Doanh nghiệp kinh doanh vàng phải tuân thủ gì?

NGUYỄN ĐỨC LỆNH -P.Giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM 18/05/2024 05:00

Khác với những ngành nghề kinh doanh khác, kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ... liên quan đến vàng là loại hàng hóa đặc biệt có mối liên hệ bản chất đến tiền tệ...

>>>Giá vàng điên đảo, khẩn thiết siết chặt đầu cơ

Do đó, nắm bắt và tuân thủ, thi hành các quy định pháp luật đối với loại hình kinh doanh này có ý nghĩa đặc biệt, vừa đảm bảo cho hoạt động kinh doanh vừa đóng góp cho sự ổn định của nền kinh tế.

Là ngành nghề truyền thống và mang ý nghĩa lịch sử, sự phát triển của hoạt động sản xuất, gia công và mua bán vàng trang sức mỹ nghệ gắn liền với sự phát triển kinh tế xã hội đất nước, theo xu hướng phát triển ngày càng cao trên tất cả các phương diện: từ sản xuất, gia công; mua bán… đến sự chuyên nghiệp và tính tuân thủ pháp luật.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các doanh nghiệp kinh doanh mua bán vàng

Thủ tướng Chính phủ nêu yêu cầu doanh nghiệp vàng thực hiện hóa đơn điện tử kết nối với cơ quan thuế trước 15/6, nếu không sẽ bị rút giấy phép. (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, khác với những ngành nghề sản xuất, kinh doanh thương mại dịch vụ, ngành nghề này liên quan đến vàng, loại hàng hóa đặc biệt có mối liên hệ bản chất đến tiền tệ. Vì vậy, việc quản lý và thực thi pháp luật liên quan hoạt động này giữ vai trò quan trọng không chỉ đối với sự phát triển của lĩnh vực vàng trang sức mỹ nghệ mà còn đối với sự ổn định và phát triển nền kinh tế. Với ý nghĩa đó, ở góc độ chính sách, các doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ cần quan tâm thực hiện tốt các quy định tại Nghị định 24/2012/NĐ-CP về hoạt động sản xuất gia công và mua bán vàng trang sức mỹ nghệ:

Thứ nhất, thực hiện trách nhiệm của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ theo quy định tại điều 6, Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Cụ thể:

Thực hiện đóng mã ký hiệu và hàm lượng vàng trên sản phẩm, công bố tiêu chuẩn áp dụng, khối lượng của sản phẩm theo quy định pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tiêu chuẩn công bố áp dụng và khối lượng sản phẩm đã công bố do doanh nghiệp sản xuất.

>>>Cầu vàng tại Việt Nam tăng trưởng mạnh đẩy giá vàng cao kỷ lục

Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tiêu chuẩn công bố áp dụng và khối lượng sản phẩm do doanh nghiệp thuê gia công.

Chấp hành các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn, chứng từ.

Có phương án bảo đảm an toàn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ.

Bảo đảm duy trì các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định này.

Tuân thủ các quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.”

Thứ hai, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về chế độ tài chính kế toán; quy định về hóa đơn chứng từ của Bộ tài chính. Trong đó, phải đảm giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ vàng nguyên liệu mua vào để sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ (hóa đơn; bảng kê, giấy tờ pháp lý khác có liên quan...theo hướng dẫn của cơ quan thuế; cục Quản lý thị trường...). Công khai, minh bạch, thực hiện đúng quy định sẽ không chỉ đảm bảo doanh nghiệp thực thi trách nhiệm trước pháp luật mà còn phòng ngừa và hạn chế rủi ro phát sinh có liên quan đến tiêu thụ hàng nhái, hàng giả... qua đó, góp phần phòng chống buôn lậu và gian lận trong lĩnh vực này.

Trong quá trình này, cần quan tâm triển khai và ứng dụng phần mềm hóa đơn điện tử, để triển khai thực hiện đồng bộ, cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, vừa đảm bảo công khai minh bạch, vừa tiết giảm chi phí quản lý, và làm tốt công tác báo cáo đối với cơ quan quản lý.

Thứ ba,thực hiện phương án kinh doanh an toàn và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ để bảo vệ môi trường và phòng cháy chữa cháy có hiệu quả.

Trên đây là một số nội dung quy định về trách nhiệm cũng như các vấn đề cần quan tâm đối với doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ. Theo đó, việc tuân thủ và thực hiện đúng quy định pháp luật sẽ không chỉ bảo đảm cho doanh nghiệp hoạt động an toàn, hiệu quả, góp phần phát triển ngành nghề truyền thống mang lại giá trị xuất khẩu cũng như giải quyết việc làm, phát triển kinh tế xã hội, mà còn góp phần bảo đảm thị trường vàng phát triển ổn định, tác động tích cực đến tăng trưởng phát triển nền kinh tế.

Thời gian qua Ngân hàng Nhà nước đã thực thi những chỉ đạo của Chính phủ, và một số giải pháp nhằm tác động đến cung cầu thị trường, ổn định thị trường vàng. Trong đó có tổ chức các phiên đấu thầu nhằm tăng thêm nguồn cung cho thị trường, giúp ổn định tâm lý người dân.

Trong thời gian tới cơ quan quản lý sẽ đánh giá đầy đủ, toàn diện thị trường vàng, các cơ chế chính sách, nhất là quy định của nghị định 24. Trên cơ sở đó có những điều chỉnh để khắc phục những tồn tại, hạn chế.

Trước mắt, Ngân hàng Nhà nước đưa ra ba nhóm giải pháp là tiến hành đấu thầu vàng miếng để tác động nguồn cung; nâng cao hiệu quả quản lý, tăng cường thanh tra, kiểm tra, tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra.

Đồng thời thực hiện tốt chế độ chứng từ kế toán đúng quy định về hóa đơn và triển khai đồng bộ xuất hóa đơn điện tử đảm bảo giao dịch công khai minh bạch. Cuối cùng thực hiện tốt công tác truyền thông, loại bỏ những tâm lý tiêu cực với thị trường.

Có thể bạn quan tâm

  • Hiệp hội kinh doanh Vàng kiến nghị lập Sở Giao dịch vàng Quốc gia

    Hiệp hội kinh doanh Vàng kiến nghị lập Sở Giao dịch vàng Quốc gia

    05:00, 26/04/2021

  • Giá vàng thế giới tăng

    Giá vàng thế giới tăng "sốc", tái lập mốc 2.400 USD/ounce

    11:04, 18/05/2024

  • Lượng vàng miếng trúng thầu tăng mạnh, sắp thanh tra thị trường vàng

    Lượng vàng miếng trúng thầu tăng mạnh, sắp thanh tra thị trường vàng

    13:30, 16/05/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Doanh nghiệp kinh doanh vàng phải tuân thủ gì?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO