Doanh nghiệp rượu bia "nặng gánh" với bảo hiểm sức khỏe?

Diendandoanhnghiep.vn Bộ Y tế đã tổ chức hội thảo với các doanh nghiệp trong ngành rượu, bia để lấy ý kiến về Dự thảo Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia.

Theo đó, hai mục tiêu chính đặt ra đối với Dự thảo Luật này là nâng cao sức khỏe của người dân và phòng, chống những vấn đề xã hội gây ra bởi lạm dụng rượu bia như bạo lực gia đình, uống rượu khi lái xe, gây rối trật tự công cộng.

Mới đây, bộ Y tế đã tổ chức hội thảo với các doanh nghiệp trong ngành rượu, bia để lấy ý kiến về Dự thảo Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia.

Mới đây, bộ Y tế đã tổ chức hội thảo với các doanh nghiệp trong ngành rượu, bia để lấy ý kiến về Dự thảo Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia.

Đáng chú ý, Dự thảo Luật phòng chống tác hại của rượu, bia hiện đang qui định các cơ sở sản xuất, nhập khẩu rượu, bia sẽ phải đóng góp một khoản bắt buộc từ 0,5% đến 1% theo thời vào một Quỹ nâng cao sức khỏe hay vào ngân sách nhà nước để có ngân sách cho các hoạt động phòng, chống tác hại rượu, bia.

Phản ứng trước đề xuất này, Luật sư Nguyễn Tiến Vỵ, Phó chủ tịch Thường trực Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam khẳng định, nếu đề xuất này đi vào thực thi sẽ đẩy doanh nghiệp vào tình thế khó khăn.

“Nếu Quốc hội thông qua Dự luật với điều khoản này, các doanh nghiệp sẽ không thể tiếp tục chủ động thực hiện các chương trình về phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia nữa mà thay vào đó là chuyển ngân sách cho các hoạt động này vào Quỹ sức khỏe hoặc ngân sách nhà nước để các cơ quan hữu quan sử dụng cho các hoạt động phòng chống tác hại của rượu, bia”, ông Vỵ nêu quan điểm.

Đồng quan điểm, Tiến sĩ Phan Thị Kim, Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn thực phẩm Việt Nam cũng khẳng định việc áp dụng các khoản đóng góp bắt buộc hoặc thu thêm thuế không phải là giải pháp cho vấn nạn về lạm dụng đồ uống có cồn.

“Cần phải có những giải pháp kiểm soát về chất lượng, an toàn thực phẩm của các loại rượu sản xuất thủ công hiện đang chiếm đến 75% lượng đồ uống có cồn đang tiêu thụ trên thị trường và có mối liên quan trực tiếp đến các vấn đề về sức khỏe và xã hội. Vì vậy, tôi cho rằng cần phải có sự phối hợp giữa nhà nước và doanh nghiệp trong việc tuyên truyền, giáo dục ở cấp cơ sở để làm thay đổi hành vi uống thiếu trách nhiệm”, bà Kim nói. 

Tương tự, Tiến sỹ Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát cũng bày tỏ lo ngại rằng nếu Dự Luật này được thông qua với qui định về việc các doanh nghiệp phải đóng góp bắt buộc vào Quỹ sức khỏe hay ngân sách nhà nước cho hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia  thì các doanh nghiệp sẽ không còn ngân sách và sự chủ động để thực hiện những hoạt động này.

“Việc yêu cầu các cơ sở sản xuất kinh, nhập khẩu rượu, bia hợp pháp phải nộp những khoản đóng góp bắt buộc vào một Quỹ Nâng cao sức khỏe hoặc ngân sách nhà nước sẽ không những sẽ không có hiệu quả trong việc giảm tác hại của lạm dụng bia rượu, mà còn khiến các doanh nghiệp không còn ngân sách và sự chủ động để tiếp tục triển khai các chương trình trách nhiệm xã hội đã được thực hiện rất hiệu quả hiện nay”, ông Việt nói.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp rượu bia "nặng gánh" với bảo hiểm sức khỏe? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714253727 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714253727 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10