâu rộng hơn, thưa ông?

Bài toán hiện nay là làm thế nào để các doanh nghiệp có thể tồn tại, phát triển và bứt phá trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và trong một tương lai bất định. Tôi cho rằng giải pháp chỉ nằm gọn trong 4 chữ “tái tạo liên tục”.

Tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra là muốn tái tạo một doanh nghiệp thì phải làm gì và bắt dầu từ đâu? Theo tôi, có 6 yếu tố cốt lõi để tái tạo một doanh nghiệp: Thứ nhất, tái tạo về “Tư tưởng”, đây là mô hình kinh điển mà Trường Doanh Nhân PACE đã chia sẻ với cộng đồng doanh nghiệp suốt 20 năm qua; Thứ hai, tái tạo về “Lãnh đạo”; Thứ ba, tái tạo về “Chiến lược”; Thứ tư, tái tạo về “Con người”; Thứ năm, tái tạo về “Hệ thống”; Thứ sáu, tái tạo về “Văn hóa”.

Trong đó tái tạo văn hóa là bài toán khó nhất và mất nhiều thời gian và tâm lực nhất. Tuy nhiên, để có doanh nghiệp tầm vóc (giàu sang/vững mạnh) thì phải đầu tư cho văn hóa.

Bởi lẽ, nếu không đầu tư cho văn hóa thì doanh nghiệp sẽ không thể giàu, hoặc giàu mà không sang; không thể mạnh, hoặc mạnh mà không vững!

Để doanh nghiệp có thể trường tồn thì 6 yếu tố nói trên phải được tái tạo liên tục từ năm nay qua năm khác, chứ không phải chỉ tái tạo một lần rồi thôi. Bởi tốc độ biến động hiện nay là rất lớn nên nếu không tái tạo liên tục thì sẽ không thể tồn tại được và sẽ bị đào thải ngay lập tức. Vậy nên có thể nói tái tạo liên tục là chìa khóa cho sự phát triển và bứt phá. Như tập đoàn Vingroup có tôn chỉ “Mãi mãi tinh thần khởi nghiệp”, nghĩa là để doanh nghiệp không những không bị đào thải mà còn luôn tiên phong tiến về phía trước thì lúc nào cũng xem doanh nghiệp mình đang “khởi nghiệp”, tràn đầy sức sống và khả năng sáng tạo.

Thật ra, để tái tạo cùng một lúc 6 yếu tố cốt lõi này không hề dễ dàng, đó là sự thay đổi tận cùng về ý thức hệ của ban lãnh đạo, năng lực quản lý và lãnh đạo của họ phải đứng trước sự đòi hỏi về chuẩn mực và một tầm vóc rất khác. Để làm được điều này, là cả một hành trình chuyển hóa và lột xác. Chúng tôi không chỉ nói suông, tại PACE, chúng tôi đã đồng hành cùng doanh nhân và doanh nghiệp trên hành trình này với chương trình “Lãnh Đạo Toàn Cầu / Global Leadership Program (GLP)”.

Nói cho cùng, tái tạo là “yếu tố cần” cho một doanh nghiệp, ở góc độ lớn hơn, “yếu tố đủ” dành cho cả một nền kinh thương thì chúng ta phải cần có cả một “nền quản trị mới”.

Trường Doanh nhân PACE trang bị những tri thức, năng lực tổng thể và toàn diện mà bất kỳ một CEO chuyên nghiệp nào cũng cần phải có.

Trường Doanh nhân PACE trang bị những tri thức, năng lực tổng thể và toàn diện mà bất kỳ một CEO chuyên nghiệp nào cũng cần phải có.

- Chúng ta nên hiểu “nền quản trị mới” này như thế nào? Vì sao nó có thể tái tạo cả một nền kinh thương Việt Nam và giúp các doanh nghiệp vượt qua được khủng hoảng?

