Doanh nghiệp gặp khó trong xin cấp phép đầu tư dự án quy mô lớn

ANH DUY 23/12/2020 04:00

Việc cấp phép cho một số dự án quy mô lớn của Hàn Quốc tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã bị chậm trễ do thiếu hướng dẫn pháp lý rõ ràng, gây khó khăn trong hoạt động đầu tư.

Theo ông Kim HanYong, Chủ tịch Phòng Thương mại Hàn Quốc tại Việt Nam (KoCham) mặc dù ghi nhận những nỗ lực của Chính phủ trong tạo thuận lợi cho doanh nghiệp để đối phó đại dịch COVID-19, tuy nhiên, cũng phải thẳng thắn về một số vấn đề trong giấy phép của nhà đầu tư Hàn Quốc tại Việt Nam.

Việc cấp phép cho một số dự án quy mô lớn của Hàn Quốc tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã bị chậm trễ do thiếu hướng dẫn pháp lý.

Việc cấp phép cho một số dự án quy mô lớn của Hàn Quốc tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã bị chậm trễ do thiếu hướng dẫn pháp lý.

“Tôi đã được nghe về những khó khăn của doanh nghiệp Hàn Quốc khi xin giấy phép tại Việt Nam. Việc cấp phép cho một số dự án quy mô lớn của Hàn Quốc tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã bị chậm trễ do thiếu hướng dẫn pháp lý rõ ràng, và điều này gây nhiều khó khăn trong hoạt động đầu tư”, ông Kim HanYong chia sẻ.

Vì vậy, KoCham mong muốn Chính phủ Việt Nam thấu hiểu và có hướng dẫn rõ ràng về việc thực hiện quy định để chính quyền địa phương nắm rõ. “Điều này sẽ giúp chính quyền địa phương kịp thời cấp giấy phép cho các dự án bị chậm tiến độ”, ông Kim HanYong nhấn mạnh.

Trước đó, TS Vũ Tiến Lộc, Đồng Chủ tịch Liên minh Diễn đàn Doanh Nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng đánh giá, mặc dù Chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong việc cắt giảm điều kiện kinh doanh. Khi rà soát, bãi bỏ hàng ngàn điều kiện kinh doanh vốn được quy định tại hàng trăm thông tư của các bộ, ngành và chuyển đổi lên cấp Nghị định của Chính phủ.

Theo đó, điều tra thường niên 10.000 doanh nghiệp tại 63 tỉnh, thành phố của VCCI năm vừa qua cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp gặp khó khăn khi xin giấy phép giảm còn 35%, từ con số từ 42% của năm 2018. “Tuy nhiên, 35% doanh nghiệp gặp khó khăn khi xin giấy phép kinh doanh có điều kiện vẫn là con số tương đối lớn”, TS Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.

sdf

Doanh nghiệp cũng đề xuất tập trung rà soát và tối ưu hóa quy trình thủ tục hành chính liên ngành, đặc biệt là các thủ tục liên quan tới đầu tư.

Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng, Nghị quyết 68/NQ-CP do Chính phủ mới ban hành tháng 5/2020 sẽ thúc đẩy làn sóng cải cách điều kiện kinh doanh trong năm 2020, khi đã giao nhiệm vụ cho các bộ ngành cần phải ban hành kế hoạch cắt giảm, đơn giản hoá quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong thời hạn 20 ngày kể từ khi Nghị quyết được ban hành và phải rà soát, đánh giá, xây dựng phương án cắt giảm, đơn giản hoá trước 1/10/2020. 


Doanh nghiệp cũng đề xuất tập trung rà soát và tối ưu hóa quy trình thủ tục hành chính liên ngành, đặc biệt là các thủ tục liên quan tới đầu tư, xây dựng, đất đai, môi trường. Tiến hành cải cách thủ tục hành chính theo hướng cắt giảm gánh nặng chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp và giảm thiểu cơ hội phát sinh chi phí không chính thức.

Đồng thời, đẩy nhanh ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính, tăng số dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và mức độ 4. Hướng tới việc tạo lập và kết nối liên thông giữa các cơ quan quản lý nhà nước cơ sở dữ liệu doanh nghiệp để đảm bảo công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp thực hiện một cách thống nhất, đồng bộ. 


Có thể bạn quan tâm

  • VBF 2020: KoCham đề xuất Việt Nam cân nhắc xây dựng nhà máy điện hạt nhân

    14:00, 22/12/2020

  • VBF 2020: Nhà đầu tư Ấn Độ kiến nghị làm mới khung pháp lý về điện khí LNG

    10:23, 22/12/2020

  • VBF 2020: JCCI đề xuất cơ chế bảo lãnh hợp đồng PPP gỡ “nút thắt” đầu tư vào hạ tầng

    09:47, 22/12/2020

  • VBF 2020: Tạo môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp ứng biến với suy giảm kinh tế

    09:11, 22/12/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Doanh nghiệp gặp khó trong xin cấp phép đầu tư dự án quy mô lớn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO