Tạo cơ hội học tập để người lao động trang bị năng lực, kỹ năng là cách để doanh nghiệp thích ứng với bối cảnh mới, giữ vững doanh thu và tìm kiếm thêm nguồn doanh thu khác.
>>>Loạt công ty đình đám ra đời trong suy thoái kinh tế ở Mỹ
Ông Greg Brown - CEO Udemy cho biết, các xu hướng toàn cầu đang tác động mạnh đến hoạt động của các doanh nghiệp, trong đó có đội ngũ nhân sự. Đó là xu hướng dân số già, chú trọng kỹ năng hơn bằng cấp, thị trường liên tục biến động, tính di động của công việc, lực lượng lao động hỗn hợp, tốc độ chuyển đổi kỹ thuật số nhanh chóng,... Thích ứng với xu hướng này, việc cần thiết với doanh nghiệp là kịp thời thu hẹp khoảng cách kỹ năng cần có cho đội ngũ của mình.
Bên cạnh đó, theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng Thế giới, sau thời kỳ bất ổn, năm 2023 kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong thách thức có cơ hội. Bài học kinh nghiệm từ hoạt động của các doanh nghiệp tại thung lũng Silicon (Mỹ) cho thấy, để vươn lên dẫn dắt trong thời kỳ kinh tế suy thoái, giải pháp hiệu quả là gắn liền văn hoá doanh nghiệp với văn hoá học tập. Ngay với các doanh nghiệp SME, văn hóa học tập tốt mang lại kết quả kinh doanh bền vững.
Tạo cơ hội học tập để người lao động trang bị năng lực, kỹ năng là cách để doanh nghiệp thích ứng với bối cảnh mới, giữ vững doanh thu và tìm kiếm thêm nguồn doanh thu khác. Một nghiên cứu trên 3 triệu người lao động cũng cho thấy, phát triển nghề nghiệp là động lực hàng đầu để gắn kết nhân viên. Ngược lại, nhân viên không gắn kết với doanh nghiệp sẽ khiến các tổ chức thiệt hại khoảng 7,8 nghìn tỷ USD/năm, tương đương 11% GDP toàn cầu.
Với việc chú trọng tạo lập nền tảng văn hóa học tập, đào tạo, doanh nghiệp có thể đạt mức doanh thu vượt mức 2,6 lần mục tiêu tài chính; mức độ nhân viên gắn bó với tổ chức cũng cao hơn 7,2 lần. Đáng chú ý, những doanh nghiệp mà nhân viên có sợi dây gắn kết mạnh mẽ với tổ chức sẽ đạt lợi nhuận cao hơn 23%. Nhân sự được đào tạo, nâng cao kỹ năng cũng sẽ gắn bó lâu dài hơn từ 6 - 10 năm so với những nhân sự không được đào tạo.
Thành công của các tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu thế giới như Panasonic; hãng tư vấn Booz Allen; website quản lý và bán vé sự kiện Eventbrite; Lyft - mô hình kinh doanh tương tự như Uber hay Grab… cho thấy, sau khi triển khai các hoạt động đào tạo thường xuyên cho nhân sự, các doanh nghiệp trên có mức tăng trưởng từ 18 - 20%. Trong đó, nội dung đào tạo của doanh nghiệp cần được cá nhân hoá, sát với nhu cầu thực tế, tránh đồng hoá việc học tập cho tất cả nhân viên trong các bộ phận để mang lại hiệu quả tốt nhất và nhân sự có thể nhanh chóng áp dụng vào công việc. Với nền tảng văn hóa học tập này, doanh nghiệp có thể nâng cao năng lực thích ứng và cạnh tranh ngay khi thị trường có nhu cầu mới hoặc biến động.
Có thể bạn quan tâm
Chỉ báo suy thoái kinh tế hiện hữu?
12:25, 14/03/2023
"Phao cứu sinh" giúp EU thoát suy thoái kinh tế
06:30, 17/02/2023
Châu Á sẽ cứu nguy cho suy thoái kinh tế toàn cầu?
04:50, 15/01/2023
Quản trị nhân sự thế nào thời suy thoái kinh tế?
04:00, 20/12/2022
Nguy cơ suy thoái kinh tế đang đến gần
17:30, 28/10/2022
Nỗi lo suy thoái kinh tế Mỹ
12:00, 07/08/2022