Doanh nghiệp đề xuất xây dựng vùng sản xuất lớn, có vậy mới đảm bảo tính thống nhất cao cho sản phẩm, tạo cơ hội cho doanh nghiệp thuận lợi khi tìm được nguồn hàng xuất khẩu.
>>Cần chính sách giúp nông sản chiếm lĩnh thị trường nội địa
Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) đã mở rộng cơ hội xuất khẩu cho nông sản Việt Nam khi thuế nhập khẩu được bãi bỏ với hầu hết các mặt hàng, tạo lợi thế vượt trội về giá bán. Tổng giá trị xuất khẩu nông sản năm 2020 là 855 triệu Eur, tăng 8% so với năm 2019. Dù cơ hội xuất khẩu vào thị trường EU rất lớn, ngành hàng gia vị, rau quả Việt Nam hiện chiếm chưa đến 1% tổng giá trị nhập khẩu các mặt hàng này của EU.
Theo các chuyên gia, thách thức đối với các doanh nghiệp gia vị, rau quả khi muốn xuất khẩu sang EU có thể kể đến các tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, thiếu thông tin về nhu cầu, thị hiếu thị trường và kênh tiếp cận khách hàng EU…
Trong số đó, điều doanh nghiệp lo ngại nhất là tính đảm bảo đồng nhất về chất lượng sản phẩm. Bởi thực tế nhiều doanh nghiệp cho biết, sản phẩm gia vị có tính phụ thuộc cao vào thời tiết, doanh nghiệp lại phải thu mua từ những nông trại nhỏ lẻ khác nhau, do đó, đảm bảo đồng nhất chất lượng sản phẩm là yêu cầu khó khăn.
Nói như bà Hoàng Thị Liên, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cho biết, khó khăn của việc đảm bảo sản lượng và đồng nhất chất lượng của gia vị Việt Nam nằm ở vấn đề hạn điền.
“Tiêu sọ ở Brasil có thể cơ giới hoá trong khi chúng ta chỉ có diện tích hạn chế do đó ảnh hưởng quy mô canh tác, làm mẫu sản phẩm thiếu đồng nhất, do đó, khi doanh nghiệp muốn sản xuất quy mô lớn để xuất khẩu gặp hạn chế”, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam chia sẻ.
>>>Cách nào hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp xuất khẩu nông sản
>>>26/05: Hoàn thiện chuỗi dịch vụ Logistics cho nông sản ĐBSCL
Đồng thời đề xuất khuyến khích liên kết trực tiếp tại vùng nguyên liệu với bà con, có thể từ 10-20 -30 hộ nông dân cùng trong diện tích doanh nghiệp canh tác đó thực hiện chung quy trình sản xuất, hướng dẫn nông dân, tạo điều kiện đưa ra sản phẩm có tính đồng nhất cao hơn.
Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam kiến nghị, phải xây dựng vùng sản xuất lớn hơn, có vậy mới đảm bảo tính thống nhất cao hơn, tạo cơ hội cho doanh nghiệp thuận lợi khi tìm được nguồn hàng xuất khẩu.
Hiến kế cho vấn đề quản lý chất lượng sản phẩm, bà Nguyễn Thị Thanh Hoa, Tổng Giám đốc Công ty EuBiz Việt Nam cho biết, nguyên liệu quế của doanh nghiệp khi nhập vào có tỷ lệ tinh dầu khác nhau theo vùng, hay như độ đường của nguyên liệu là trái cây cũng khác nhau khi doanh nghiệp kiểm soát chất lượng để đồng nhất chất lượng sản phẩm.
Do đó, doanh nghiệp phải có chỉ tiêu về tỷ lệ này cụ thể, đồng nhất kiểm soát từ đầu vào và đầu ra. Doanh nghiệp cần áp dụng các chỉ tiêu mà Dự án đưa ra để sản phẩm đồng nhất trong mỗi lô sản phẩm.
“Chúng tôi cũng có phòng LED trong nhà máy trước khi test quốc tế để xuất khẩu vào châu Âu. Chúng tôi tự test từng mẻ hàng, từng lô hàng để test các tỷ lệ khách hàng cho phép. Các nhà máy có thể đầu tư tại nhà máy của mình và test quốc tế để tránh chênh lệch quá nhiều với khách hàng, tránh hàng trả về”, bà Nguyễn Thị Thanh Hoa chia sẻ.
Trong khi đó, nhấn mạnh tới các hoạt động cung cấp thông tin thị trường, số hoá dành cho doanh nghiệp của dự án, bà Nguyễn Thị Minh Thuý, Giám đốc Trung tâm ứng dụng CNTT Xúc tiến thương mại – Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương nhấn mạnh, nếu dự án tập trung vào thông tin thị trường là rất cần thiết và đúng hướng.
Cục Xúc tiến thương mại cho biết sẵn sàng phối hợp với dự án SFV-Export (Tăng cường năng lực xuất khẩu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành hàng gia vị, rau quả Việt Nam). Để bền vững các hoạt động cũng như cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp. Đặc biệt, trong thời gian vừa qua, Cục xúc tiến cũng có nhiều đề án, cổng thông tin tài liệu cho doanh nghiệp, thậm chí có những khoá học online cho doanh nghiệp. Đồng thời,đã đang xây dựng hệ sinh thái xúc tiến thương mại số cho doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm
04:00, 08/05/2022
03:59, 06/05/2022
06:11, 08/05/2022
09:09, 02/05/2022
11:10, 20/04/2022