Doanh nghiệp là động lực quan trọng để Vĩnh Phúc phát triển

Nguyễn Minh 06/12/2019 14:29

“Mục tiêu của Vĩnh Phúc không chỉ tạo lập môi trường kinh doanh tốt mà còn là môi trường sống tốt…Là địa chỉ để những doanh nghiệp tốt, có năng suất và lợi nhuận cao đến đầu tư kinh doanh…”.

tỉnh đã quy hoạch tổng số 50 khu, cụm công nghiệp với tổng diện tích 5.897,23ha, có vị trí nằm dọc các trục quốc lộ thuận lợi về giao thông, trong đó 18 KCN có diện tích trên 5.200ha và 32 CCN diện tích trên 600ha

Đó là khẳng định đầy lạc quan của ông Nguyễn Văn Độ, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc khi nói về mục tiêu, chiến lược thu hút đầu tư của tỉnh vào năm 2020.

Đòn bẩy từ tiềm năng

Cơ sở để có niềm tin trên, bởi Vĩnh Phúc có nền tảng vững chắc, bên cạnh đó là một quyết tâm chính trị rất lớn. Trước hết đó là tỉnh nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và vùng Thủ đô Hà Nội. Là nơi hội tụ đủ các loại hình giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông; có vị trí liền kề sân bay quốc tế Nội Bài, nằm trên hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Quảng Ninh, vành đai phát triển công nghiệp phía Bắc… rất thuận lợi để triển khai các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh.

Cùng với với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi, khí hậu ôn hòa, cấu tạo địa chất tốt, không xảy ra bão lụt, hạn hán, động đất, địa hình của tỉnh có cả đồng bằng, trung du và miền núi, có dãy Tam Đảo gắn với khu rừng quốc gia nguyên sinh hùng vĩ, tạo cho tỉnh những cơ hội, tiềm năng phát triển kinh tế đa dạng: phát triển công nghiệp, nông nghiệp, du lịch và dịch vụ.

Điều đáng nói, Vĩnh Phúc có truyền thống năng động, sáng tạo và có những hướng đi mang tính đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội, với tháp dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào với tỷ lệ lao động qua đào tạo ở mức cao, giúp tỉnh trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Chính vì vậy, trong những năm qua, Vĩnh Phúc đã tập trung khai thác các tiềm năng, lợi thế, đẩy mạnh phát triển công nghiệp để tạo ra tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế với tốc độ nhanh, tăng nguồn thu ngân sách, đầu tư phát triển hạ tầng đô thị, nông thôn, phát triển các ngành dịch vụ.

“Xác định quy hoạch phải đi trước một bước để đảm bảo phát triển bền vững, tỉnh đã lựa chọn đơn vị tư vấn hàng đầu thế giới Niken Sekei Civil Engineering (Nhật Bản) lập quy hoạch chiến lược phát triển đô thị làm công cụ quan trọng trong quản lý và tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư”, ông Độ chia sẻ.

Đồng thời, tiến hành quy hoạch đồng bộ từ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến quy hoạch ngành, lĩnh vực. Đến nay, tỉnh đã quy hoạch tổng số 50 khu, cụm công nghiệp với tổng diện tích 5.897,23ha, có vị trí nằm dọc các trục quốc lộ thuận lợi về giao thông, trong đó 18 KCN có diện tích trên 5.200ha và 32 CCN diện tích trên 600ha.

Đến nay, sau hơn 22 năm tái lập, kinh tế - xã hội của tỉnh có bước phát triển vượt bậc và đạt được những kết quả quan trọng trên nhiều lĩnh vực. Kinh tế liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, bình quân giai đoạn 1997-2019 đạt 14,66%/năm; công nghiệp – dịch vụ chiếm 90% trong cơ cấu kinh tế.