Theo tôi, nền quản trị mới của Việt Nam cần mang trong mình 2 đặc tính quan trọng, đó là “khát vọng Việt Nam” và “chuẩn mực toàn cầu”. Nói cách khác, đó là sự kết hợp “tinh thần Việt Nam và tinh hoa thế giới” để tạo nên một nền quản trị “rất nhân loại, rất dân tộc và cũng rất là chính mình”.

Việt Nam đang là một quốc gia phát triển nên khát khao sánh với thế giới luôn rất mãnh liệt. Chắc hẳn chúng ta còn nhớ U23 Thường Châu 2018, nếu so với thế giới thì thành tích bóng đá này của chúng ta cũng không đáng kể, nhưng đối với người Việt thì đây là một sự kiện bùng cháy. Cũng giống như vậy, nền quản trị mới này vừa mang trong mình tâm thức văn hóa và khát khao cháy bỏng của người Việt, vừa vận hành theo các chuẩn mực toàn cầu, đây là 2 đặc tính nổi bật nhất của nền quản trị mới này.

Chúng ta không thể chỉ quản trị theo cách của mình được, mà phải hòa mình với “cách chơi” và “cuộc chơi” của thế giới. Chúng ta không nên “phát minh lại cái bánh xe”, mà phải dựa trên những chuẩn mực đúng để vươn tới. Hiện nay, chúng ta đang có lợi thế của một người đi sau, nên cái chuẩn mực toàn cầu rất quan trọng. Và Việt Nam đang là một nước đi lên từ khó khăn, trỗi dậy và vươn mình, thì cái khát khao đó, cái tâm thức đó không phải quốc gia nào cũng có.
Để hiện thực hóa nền quản trị mới của Việt Nam thì mỗi doanh nghiệp cần tái tạo liên tục và tái tạo theo hướng kết hợp tinh thần Việt Nam và tinh hoa của thế giới. Cụ thể hơn, khi các doanh nghiệp quản trị dựa trên những chuẩn mực toàn cầu về quản trị thì sẽ cách nhanh nhất để toàn cầu hóa công tác quản trị tại Việt Nam.

Việt Nam đã là một phần của thế giới và thế giới cũng là một phần của Việt Nam, vì vậy chúng ta không thể chỉ quản trị theo cách của mình mà không đi theo những giá trị và chuẩn mực chung của thế giới.

Muốn có một nền quản trị mới thì phải có những cuốn sách mới, những chương trình đào tạo mới, những giải pháp tư vấn mới để đồng hành cùng các doanh nghiệp…

- Vậy Trường PACE - với vai trò khởi xướng và gọi tên “nền quản trị mới” đang có những hoạt động gì để giúp các doanh nghiệp đạt được điều này?

Hiện nay, trong các hoạt động đào tạo của mình, riêng đối với lĩnh vực quản trị, PACE chia làm 8 lĩnh vực chuyên ngành như: Quản trị tổng quát, hay còn gọi là quản trị doanh nghiệp; Quản trị tài chính; Quản trị về nhân sự; Quản trị về marketing; Quản trị về bán hàng; Quản trị dự án; Quản trị sản xuất và Quản trị chuỗi cung ứng. Trong 8 lĩnh vực này, mỗi lĩnh vực đều có yếu tố toàn cầu của lĩnh vực đó và trong từng lĩnh vực về quản trị PACE đều hợp tác với các đối tác dẫn đầu thế giới để triển khai.

Ngoài các giải pháp đào tạo và giải pháp tư vấn, PACE còn đưa các tinh hoa quản trị của thế giới về Việt Nam thông qua con đường xuất bản sách và đưa rất nhiều cuốn sách về tinh hoa quản trị toàn cầu và đưa các chương trình đào tạo đẳng cấp thế giới về Việt Nam.

Hiện nay, PACE đang hợp tác với 12 đối tác dẫn đầu thế giới trong từng lĩnh vực chuyên môn hẹp về quản trị để hình thành nên một “Hệ sinh thái quản trị toàn cầu” nhằm cùng cộng đồng doanh nghiệp khai mở một nền quản trị mới tại Việt Nam.

- Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp cần "tái tạo liên tục" tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714111601 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714111601 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10