Doanh nghiệp đá Hà Tĩnh trước nguy cơ phá sản Kỳ 3: Hết đường ra!

Diendandoanhnghiep.vn Hơn 5 năm qua, cộng đồng doanh nghiệp khai thác đá Hà Tĩnh đã có nhiều văn bản kiến nghị, nhưng bài toán tháo gỡ bế tắc đầu ra vẫn chưa có lời giải…

Trước những kiến nghị của các doanh nghiệp về cách tính thuế cấp quyền khai thác khoáng sản, Phóng viên báo DĐDN đã liên hệ ông Nguyễn Văn Thành, Trưởng phòng Khoáng sản (Sở TN&MT Hà Tĩnh) để tìm hiểu việc này.

p/Để tồn tại giữa tình hình khó khăn, một số doanh nghiệp đã tìm cách xuất khẩu đá

Để tồn tại giữa tình hình khó khăn, một số doanh nghiệp đã tìm cách xuất khẩu đá

Lý do tăng giá cấp quyền khoáng sản

Ông Nguyễn Văn Thành cho rằng, giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản căn cứ theo giá tính thuế tài nguyên của tỉnh. “Sở dĩ có sự chênh lệch giá tính so với các tỉnh khác là do giá tối thiểu tính thuế tài nguyên. Như tại Nghệ An ban hành giá tính thuế tài nguyên, trong đó có mục giá tính thuế tài nguyên đối với trữ lượng với giá 50.000 đồng/m3. Tuy nhiên, điều này không phù hợp với quy định của pháp luật về giá tính thuế tài nguyên. Việc tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được tính theo Nghị định số 203/NĐ-CP ngày 28/11/2013 của Chính phủ”, ông Thành phân tích.

Theo ông Thành, sau khi Nghị định này chính thức có hiệu lực đã tác động lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp khai thác khoáng sản. “Năm 2014 khi Nghị định 203/NĐ-CP có hiệu lực, Hà Tĩnh nhân với hệ số nợ rời nhưng sau đó các doanh nghiệp phản ứng rất mạnh. Trước tình hình này, tỉnh đã mời Bộ TN&MT về làm việc và thống nhất phương án chưa tính hệ số nợ rời. Đến năm 2018, tỉnh chính thức áp dụng đưa hệ số nợ rời vào cách tính”, ông Thành chia sẻ.

Cũng theo ông Thành, ngoài hệ số nợ rời, phía doanh nghiệp cũng nhiều lần kiến nghị về việc trong trữ lượng địa chất có một phần doanh nghiệp không thể khai thác được nhưng vẫn phải đóng tiền. Tuy nhiên, trong Nghị định 203 đã quy định cụ thể, kể cả Nghị định thay thế, nên bắt buộc phải thực hiện. Sở đã có nhiều văn bản trả lời cho các doanh nghiệp bởi cách tính này là theo quy định chung.

Lời giải từ chính quyền

Ngoài bế tắc đầu ra thì việc cấp mỏ tràn lan cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc hàng loạt mỏ đá lâm vào tình trạng “chết lâm sàng”. Thời điểm đó, UBND tỉnh Hà Tĩnh tỉnh cấp phép khai thác mỏ đá một cách ồ ạt, khiến cung – cầu bị mất cân đối nghiêm trọng.

Lý giải cho việc này, ông Nguyễn Văn Thành, cho rằng việc cơ quan thẩm quyền cấp phép ồ ạt xuất phát từ việc các nhà đầu tư chạy theo nhu cầu của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa. Đối với những khu vực nằm trong quy hoạch và doanh nghiệp có đầy đủ năng lực, giấy tờ hợp lệ khi đề xuất xin cấp giấy phép hoạt động thì UBND tỉnh phải chấp thuận”.

Để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp đá, các cơ quan chức năng đã tổ chức nhiều cuộc họp liên ngành. Nhiều giải pháp tạm thời đã được đề xuất nhưng vẫn chưa nhận được sự đồng thuận từ các bên.

Theo ông Phan Xuân Hồng, Chủ tịch Hiệp hội khai thác đá Kỳ Anh, để vượt qua khó khăn, một số doanh nghiệp đã tìm cách xuất khẩu đá ra thị trường nước ngoài như Bangladesh và Singapore. Tuy nhiên, thị trường này cũng không bền vững do chi phí cao và yêu cầu từ bạn hàng khắt khe hơn. Khoảng cuối năm 2019 đến nay, thị trường xuất khẩu này khá ảm đạm, năm nay vẫn chưa xuất được chuyến hàng nào.

Được biết, thời gian qua tỉnh đã tiến hành thu hồi giấy phép của 16 mỏ khai thác khoáng sản, trong đó chủ yếu là mỏ đá. Hiện có hơn 50 giấy phép hết hạn nhưng còn nợ tiền vì nhiều lý do như chưa tiến hành khai thác hoặc do thu hồi và một số do đơn vị trả lại giấy phép.

Theo lãnh đạo Chi Cục thuế Kỳ Anh, những doanh nghiệp này hầu hết không còn khả năng để thu hồi nợ. Qua kiểm tra của ngành thuế, nhiều doanh nghiệp chưa khai thác, tài nguyên vẫn còn nguyên hoặc đã bị thu hồi giấy phép, nên không có bất cứ khoản thu nào.

Việc đón đầu thị trường nhưng không khảo sát thực tế mà chỉ chạy theo tin đồn đã gây ra cái “chết yểu” của nhiều doanh nghiệp đá. Tuy nhiên trong những cái chết yểu này cũng có một phần trách nhiệm của cơ quan chức năng khi thiếu định hướng và quản lý, giám sát. Vì vậy, bài toán tìm hướng đi cho các doanh nghiệp mỏ đá vẫn là một câu hỏi còn bỏ ngỏ.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp đá Hà Tĩnh trước nguy cơ phá sản Kỳ 3: Hết đường ra! tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714067911 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714067911 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10