Doanh nghiệp địa ốc miệt mài huy động vốn: Mối lo đổ vỡ hay tiếp tục tăng trưởng?

Diendandoanhnghiep.vn Mặc các dự báo sự chững lại do Thông tư 16 siết ngân hàng mua trái phiếu doanh nghiệp, doanh nghiệp địa ốc vẫn nhiệt tình huy động vốn trên thị trường trái phiếu.

>> [eMagazine] Trái phiếu doanh nghiệp bất động sản và những rủi ro

Theo ghi nhận của Diễn đàn Doanh nghiệp, 2 tháng đầu năm 2022, thị trường trái phiếu doanh nghiệp mặc dù đã có các quy định mới siết chặt song vẫn khá sôi động, trong đó các doanh nghiệp chưa đại chúng và đã đại chúng vẫn tích cực huy động vốn.

Doanh nghiệp địa ốc vẫn tích cực huy động vốn qua kênh trái phiếu

Mới đây, CTCP Bất động sản Mỹ đã công bố huy động thành công 300 tỷ đồng với kỳ hạn 7 năm, phát hành thị trường trong nước. Trước đó, ngày 6/1/2022, doanh nghiệp này cũng công bố phát hành thành công lô trái phiếu có trị giá 500 tỷ đồng.

Được biết, CTCP Bất động sản Mỹ - tiền thân là Công ty Cổ phần Bất động sản Mùa Đông – VID, được thành lập năm 2007, thuộc hệ sinh thái của TNG Holdings.

Năm 2021, doanh nghiệp này cũng là một trong những cái tên tích cực trong cuộc đua trái phiếu với tổng số vốn huy động lên tới 2.500 tỷ đồng, trước đó năm 2020, Công ty Cổ phần Bất động sản Mỹ đã huy động trên 5.000 tỷ đồng

Hay một đơn vị khác là Công ty CP thương mại - quảng cáo - xây dựng - địa ốc Việt Hân ngày 28/1 cũng đã hoàn tất phát hành lô trái phiếu trị giá 300 tỷ đồng.

Một tay chơi lớn khác trên thị trường trái phiếu và là "cá mập" nổi danh trên thị trường M&A bất động sản là CTCP Đầu tư và Phát triển bất động sản An Gia cũng đã phát hành thành công lô trái phiếu 300 tỷ đồng với kỳ hạn 12 tháng.

Ông lớn Tổng công ty phát triển đô thị Kinh Bắc – CTCP mới đây cũng đã phát hành thành công lô trái phiếu 1.000 tỷ đồng.

Một cái tên khá lạ là Bất động sản Nice Star hồi tháng 1 vừa qua cũng đã công bố huy động thành công 1.500 tỷ đồng từ trái phiếu. Được biệt, doanh nghiệp có tên ban đầu là Nova Furniture và do NovaGroup sở hữu 98% vốn.

Đáng chú ý, trên thị trường trái phiếu năm 2022, hiện tập đoàn Apec Group đang phát hành trái phiếu lãi suất lên đến 13%/năm, dẫn đầu cuộc đua lãi suất huy động vốn từ trái phiếu.

Theo thống kê chung của Hiệp hội Trái phiếu Việt Nam, trong tháng 1.2022, bất động sản và xây dựng hiện là 2 nhóm ngành phát hành khối lượng trái phiếu lớn nhất với giá trị lần lượt đạt 14.470 tỉ đồng và 7.130 tỉ đồng, chiếm 55,8% và 27,5% tổng giá trị phát hành của tháng.

Trong nhóm ngành bất động sản, CTCP Đầu tư và Phát triển Eagle Side là doanh nghiệp có khối lượng phát hành lớn nhất với 3.930 tỉ đồng kỳ hạn 1 năm, Công ty Cổ phần Phát triển Đất Việt đứng ở vị trí thứ hai với 1.600 tỉ đồng trái phiếu kỳ hạn 3 năm.

Mối lo đổ vỡ hay tiếp tục tăng trưởng?

Trước đó, công bố thông tin về tình hình phát hành trái phiếu, Bộ Xây dựng cho biết trong năm 2021, các doanh nghiệp bất động sản đã phát hành 214.440 tỷ đồng trái phiếu, tương đương hơn 9 tỷ USD. Con số này gấp 3 lần so với năm 2020 là 71.000 tỷ đồng.

Đã có nhiều lo ngại về sự mất an toàn của trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Lãi suất phát hành trái phiếu dao động trong khoảng 8 - 13%/năm. Tổng giá trị phát hành của nhóm doanh nghiệp bất động sản chiếm 36% tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Trong đó, có khoảng 29% giá trị trái phiếu phát hành không có tài sản đảm bảo hoặc bảo đảm bằng cổ phiếu.

Việc nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản chuyển sang thực hiện huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, lượng phát hành với quy mô lớn, lãi suất cao, không có tài sản bảo đảm theo Bộ Xây dựng, sẽ tiềm ẩn rủi ro cho thị trường.

Tương tự, các đơn vị nghiên cứu thị trường cũng đưa ra cảnh báo đổ vỡ đối với dòng trái phiếu không đảm bảo. Báo cáo hồi cuối năm 2021 của FinnGroup nhận định, các doanh nghiệp bất động sản chưa niêm yết phát hành trái phiếu có năng lực trả nợ vay ở mức báo động, năng lực trả nợ rất yếu.

Chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu cũng cho rằng, với bức tranh phát hành trái phiếu doanh nghiệp hiện nay Bộ Tài chính nên kiểm soát chặt chẽ vấn đề phát hành trái phiếu, cẩn trọng bẫy tín dụng, khi các nhà phát hành trái phiếu mất khả năng trả nợ, rủi ro vỡ nợ tăng lên.

Bên cạnh đó, theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, việc các doanh nghiệp BĐS ồ ạt phát hành trái phiếu, đưa ra lãi suất cao để thu hút người dân tham gia mà không cung cấp thông tin đầy đủ, không có sự giám sát, quản lý của cơ quan chức năng sẽ dễ dẫn đến tình trạng đảo nợ và tiềm ẩn nguy cơ “bong bóng” trên thị trường.

Cũng trước bối cảnh này, ngày 10/11/2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Thông tư 16/2021/TT- NHNN thay thế Thông tư số 22/2016/TT-NHNN và Thông tư số 15/2018/TT-NHNN quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua trái phiếu doanh nghiệp, được kỳ vọng mang tới sự lành mạnh hóa cho thị trường bất động sản.

Song, ở góc nhìn lạc quan hơn nhận định về triển vọng của thị trường trái phiếu doanh nghiệp nói chung và trái phiếu do các doanh nghiệp BĐS phát hành nói riêng, các chuyên gia tại Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam vẫn nhận định tích cực về sự tăng trưởng trong năm 2022.

Theo đó, với đặc điểm nhiều nhóm ngành nghề, cùng đặc điểm và khẩu vị riêng biệt từng phân khúc, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã luôn thu hút nhiều nhóm nhà đầu tư với tỷ suất sinh lời khá hấp dẫn so với nhiều kênh khác.

Xu hướng này được dự báo tiếp tục trong năm 2022 và Trái phiếu bất động sản, Trái phiếu các tổ chức tín dụng hay Trái phiếu ngành năng lượng vẫn sẽ là nhóm tiếp tục có khả năng phát hành thành công cao trong giai đoạn tiếp theo.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp địa ốc miệt mài huy động vốn: Mối lo đổ vỡ hay tiếp tục tăng trưởng? tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711720176 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711720176 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10