Doanh nghiệp kêu “ba tại chỗ - đa bất cập”

Diendandoanhnghiep.vn Hàng loạt các doanh nghiệp sản xuất trong các lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng, dệt may, gỗ… tại TP HCM cũng có phản ánh việc thực hiện “ba tại chỗ” gặp khó khăn.

Theo chia sẻ của đại diện Saigon Food, thực hiện “ba tại chỗ” gặp nhiều khó khăn, chi phí thực hiện “ba tại chỗ" rất lớn, đặc biệt là chi phí xét nghiệm Covid-19 5 ngày/lần đối với nhân sự làm việc "3 tại chỗ" cũng khiến doanh nghiệp đuối sức.

 nhiều doanh nghiệp đã kiệt quệ nguồn lực khi dịch kéo dài 2 năm qua, nay khi thực hiện sản xuất “ba tại chỗ” thì doanh nghiệp phải bố trí chỗ ăn ngủ, chi phí y tế, hậup/cần tại chỗ …

Nhiều doanh nghiệp đã kiệt quệ nguồn lực khi dịch kéo dài 2 năm qua, nay khi thực hiện sản xuất “ba tại chỗ” thì doanh nghiệp phải bố trí chỗ ăn ngủ, chi phí y tế, hậu cần tại chỗ.

“Ba tại chỗ - đa bất cập” 

"Những khoản tiền này không nằm trong chi phí chung của công ty, nay muốn đưa vào chi phí cũng không được bởi sẽ khiến chi phí đội lên, kéo theo giá thành sản phẩm tăng lên. Trong bối cảnh này, dù rất khó khăn nhưng doanh nghiệp cũng không tăng giá được, nếu tăng giá thì không khách hàng, người tiêu dùng nào chấp nhận cả", đại diện Saigon Food nói thêm.

Tương tự câu chuyện của Saigon Food, trong kiến nghị gửi tới Thủ tướng Chính phủ mới đây, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết, khảo sát của Hiệp hội ở 3 trung tâm chế biến xuất  khẩu gỗ lâm sản lớn nhất cả nước gồm Bình Dương, Đồng Nai, Thành phố HCM cho thấy, có khoảng 60% số doạnh nghiệp duy trì được sản xuất theo quy định “3 tại chỗ”, số  còn lại khoảng 40% phải ngừng sản xuất do không đáp ứng được quy định.

Hiệp hội cho biết, việc thực hiện sản xuất 3 tại chỗ là chủ trương đúng đắn, để doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất, tuy nhiên, khi thực hiện, gặp một số khó khăn. Cụ thể, doanh nghiệp phải bỏ chi phí cho người lao động để test nhanh cách 3 ngày/ lần và test PCR cách 7 ngày/lần.

“Theo phản ánh của doanh nghiệp, giá bộ test nhanh nhập về khoảng 100.000 đồng/bộ, nhưng giá test cho doanh nghiệp với hợp đồng từ 100 người trở lên ở mức 280 ngàn đồng/bộ, mức giá test ở phòng khám khi thực hiện test lẻ từ 300- 350 ngàn/bộ, ở tỉnh Đồng Nai chi phí xét nghiệm RT-PCR cho công  nhân tăng cao từ khoảng 1.500.000 đồng-2.000.000 đồng/người/lần test”, đại diện Hiệp hội Gỗ và Lâm sản cho biết.

Như vậy, với quy mô hàng nghìn lao động thì doanh nghiệp đang phải chi phí dịch vụ xét nghiệm rất cao sẽ là gánh nặng cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, do lực lượng lao động nhiều, nên việc tập trung đông người để kiểm tra, test mẫu cũng làm tăng nguy cơ lây truyền nhiễm cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp. 

Hiệp hội đánh giá, nhiều doanh nghiệp đã kiệt quệ nguồn lực khi dịch kéo dài 2 năm qua, nay khi thực hiện sản xuất “ba tại chỗ” thì doanh nghiệp phải bố trí chỗ ăn ngủ, chi phí y tế, hậu cần tại chỗ … Do đó, chi phí đầu vào liên tục tăng cao.

Cùng với đó, doanh nghiệp phải giảm công nhân sản xuất chỉ còn khoảng 20-40% tổng số lao động thực tế, nên công suất nhà máy sụt giảm, kéo theo doanh thu của doanh nghiệp cũng giảm mạnh, nếu duy trì sản  xuất “ba tại chỗ” kéo dài, có thể sẽ có nhiều doanh nghiệp phải tạm ngừng sản xuất, đóng cửa, thậm chí phá sản.  

Khi thực hiện sản xuất “ba tại chỗ”, doanh nghiệp không thể hoàn toàn cách ly với môi  trường bên ngoài vì phải nhập nguyên liệu gỗ, vật tư phụ liệu, hóa chất, bao bì, các nhu yếu phẩm, vẫn phải thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu, ngân hàng, hải quan,  cảng biển. Do vậy vẫn còn lỗ hổng để lây nhiễm virus COVID-19 và doanh nghiệp vẫn có thể trở thành ổ dịch trong phương thức sản xuất này. 

Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp cũng lo ngại trách nhiệm pháp lý khi quyết định triển khai thực hiện “ba tại chỗ” tại nhà máy. Trong điều kiện bình thường nếu tình trạng xử lý y tế không quá tải thì việc doanh nghiệp liên hệ, xử lý các trường hợp cụ thể sẽ thuận lợi. Nhưng nếu dịch bệnh bùng phát nhanh, diễn  biến phức tạp tại địa phương thì những doanh nghiệp, nhà máy có ca nhiễm F0 có thể sẽ gặp khó khăn trong việc liên hệ với các cơ quan chức năng để xử lý.  