Thu ngân sách từ chỗ thu không đủ chi, chủ yếu nhận hỗ trợ từ TƯ, đến nay, Vĩnh Phúc có số thu ngân sách nằm trong tốp đầu cả nước, đặc biệt, thu nội địa nhiều năm liên tục đứng thứ 2 miền Bắc, chỉ sau thủ đô Hà Nội. Từ năm 2004 đến nay, Vĩnh Phúc là 1 trong 13 tỉnh, thành có đóng góp cho ngân sách TƯ.

Hơn nữa, kết cấu hạ tầng được đầu tư đồng bộ, chất lượng về cơ sở hạ tầng được đánh giá tốt, nằm trong top 4 của cả nước. Chất lượng lao động, đặc biệt là mức độ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp luôn được đánh giá cao so với nhiều địa phương trong vùng…

Có thể bạn quan tâm

  • Bất động sản Vĩnh Phúc và những tiềm năng đang dần được khai phá

    08:00, 22/11/2019

  • Bình Xuyên (Vĩnh Phúc): Công khai, minh bạch, không có lợi ích nhóm trong đầu tư xây dựng

    08:28, 19/09/2019

  • Vĩnh Phúc thu hút đầu tư tăng trưởng trở lại

    00:00, 13/04/2007

Đồng hành cùng doanh nghiệp

Trong suốt quá trình phát triển của tỉnh, vai trò của doanh nghiệp đặc biệt quan trọng. Ông Độ nhấn mạnh, doanh nghiệp chính là động lực quan trọng để Vĩnh Phúc phát triển. “Thành công của doanh nghiệp cũng chính là thành công của tỉnh. Nhà đầu tư vào tỉnh là công dân của tỉnh. Cả hệ thống chính trị và người dân của tỉnh phải có trách nhiệm tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi nhất cho doanh nghiệp phát triển”, ông Độ quả quyết.

Chính sự đồng hành cùng doanh nghiệp mà tỉnh đã đạt được mục tiêu 3 tốt. Đó là tỉnh đã tạo được một môi trường pháp lý tốt và toàn diện, trong đó trọng tâm là xây dựng hệ thống chính sách đầy đủ, công khai, minh bạch, ổn định. Ngoài việc thực hiện tốt các chính sách ưu đãi đầu tư chung theo quy định của Nhà nước, tỉnh đã ban hành một số cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư riêng của tỉnh. Tỉnh tập trung vào hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận đất đai, giải phóng mặt bằng; đào tạo và thu hút nhân lực; các thủ tục đầu tư và một số chi phí khác khi chuẩn bị đầu tư. Các thủ tục hành chính về đầu tư được giải quyết theo cơ chế một cửa liên thông với thời gian giảm từ 1/3 đến một nửa so với quy định của Nhà nước.

Cùng với đó là hạ tầng kỹ thuật tốt. Với tiềm lực của mình, trên cơ sở quy hoạch đã được xem xét kỹ, Vĩnh Phúc đã và đang tập trung đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật rất cơ bản về giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc, các khu nhà ở công nhân… Tỉnh có chính sách hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào khu công nghiệp và các khu đô thị, khu dịch vụ tập trung quy mô lớn. Qua đó, các nhà đầu tư sẽ được hưởng những điều kiện tốt hơn, thuận tiện hơn, giảm chi phí nhiều hơn khi thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó là phục vụ doanh nghiệp tốt. Tỉnh thường xuyên quan tâm, nắm bắt tình hình, lắng nghe, thấu hiểu, kịp thời giải quyết khó khăn ngay cho các doanh nghiệp đang có dự án đầu tư tại tỉnh. Hệ thống tiếp nhận phản ánh kiến nghị của tổ chức, cá nhân của tỉnh hoạt động 24/24 giờ trong ngày, đối với việc cấp bách, phải giải quyết trong vòng 24 giờ kể từ khi tiếp nhận thông tin. Tỉnh Vĩnh Phúc quyết tâm xây dựng văn hóa ứng xử văn minh với doanh nghiệp, từ người dân, công chức đến lãnh đạo cao nhất của tỉnh; tạo dựng chính quyền phục vụ, môi trường hành chính thân thiện.

