Doanh nghiệp “tố” chính quyền “gây khó” tại Thanh Hóa: UBND huyện… “tự đá bóng, tự thổi còi”?

Diendandoanhnghiep.vn Làm việc với PV Diễn đàn Doanh nghiệp, đại diện UBND huyện Thường Xuân khẳng định: “luôn tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn…”, thế nhưng, thực tế lại hoàn toàn trái ngược…

Thời gian vừa qua, Diễn đàn Doanh nghiệp đã liên tục thông tin về việc doanh nghiệp Nhất Duy, trụ sở hoạt động sản xuất tại thôn Công Thương, xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa gửi đơn tố cáo chính quyền địa phương “gây khó” trong quá trình hoạt động sản xuất, dẫn đến thiệt hại về kinh tế, uy tín cho doanh nghiệp. Đặc biệt, trong quy trình thực hiện công tác quản lý, các quyết định hành chính được đưa ra còn nhiều dấu hiệu bất cập, chưa bám sát các quy định của pháp luật…

Hàng loạt những diễn tiến xảy ra đang khiến dư luận không hỏi hoài nghi về việc, UBND huyện Thường Xuân có đang

Hàng loạt những diễn tiến xảy ra đang khiến dư luận không hỏi hoài nghi về việc, UBND huyện Thường Xuân có "tự đá bóng, tự thổi còi"?

Tiếp tục làm rõ những nội dung trên, PV đã có buổi làm việc với ông Vi Ngọc Tuấn – Phó chủ tịch UBND huyện Thường Xuân, tại buổi làm việc vị đại diện chính quyền địa phương khẳng định: “luôn tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn… tất cả đều được thể hiện rõ ràng qua con số doanh nghiệp đăng ký hoạt động mới (30 doanh nghiệp/năm), mặc dù địa bàn huyện Thường Xuân là địa bàn miền núi, đặc biệt khó khăn(?)”.

"Việc doanh nghiệp Nhất Duy tố cáo là không đúng(?), chính quyền địa phương hoàn toàn không gây khó dễ gì cho doanh nghiệp, việc ở đây xuất phát từ những kiến nghị của người dân tại các buổi tiếp xúc cử tri xã Vạn Xuân(?) và các chủ trương của UBND tỉnh về việc quản lý, kiểm tra, giám sát việc chuyển đổi công nghệ của các cơ sở băm dăm gỗ trên địa bàn(?)", ông Tuấn tiếp tục cho biết.

Cũng theo ông Tuấn, việc phải có chủ trương đầu tư đối với hoạt động sản xuất như doanh nghiệp Nhất Duy là chủ trương của UBND tỉnh, do Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, UBND huyện chỉ thực hiện chức năng phối hợp(?). Doanh nghiệp phải dừng hoạt động là do quá hạn chấp thuận chủ trương, không có chuyện địa phương gây khó(?). UBND huyện đã nhiều lần mời doanh nghiệp đến làm việc, hoàn thiện hồ sơ nhưng đại diện doanh nghiệp toàn đến tay không, không có gì cung cấp cho công việc…(?).

"Trên địa bàn, ngoài doanh nghiệp Nhất Duy thì hai doanh nghiệp khác là doanh nghiệp Ngọc Phụng và doanh nghiệp Hoài Anh đều hoạt động băm dăm gỗ nhưng họ đã chấp hành chủ trương thay đổi công nghệ, làm lại thủ tục đất đai, môi trường… nên vẫn hoạt động bình thường(?)" – ông Tuấn nói.

UBND huyện Thường Xuân luôn khẳng định không

UBND huyện Thường Xuân luôn khẳng định không "gây khó" cho doanh nghiệp, nhưng thực tế, những lý do đơn vị này đưa ra có phù hợp?

Trao đổi là như vậy, tuy nhiên, khi PV đề nghị được thực chứng bằng các biên bản, văn bản, liên quan thì vị đại diện UBND huyện Thường Xuân cho hay: văn bản trên mạng có sẵn, còn các văn bản địa phương có, việc tiếp xúc nó hơi nhạy cảm(?).

Quay trở lại thông tin của vụ việc, theo đại diện địa phương đã khẳng định không có chuyện “gây khó” cho doanh nghiệp, tuy nhiên, trên thực tế giữa khẳng định và hành động của UBND huyện Thường Xuân không trùng khớp và thiếu cơ sở (chưa kể đến các văn bản địa phương không cung cấp). Bởi:

Theo ông Cầm Bá Thuần, Phó Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch UBND xã Vạn Xuân đã từng cho biết: Sự việc của doanh nghiệp Nhất Duy, nguyên nhân do có yêu cầu doanh nghiệp đổi mới công nghệ sản xuất từ lãnh đạo, nhưng doanh nghiệp không chấp hành, chứ không liên quan đến vấn đề môi trường(?). Trong khi, vấn đề mấu chốt mà UBND huyện làm căn cứ là do ảnh hưởng môi trường xung quanh… (tại các báo cáo gửi UBND tỉnh Thanh Hóa).

Bên cạnh đó, chủ trương của UBND tỉnh Thanh Hóa là “khuyến khích” các doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ sản xuất theo lộ trình, không chủ trương “cưỡng ép” như UBND huyện Thường Xuân đã làm (cắt điện, không cho xe ra vào cơ sở sản xuất).

Đặc biệt, doanh nghiệp Nhất Duy thuộc diện đã được cấp chủ trương đầu tư, đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ (chưa kể đến trường hợp căn cứ Luật mà luật sư đã đưa ra trước đó), tại sao khi doanh nghiệp đăng ký biến động đất, địa phương không đưa vào kế hoạch sử dụng?…

Nguyên nhân sâu xa về việc doanh nghiệp Nhất Duy bị

Nguyên nhân sâu xa vụ việc doanh nghiệp Nhất Duy bị "gây khó", xuất phát từ đâu?

Vậy, nguyên nhân thực sự của hiện trạng trên ở đâu? Có hay không việc UBND huyện Thường Xuân “tự đá bóng, tự thổi còi”? Chưa kể đến việc, sau khi Diễn đàn Doanh nghiệp vào cuộc thông tin, UBND huyện Thường Xuân đã có đề xuất phương án tháo gỡ cho doanh nghiệp, nhưng yêu cầu phải "thay tên đổi họ" cơ sở sản xuất này!?

Ngoài những căn cứ trên, thì thực trạng “tạo điều kiện” cho doanh nghiệp đầu tư, hoạt động trên địa bàn mà UBND huyện Thường Xuân đã nêu dường như không tồn tại, bản thân ông Tuấn thừa nhận: 30 doanh nghiệp đăng ký mới/năm thì có tới 15 doanh nghiệp dừng hoạt động tạm thời, rồi sẽ hoạt động lại(?); 17 doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn như doanh nghiệp Nhất Duy, hiện tại còn 7 đến 10 doanh nghiệp còn hoạt động(?). Nguyên nhân được vị lãnh đạo này chỉ ra là do chủ trương nên không thu hút được doanh nghiệp…(?).

Được biết, liên quan đến vụ việc của doanh nghiệp Nhất Duy, UBND tỉnh Thanh Hóa cũng đã chỉ đạo xác minh, tuy nhiên, những báo cáo từ phía UBND huyện Thường Xuân vẫn đang kìm kẹp và chưa cho doanh nghiệp “lối thoát” khi quan điểm do ảnh hưởng môi trường nên không chủ trương cho phép doanh nghiệp đầu tư tại địa điểm đã từng được hoạt động ổn định(?).

Diễn đàn Doanh nghiệp sẽ tiếp tục thông tin!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714720245 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714720245 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10