Doanh nghiệp phải có tư tưởng “muốn xuất khẩu sang EU”

Diendandoanhnghiep.vn Doanh nghiệp muốn xuất khẩu vào được thị trường EU thì phải có suy nghĩ EU là thị trường tiềm năng, và có tư tưởng “muốn xuất khẩu sang thị trường EU”.

>>EVFTA đã “đơm hoa kết trái”!

Ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) chia sẻ với DĐDN về thị trường EU sau hơn 2 năm thực thi EVFTA.

Ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại Đa biên (Bộ Công Thương). Ảnh: Nguyễn Việt

Ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại Đa biên (Bộ Công Thương). Ảnh: Nguyễn Việt

- Sau hơn 2 năm thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), ông đánh giá như thế nào về kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này?

Thực tế, chúng ta thấy rất rõ hiệu quả của EVFTA đối với xuất khẩu của Việt Nam sang EU trong hơn 2 năm thực thi EVFTA. Ví dụ, năm 2020, mặc dù chưa tính 8 tháng về trước thì chúng tôi tính toán tổng số xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này là hơn 35 tỷ USD. Năm 2021 hơn 40 tỷ USD và 11 tháng năm 2022 là gần khoảng gần 44 tỷ USD.

Điều này cho thấy rằng, EVFTA đã mang lại giá trị khi xuất khẩu tăng lên. Bên cạnh đó, đối với các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang EU thì cũng ghi nhận sự tăng trưởng tốt, đặc biệt trong tất cả các mặt hàng từ công nghiệp đến nông nghiệp.

Một điểm tích cực khác là tỉ lệ tận dụng chính sách ưu đãi từ EVFTA. Đơn cử, năm đầu tiên chúng ta tận dụng được là với hơn 20%, tăng 244% so với năm Việt Nam chưa có EVFTA. Đến 11 tháng năm 2022 thì tỉ lệ này hơn 25%, tăng trưởng khoảng 30%. Từ những con số này cho thấy, doanh nghiệp của Việt Nam đã và đang tận dụng tương đối hiệu quả EVFTA.

- Cụ thể, những mặt hàng nào của Việt Nam xuất khẩu sang EU đang tận dụng tốt EVFTA, thưa ông?

Thứ nhất, các mặt hàng nông sản, như rau, củ, quả chúng ta tận dụng được trên 80%, thuỷ sản trên 70%, gạo trên 60%.

Thứ hai, dệt may là điểm tích cực khi tận dụng EVFTA. Cho đến nay ngành này phát huy tác dụng từ hiệp định khoảng 17%. Đâu đó còn một số mặt hàng chúng ta kỳ vọng sẽ đạt được tốt hơn.

Nhưng tôi cho rằng, những mặt hàng chúng ta có thế mạnh như thời gian vừa qua đạt được tốc độ tăng trưởng về kim ngạch và tận dụng thì là điểm rất đáng khích lệ.

- Theo nhận định của ông, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đã đáp ứng được những yêu cầu của thị trường EU hay chưa? Và các doanh nghiệp cần phải làm gì để có thể tận dụng tốt hơn EVFTA trong thời gian tới?

Tôi đã đọc một khảo sát của VCCI thì cho thấy, năm 2016 có đến gần 80% doanh nghiệp quan ngại về luật cạnh khi xuất khẩu sang thị trường có EVFTA.

Nhưng đến năm 2022 số lượng doanh nghiệp quan ngại về luật cạnh tranh đã giảm đáng kể. Đó là, cạnh tranh không phải là yếu tố quan trọng nhất mà họ quan ngại.

Điều này cho thấy rằng, doanh nghiệp Việt Nam ngày càng tự tin hơn khi xuất khẩu sang thị trường FTA nói chung và EVFTA nói riêng.

Thực tế cho chúng ta thấy, đã có những doanh nghiệp không chỉ xuất khẩu được sang EU, mà còn xây dựng được thương hiệu của mình tại EU. Ví dụ, gạo Lộc Trời, gạo Trung An, cà phê Vĩnh Hiệp…

Mặc dù số lượng thương hiệu chưa được nhiều như chúng ta mong muốn, nhưng tôi nhận thấy khi doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu được sang EU và có thương hiệu thì đây là tín hiệu hàng Việt Nam đã được chấp nhận và có chỗ đứng tại thị trường EU ngày càng tốt hơn.

>>Hải Phòng: Nhiều giải pháp thực thi hiệu quả EVFTA

>>Doanh nghiệp Việt tận dụng EVFTA và các FTA

- Năm 2023 được dự báo sẽ khó khăn hơn đối với xuất khẩu. Những hiệp định thương mại tự do, trong đó có EVFTA được xem như là một “cứu cánh” đối với doanh nghiệp Việt Nam. Vậy, theo ông doanh nghiệp cần phải làm gì để có thể tận dụng EVFTA?

Có một số điểm chúng ta cần phải làm tốt hơn bên cạnh những điểm tích cực thời gian qua. Ví dụ, tỉ lệ thị trường EU vẫn còn tương đối khiêm tốn, mặc dù có tăng nhưng chưa cao như kỳ vọng.

Qua đó cho thấy rằng, vẫn còn một số bộ phận không nhỏ doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn “ngại” hoặc chưa có điều kiện xuất khẩu sang thị trường EU. Có thể nhiều lý do, như chưa nắm bắt được nhiều thông tin, chưa tiếp cận được thị trường, chưa tiếp cận được các điều kiện kỹ thuật…

Nhưng quan trọng nhất theo tôi doanh nghiệp muốn xuất khẩu vào được thị trường EU thì phải có suy nghĩ EU là thị trường tiềm năng và phải có tư tưởng “muốn xuất khẩu sang thị trường EU”.

Đây là thị trường mặc dù có nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật nhưng nếu vượt qua được tiêu chuẩn đó thì sẽ giúp doanh nghiệp có nhiều lợi ích hơn, có những giá trị bền vững hơn.

Ngoài ra, doanh nghiệp phải chuẩn bị chu đáo cho việc xuất khẩu sang thị trường này. Nhiều khi doanh nghiệp quá lo ngại, trong khi chỉ cần chú ý việc kết nối với các cơ quan quản lý, các chuyên gia tư vấn để từ đó nhận được sự hỗ trợ, định hướng cần phải làm gì trước khi xuất khẩu sang EU.

Cuối cùng, các doanh nghiệp cần có sự kết nối với nhau. Thực tế cho thấy, có những doanh nghiệp nếu biết kết nối thì sẽ tạo ra động lực, sức mạnh và tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thậm chí còn có thể tránh được những rủi ro từ thị trường bên ngoài.

- Từ những phân tích trên, ông có thể cho biết những sự hỗ trợ từ Vụ Chính sách Thương mại Đa biên và Bộ Công Thương trong việc hỗ trợ doanh nghiệp có thể tiếp cận được thị trường này như thế nào?

Bộ Công Thương và Vụ Chính sách Thương mại Đa biên có định hướng một số điểm lớn sau.

Thứ nhất, Vụ Chính sách Thương mại Đa biên đang phối hợp với các cơ quan để xây dựng cổng thông tin về FTA để cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, tin cậy cho doanh nghiệp. Đây là cổng một cửa để doanh nghiệp không chỉ là có được thông tin về thuế quan, thị trường… mà còn có thông tin về phát triển bền vững, hay những công việc liên quan đến xuất khẩu của doanh nghiệp.

Thứ hai, chúng tôi sẽ đa dạng hoá hình thức tuyên truyền, thay vì những hội nghị mang tính chất tổng quan, tổng quát thì chúng tôi đi sâu hơn kết nối với các CEO để từ đó làm sao cho những người có quyền quyết định hoặc có khả năng đưa ra quyết định đối với những hoạt động của doanh nghiệp tiếp cận được thông tin nhanh nhất, cụ thể nhất và đầy đủ nhất. Từ đó giúp doanh nghiệp định hướng chính xác và tự tin hơn khi xuất khẩu sang EU.

Thứ ba, chúng tôi sẽ phối hợp với các hiệp hội, các cơ quan ở trung ương và địa phương tạo hệ kết nối sinh thái. Mỗi địa phương cần tập trung vào mặt hàng có thế mạnh để xây dựng hệ sinh thái, bao gồm cơ quan quản lý, cơ quan liên quan đến xuất khẩu, doanh nghiệp, hiệp hội… tạo thành hệ sinh thái cho từng mặt hàng đó. Khi đó sẽ tạo thành động lực rất tốt cho doanh nghiệp trong thời gian tới.

- Trân trọng cảm ơn ông!

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp phải có tư tưởng “muốn xuất khẩu sang EU” tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714064265 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714064265 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10