Hướng đến những dự án công nghệ cao, dự án xanh

Trong xếp hạng Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Vĩnh Phúc luôn đứng trong tốp cao trong cả nước. Đáng ghi nhận, các thiết chế pháp lý, chi phí thời gian và tính năng động của chính quyền địa phương được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao nhất trong vùng Thủ đô. Môi trường kinh doanh của Vĩnh Phúc còn được đánh giá cao nhờ tính minh bạch, lành mạnh và công bằng.

Một trong những điểm nổi bật của tỉnh là trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, Vĩnh Phúc luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp khi đầu tư vào tỉnh, đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các nhà đầu tư đến tìm hiểu và đầu tư vào Vĩnh Phúc.

Đến nay tỉnh đã thu hút được 752 dự án DDI với số vốn trên 78 nghìn tỷ đồng và 378 dự án FDI đến từ 17 quốc gia/vùng lãnh thổ với tổng vốn đăng ký trên 5 tỷ USD. “Con số này thể hiện sự tin cậy của các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước đối với môi trường và cơ hội đầu tư ở Vĩnh Phúc

Đến nay Vĩnh Phúc đã thu hút được 752 dự án DDI với số vốn trên 78 nghìn tỷ đồng và 378 dự án FDI đến từ 17 quốc gia/vùng lãnh thổ với tổng vốn đăng ký trên 5 tỷ USD. “Con số này thể hiện sự tin cậy của các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước đối với môi trường và cơ hội đầu tư ở Vĩnh Phúc.

Do vậy, Vĩnh Phúc được xem là một trong những điểm sáng ở khu vực phía Bắc trong thu hút đầu tư. Đến nay tỉnh đã thu hút được 752 dự án DDI với số vốn trên 78 nghìn tỷ đồng và 378 dự án FDI đến từ 17 quốc gia/vùng lãnh thổ với tổng vốn đăng ký trên 5 tỷ USD. “Con số này thể hiện sự tin cậy của các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước đối với môi trường và cơ hội đầu tư ở Vĩnh Phúc”, lãnh đạo Sở nhấn mạnh.

Mặc dù vậy ông Độ vẫn thẳng thắn cho rằng, kết quả này chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh, chưa đáp ứng lòng mong đợi về thu hút nguồn lực cho đầu tư phát triển để đạt được các mục tiêu dài hạn đã đặt ra.

Mục tiêu của tỉnh là đến năm 2020, cơ bản hoàn thành hạ tầng khung đô thị, là trung tâm phát triển công nghiệp và dịch vụ của cả nước, phấn đấu sớm trở thành thành phố trực thuộc TƯ. Mục tiêu của Vĩnh Phúc không chỉ là môi trường kinh doanh tốt mà còn là môi trường sống tốt.

Để đạt được mục tiêu trên, lãnh đạo Sở cho rằng, đòi hỏi phải khai thác tối đa tiềm năng lợi thế, huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, đặc biệt là thu hút trực tiếp vốn đầu tư trong nước, nước ngoài vào tỉnh.

Vĩnh Phúc hiện rất cần các dự án công nghệ, chất lượng cao, thân thiện môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội lớn. Cụ thể, trong lĩnh vực công nghiệp, tỉnh khuyến khích, thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô, xe máy, điện tử, viễn thông, công nghiệp chế biến thực phẩm.

Về nông nghiệp, tỉnh mong muốn phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các dự án sản xuất rau quả sạch và chăn nuôi gia súc, gia cầm công nghệ cao, các dự án chế biến sản phẩm nông nghiệp.

Trong lĩnh vực dịch vụ, tỉnh kỳ vọng thu hút các dự án y tế, giáo dục, đào tạo nghề chất lượng cao, các dự án du lịch, khách sạn nhà hàng cao cấp. Các dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, nhất là đầu tư vào cơ sở hạ tầng chuyên biệt, tạo kết nối và liên kết cụm ngành; các dự án xử lý nước thải, rác thải công nghiệp và sinh hoạt.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Doanh nghiệp là động lực quan trọng để Vĩnh Phúc phát triển
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO