Theo một khảo sát mới đây do tờ Nikkei Asian Review thực hiện, 70% doanh nghiệp Nhật Bản muốn đa dạng hóa chuỗi cung ứng để giảm thiểu rủi ro từ sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
Cuộc khảo sát được thực hiện với lãnh đạo các công ty lớn tại Nhật Bản từ ngày 25/5 đến 28/5, sau khi nước này dỡ bỏ các lệnh phong tỏa. Trong số các công ty có nhà máy ở Nhật Bản, 72,1% cho biết cần phải thay đổi chuỗi cung ứng.
Trong đó, 65,3% muốn chuyển đổi nguồn cung linh hoạt hơn trong trường hợp một cuộc khủng hoảng như dịch Covid-19 xảy ra. Khoảng 57,1% khẳng định sẽ ngừng mua nguyên liệu từ một quốc gia duy nhất để đa dạng hóa nguồn cung.
Đại dịch cũng đang thay đổi cách mọi người làm việc, 90,9% các công ty có kế hoạch tiếp tục các biện pháp làm việc nhằm tuân thủ các quy định giãn cách xã hội. Cụ thể, có đến 63,2% các giám đốc điều hành thực hiện khảo sát cho biết một nửa hoặc hầu hết công nhân của họ sẽ làm việc tại nhà và dự định quy định những giờ làm việc linh hoaht để giảm mật độ của nhân viên tại nơi làm việc.
Hồi tháng 3, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe kêu gọi các doanh nghiệp nước này di dời dây chuyền sản xuất của những ngành có giá trị cao từ Trung Quốc về lại Nhật Bản. Với các sản phẩm còn lại, Nhật Bản sẽ phân bổ nguồn cung về các quốc gia ở Đông Nam Á.
Các công ty của Nhật Bản đã có kế hoạch di chuyển khỏi Trung Quốc và điểm đến có thể là Ấn Độ. Ấn Độ không chỉ tự hào về nguồn lao động có tay nghề cao, tài năng kinh doanh ấn tượng, thị trường tiêu dùng nội bộ lớn và các doanh nghiệp tư nhân phát triển mà các dịch vụ phân tích, tài chính, kỹ thuật, quản lý của nước này cũng thuộc đẳng cấp thế giới.
Ngoài ra, các nước khối ASEAN cũng là điểm đến mới của các nhà đầu tư Nhật Bản. Gói hỗ trợ kinh tế trị giá 2,2 tỷ USD của Nhật Bản giúp tài trợ cho các doanh nghiệp địa phương đưa hoạt động sản xuất từ Trung Quốc trở lại Nhật Bản hoặc chuyển sang các nước Đông Nam Á. Malaysia hưởng lợi từ xu hướng mới này vào năm 2019. Trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 9/2019, quốc gia thành viên ASEAN này đã chứng kiến dòng FDI hơn 8,9 tỷ USD, theo Cơ quan Phát triển Đầu tư Malaysia (MIDA).
Có thể bạn quan tâm
14:21, 31/05/2020
20:31, 29/05/2020
04:05, 12/05/2020
13:00, 26/11/2019
09:21, 13/07/2019
11:33, 09/06/2018