Không riêng với doanh nghiệp gỗ, hàng loạt các doanh nghiệp sản xuất trong các lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng, dệt may… tại TP HCM cũng có phản ánh việc thực hiện “ba tại chỗ” gặp khó khăn.

Ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP HCM (HUBA) cho biết, đã có nhiều vấn đề phát sinh sau hơn 3 tuần TP HCM thực hiện "3 tại chỗ" trong doanh nghiệp sản xuất.

“Rất nhiều doanh nghiệp ở tất cả các ngành nghề gồm chế biến lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng, dệt may, cơ khí, nhựa… phản ánh đang gặp khó khăn trong việc duy trì "3 tại chỗ", bao gồm cả khó khăn về việc bảo đảm môi trường ăn, ngủ, sinh hoạt, làm việc lẫn ổn định tâm lý của người lao động trong doanh nghiệp. Ban Quản lý các KCX-KCN cũng thường xuyên cập nhật tình hình các doanh nghệp đang thực hiện "3 tại chỗ" trong khu, kèm theo đó là dự báo tình huống tiêu cực nếu kéo dài "3 tại chỗ" quá lâu”, ông Dũng thông tin.

Thay đổi “ba tại chỗ”, lao động sẽ được ra ngoài

Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc giải quyết những bất cập của sản xuất “ba tại chỗ”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đánh giá trong bối cảnh hiện nay phương án “ba tại chỗ” áp dụng cho sản xuất, nhất là sản xuất công nghiệp tại các khu công nghiệp, khu sản xuất, vẫn là phương án tốt.

nhiều doanh nghiệp cũng lo ngại trách nhiệm pháp lý khi quyết định triển khai thực hiện “ba tại chỗ” tại nhà máy

Nhiều doanh nghiệp cũng lo ngại trách nhiệm pháp lý khi quyết định triển khai thực hiện “ba tại chỗ” tại nhà máy.

Mặc dù phương án này đã được áp dụng thành công ở Bắc Ninh, Bắc Giang, nhưng khi triển khai tại các địa bàn khác, đặc biệt ở 19 tỉnh, thành phố phía nam, trong đó có TPHCM lại có bất cập.

Cùng với đó, cũng có sự khác biệt giữa các địa phương trong áp dụng mô hình này. Ở Bắc Ninh, Bắc Giang, đặc điểm các khu công nghiệp phía bắc ít người hơn trong khi ở phía nam, có những khu có tới hàng nghìn, chục nghìn công nhân.

“Ở miền Nam, người lao động đến từ rất nhiều tỉnh, thành phố khác nhau chứ không như ở miền Bắc. Nếu để người lao động ở tại 1 chỗ lâu quá thì cũng ảnh hưởng đến tâm lý của họ, rất nhiều người không thể ở 1 chỗ lâu được mà di chuyển về thăm nhà...”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhận định.

Ngoài ra, cũng theo Thứ trưởng Bộ Công Thương, rất không may là ở TPHCM cũng như 19 tỉnh phía nam, chuỗi cung ứng về logistic, hệ thống vận tải bị đứt gãy, có những vùng bị sớm nên gây rất khó khăn cho các doanh nghiệp thực hiện phương án “ba tại chỗ”.

Về bất cấp chi phí để thực hiện phương án “ba tại chỗ” quá cao, nhiều doanh nghiệp không chịu được, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải thừa nhận, nếu chỉ trong thời gian ngắn 1-2 tuần, thậm chí 20 ngày còn chịu được, còn dài hơn thì họ không chịu được, lỗ quá. Chính vì thế gây cản trở cho việc thực hiện.

Một số quy định của các địa phương còn khác nhau. Nếu có trường hợp bị mắc COVID-19 trong bất kỳ khu công nghiệp nào đó thì mỗi một nơi lại quy định khác nhau. Có nơi còn đóng cửa ngay cơ sở sản xuất đó trong khi họ đã chuẩn bị rất tốn kém để có thể tạo ra phương án “3 tại chỗ”. Do vậy nhiều doanh nghiệp chủ động không làm nữa. Đây là thực tế hiện nay.

Chính vì thế, ngày 6/8, Bộ Công Thương đã có văn bản do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên ký gửi Bộ Y tế và mạnh dạn có ý kiến đề xuất một số biện pháp có thể phù hợp hơn so với “ba tại chỗ” hiện nay, thích nghi hơn trong điều kiện mới vì chúng ta còn phải làm lâu dài, chứ không phải chỉ trong 1 thời gian ngắn.

“Trong đó có rất nhiều đề xuất, kiến nghị, thậm chí là sửa đổi các quy định từ trước đến nay của Bộ Y tế liên quan đến hoạt động sản xuất, nhất là sản xuất trong các trung tâm công nghiệp. Hoặc nếu có F0 thì xử lý thế nào? Không bắt người lao động ở liền suốt 1 thời gian dài, họ cũng có thể được ra ngoài nhưng phải theo một quy định”, Thứ trưởng Bộ Công Thương thông tin.

Đồng thời khẳng định, sản xuất là tốt và phải làm. Đó là mục tiêu Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã đề ra. Nhưng trước hết là phải chống dịch. Vì thế Bộ Y tế có vai trò hết sức quan trọng trong việc đưa ra các quy định phù hợp để có thể vừa chống dịch vừa tiếp tục sản xuất.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Y tế để có thể ban hành sớm nhất văn bản, mang lại hiệu quả thiết thực vừa chống dịch vừa bảo đảm sản xuất công nghiệp, phát triển kinh tế”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết.

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp kêu “ba tại chỗ - đa bất cập” tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711666971 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711666971 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10